Tuesday, September 15, 2020

Việt Nam Sử Lược - Chương IV Nhà Triệu

CHƯƠNG IV  

Nhà Triệu 

(207 111 tr. Tây lịch)

1. Triệu Vũ Vương
2. Vũ Vương thụ phong nhà Hán
3. Vũ Vương xưng đế
4. Vũ Vương thần phục nhà Hán
5. Triệu Văn Vương
6. Triệu Minh Vương
7. Triệu Ai Vương
8. Triệu Dương Vương
1. Triệu Vũ Vương (207 137 tr. Tây lịch)
Năm quí tị (207) Triệu Đà đánh được An dương vương rồi, sáp nhập nước Âu lạc vào quận Nam hải, lập thành một nước gọi là Nam Việt, tự xưng làm vua, tức là Vũ vương, đóng đô ở Phiên ngung, gần thành Quảng châu bây giờ
2. Vũ Vương thụ phong nhà Hán.
Trong khi Triệu Vũ  Vương gây dựng cơ nghiệp ở Nam Việt, thì ở bên Tàu, ông Lưu Bang triệt được nhà Tần, diệt được nhà Sở, nhất thống thiên hạ, rồi lên ngôi Hoàng đế tức là vua Cao Tổ nhà Hán. Vua Cao tổ thấy Triệu Vũ Vương độc lập ở phương nam, bèn sai Lục Giả sang phong cho Vũ Vương. Bấy giờ là năm ấttị (196 tr. Tây lịch), năm thứ 12 đời vua Vũ Vương nhà Triệu, và năm thứ 11 đời vua Cao tổ nhà Hán
Vũ Vương vốn là người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu , mồ mả và thân thích ở cả châu Chân định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ vương nghe lời ấy vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán đế!" 
3. Vũ Vương xưng đế.
Năm mậu ngọ (183 tr. Tây lịch) vua Cao tổ nhà Hán mất rồi, bà Lữ hậu lâm triều tranh quyền Huệ đế, rồi lại nghe lời gièm pha, cấm không cho người Hán buôn bán những đồ vàng, đồ sắt và những đồ điền khí với người Nam Việt. Vũ vương lấy làm tức giận, lại ngờ cho Trường sa vương xui Lữ hậu làm như vậy, bèn tự lập làm Nam việt Hoàng đế, rồi cử binh mã sang đánh quận Tràng sa (tỉnh Hồ nam bây giờ)
Năm Canh thân (181 tr. Tây lịch) Hán triều sai tướng đem quân sang đánh Nam việt. Quân nhà Hán chịu không được thủy thổ phương nam, nhiều người phải bệnh tật, bởi vậy phải chạy thua về bắc. Từ đó thanh thế Triệu Vũ đế lừng lẫy, đi đâu dùng xe ngựa theo nghi vệ Hoàng đế, như vua nhà Hán vậy
4. Vũ Vương thần phục nhà Hán.
Đến khi Lữ hậu mất, Hán Văn đế lên ngôi, lại sai Lục Giả đưa thư sang khuyên Vũ đế thuần phục nhà Hán. Thư rằng: "Trẫm là con trắc thất vua Cao đế, phụng mệnh ra trị nước Đại , vì non sông cách trở, thẹn mình phác lậu, cho nên lâu nay chưa từng đưa thư sang hỏi thăm nhà vua
Từ khi đức Cao đế xa bỏ quần thần , đức Huệ đế qua đời, bà Caohậu làm triều, không may bị bệnh, để cho họ Lữ chuyên quyền, toan đem con họ khác để nối đức Huệ đế. May nhờ nhà Tông miếu linh thiêng, các công thần ra sức dẹp kẻ tiếm nghịch
Trẫm vì các vương hầu cùng bách quan cố ép, cho nên phải lên ngôi Hoàng đế. Mới rồi trẫm nghe nhà vua có đưa thư cho Long lư hầu, nhắn tin và xin anh em họ hàng ở quận Chân định, và xin bãi binh ở quận Trường sa
Trẫm cũng nghe lời thư của nhà vua, thì đã bảo tướng quân Bácdương  hầu bãi binh về, còn anh em họ hàng nhà vua ở Chân định thì trẫm đã cho người thăm nom, lại sai sửa sang phần mộ nhà vua, thật tử tế
Thế vừa rồi trẫm nghe nhà vua còn đem binh quấy nhiễu ngoài biên, quận Trường sa thật khổ, mà Nam quận lại còn khổ hơn. Làm như thế, nước nhà vua có chắc lợi được một mình không? Tất là tướng tá quân sĩ chết nhiều, làm cho vợ người góa chồng, con người mồ côi bố, cha mẹ mất con, được một mất mười, trẫm không lòng nào nỡ làm như vậy
Vả lại được đất nhà vua cũng không lấy làm to, được của nhà vua cũng không đủ làm giàu. Vậy thì từ phía nam núi Lĩnh thì mặc ý nhà vua tự trị lấy. Nhưng nhà vua cứ xưng đế hiệu, hai bên cùng là đế quốc mà không sai sứ giao thông, thế chẳng hóa ra ganh nhau ư ? Ganh nhau mà không nhường , thì người nhân không thèm làm
Trẫm nay xin cùng nhà vua gác bỏ điều cũ, từ rày trở đi, thông sứ như xưa. Vậy trẫm sai Lục Giả sang đem ý trẫm khuyên nhà vua nên nghe, chứ làm chi nhiều sự cướp bóc tai hại"
Xem thư của Hán Văn đế lời lẽ tử tế, thật là có nhân từ, vì thế cho nên Triệu Vũ đế phải chịu phục, và đáp thư lại rằng: "Nam di đại trưởng lão phu thần, Đà, muội tử tái bái, dâng thư lên Hoàng đế bệ hạ. Lão phu là kẻ cố lại nước Việt, khi Hiếu Huệ Hoàng đế lên ngôi, tình nghĩa không dứt, vẫn hậu đãi lão phu. Đến khi Cao hậu lâm triều, lại phân biệt ra Trung hoa, ngoại di, hạ lệnh cấm không được bán cho Namviệt những đồ vàng sắt và điền khí; còn ngựa, trâu dê thì chỉ bán cho giống đực, chứ không bán cho giống cái
Lão phu lại phong văn rằng nhà Hán đem hủy hoại cả phần mộ lãophu cùng giết cả anh em tông tộc lão phu, cho nên có bàn riêng với chúng rằng: nay trong đã không vẻ vang với nhà Hán, ngoài lại không có gì hơn được nước Ngô, cậy có xưng đế hiệu; mà chẳng qua tự đế nước mình, không dám hại gì thiên hạ
Cao hậu nghe thấy thế, lấy làm tức giận, đem tước bộ sổ Nam Việt đi, không cho thông sứ, lão phu trộm nghĩ rằng hẳn vì Trường sa vương gièm pha, cho nên Lão phu có đem binh đánh
Lão phu ở đất Việt đã bốn mươi chín năm nay , bây giờ đã có cháu rồi, nhưng mà sớm khuya trằn trọc, ăn không ngon, ngủ không yên, mắt không dám trông sắc đẹp, tai không dám nghe đàn vui, là chỉ vì cớ không được phụng thờ nhà Hán. Nay nhờ bệ  hạ đoái thương, cho phục lại hiệu cũ, thông sứ như xưa, lão phu nhờ ơn, dẫu chết xương cũng không nát
Vậy xin cải hiệu từ đây, và xin có cống phẩm phụng hiến Hoàng đế bệ hạ." Từ khi Triệu Vũ Vương chịu bỏ đế hiệu, Nam Bắc lại giao thông hòa hiếu không có điều gì nữa
Năm giáp thìn (137 trước Tây lịch), Triệu Vũ Vương mất. Sử chép rằng ngài thọ được 121 tuổi và làm vua được hơn 70 năm
5. Triệu Văn Vương (137 125 trước Tây lịch)
Triệu Vũ vương truyền ngôi lại cho cháu đích tôn, tên là Hồ tức là Triệu Vănvương, trị được 12 năm
Triệu Văn vương vốn là người tầm thường, tính khí nhu nhược, không được như Triệu Vũ vương. Khi mới lên làm vua được hai năm, thì vua Mân Việt (tỉnh Phúc kiến bây giờ) đem quân sang đánh phá ở chỗ biên thùy 16 nước Nam việt. Triệu Văn vương không dám cử binh mã ra chống cự, sai sứ sang cầu cứu bên Hán triều
Vua nhà Hán sai Vương Khôi và Hàn An Quốc Hán đến nơi, bèn bắt Quốc vương giết đi, đưa đầu nộp cho quan nhà Hán, và xin hàng. Mân việt đã bình rồi vua nhà Hán sai Trang Trợ sang dụ Triệu Văn Vương vào chầu, nhưng mà đình thần xin đừng đi, bèn cho thái tử là Anh Tề đi thay
Anh Tề ở bên Hán Triều mười năm, đến năm bính thìn (125 tr. Tây lịch) vua Văn vương mất thì mới về nối ngôi
6. Triệu Minh Vương (125 113 tr. Tây lịch).
Anh Tề lên làm vua tức là Triệu Minh Vương , trị vì được 12 năm
Khi Anh Tề ở bên Hán có lấy vợ lẽ là Cù thị, đẻ được một người con tên là Hưng. Đến khi về làm vua Nam việt, Minh Vương lập Cù thị lên làm hoàng hậu và Hưng làm Thái tử
7. Triệu Ai Vương.
Mậu thìn (113 tr. Tây lịch) Triệu Minh  Vương mất, thái tử Hưng lên làm vua, tức là Triệu Ai Vương, trị vì được một năm
Bấy giờ vua nhà Hán cho An quốc Thiếu Quí sang dụ Nam Việt về chầu. Thiếu Quí nguyên là tình nhân của Cù thị lúc trước, đến khi sang Nam  Việt gặp nhau, lại tư thông với nhau rồi dỗ dành Ai vương đem nước Namviệt về dâng nhà Hán
Khi Cù thị và Ai vương đã định về Hán triều, thì có quan Tể tướng là Lữ Gia, biết rõ tình ý, đã can ngăn mãi không được, mới truyền hịch đi mọi nơi nói rằng vua và Cù thái hậu sắp đem nước dâng cho nhà Hán; rồi Lữ Gia cùng với mấy người đại thần đem quân cấm binh vào giết sứ nhà Hán, Cù  Thị và Ai Vương. Đoạn rồi tôn Kiến Đức lên làm vua. Kiến Đức là con trưởng của Minh Vương mẹ là người Nam Việt làm vua
8. Triệu Dương Vương.
Kiến Đức lên làm vua, tức là Dương Vương. Dương Vương mới lên làm vua được độ một năm thì vua Vũđế nhà Hán sai Phục ba tướng quân là Lộ  Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân sang đánh lấy Nam Việt. Quan Thái phó Lữ Gia ra chống cự không nổi, phải đem Dương Vương chạy. Quân nhà Hán đuổi theo bắt được, vua tôi đều bị hại cả. Năm ấy là năm canh ngọ (111 tr. Tây lịch), nước Nam bị người Tàu chiếm lấy, cải là Giao chỉ bộ, chia ra làm 9 quận, và đặt quan caitrị như các châu quận bên Tàu vậy.



 Toàn văn tác phẩm "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim      

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...