Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 19

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 19

1390 Tục gọi đền Kiếp hoặc đền Kiếp Bạc.

1391 Viên tướng trấn giữ một địa điểm quân sự. Các chỗ khác trong Chính biên quyển thứ 14 này hễ chép là "thủ tướng" đều là cùng một nghĩa này cả.

1392 Nguyên văn là "trượng sách", lấy điển trong Hậu Hán thư , Đặng Vũ nghe biết Hán Quang Vũ đã thu phục được Hà Bắc, bèn cầm roi ngựa đến cửa trại quân, khuyên Quang Vũ nên mời đón các bậc anh hùng ra giúp việc. Đây chỉ có ý nói Nguyễn Trãi từ xa tìm đến Lỗi Giang, bày kế cứu nước, chứ thực tế chưa chắc bấy giờ Nguyễn Trãi có đi ngựa và cầm roi ngựa hay không.

1393 Vào làm tể tướng, tức là nhập nội hành khiển.

1394 Bức thư này cũng như hai bức thư sau, nguyên văn đều bằng chữ Hán, chúng tôi cứ theo bản Cương mục đã trích lược mà dịch ra; nếu muốn biết toàn văn thì xem Ức Trai dị tập quyển IV (phần Quân Trung từ mệnh ).

1395 Chỉ Vương Thông.

1396 Nguyên văn là "xuất khổn". Ý nói được cử làm tướng ở ngoài, cầm nắm toàn quyền về quân sự.

1397 Người bản quốc theo giặc Minh để làm quan.

1398 Chỉ cha con Hồ Quý Ly.

1399 Toàn văn bằng chữ Hán có in trong Ức Trai dị tập quyển IV, tờ 24.

1400 Ý nói là một nước có văn hóa tốt đẹp, đã từng thông hiểu kinh Thi , kinh Thư của nhà Nho.

1401 Chỉ Vương Thông.

1402 Toàn văn bằng chữ Hán có in trong Ức Trai dị tập quyển IV, tờ 24b-26a.

1403Cương mục in là "Đao doanh".

1404 Bộ Lễ trông coi việc thi cử, lễ nghi, điển chương, tiệc yến, ấn phủ. Thượng thư là quan đứng đầu một bộ, hàm tòng nhị phẩm.

1405 Chỉ Bình Định vương Lê Lợi.

1406 Lý Triện hy sinh ở trận Từ Liêm (Chính biên XIV, 6).

1407 Hoàng Mai nay thuộc phường Hoàng Văn Thụ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

1408 Huyện Lôi Dương nay không còn: Đất huyện Lôi Dương cũ, nay thuộc huyện Thọ Xuân và huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.

1409 Sử ký chép Nguyễn Đức Huân là thổ quan hữu bố chính sứ (quyển X, tờ 48a); như vậy tên Huân này là người bản quốc, làm quan với nhà Minh, lên đến chức hữu bố chính sứ.

1410 Xem "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1411 Xem "Lời chua" của Cương mục và chú giải của dịch giả ở sau.

1412 Ngày nay Trung Quốc vẫn để tên hai tỉnh này như trước.

1413 Theo Sử ký X, 48a, thì cửa ải Lê Hoa thuộc Tuyên Quang. Như vậy tức là thuộc tỉnh Lào Cai ngày nay, vì hồi bấy giờ địa bàn Tuyên Quang gồm cả Lào Cai.

1414 Cũng như ngày nay nói "tự giới thiệu" hoặc "xung phong".

1415 Cũng gọi Thương Sơn Tứ hạo, bốn nhà ẩn sĩ hồi đầu đời Hán: Đông viên công, Ỷ lý quý, Hạ hoàng công và Lộc lý tiên sinh.

1416 Tên tự của Nghiêm Quang, người Dư Diêu đời Đông Hán, thuở nhỏ cùng học với Hán Quang Vũ (25-57). Khi Quang Vũ lên làm vua, Tử Lăng đổi họ, thay tên, di ẩn, không chịu gặp mặt nhà vua. Sau bị Quang Vũ lùng tìm được bổ làm quan, nhưng Tử Lăng nhất định không chịu nhận, cứ cày ruộng ở núi Phú Xuân.

1417 Ý nói Bình Định vương sở dĩ thành công trong việc bình Ngô là vì biết khiêm tốn cầu hiền.

1418 Các tướng cai quản quân đội như Thiếu úy và Chấp lệnh, ... ở đương thời.

1419 Pháp luật nhà binh. Ý nói khi hành quân, kẻ nào không tuân theo mệnh lệnh cấp chỉ huy thì tất phải chết.

1420 Hạng bà đồng, bà cốt làm tà thuật để nguyền rủa người ta. Đây nói chung những kẻ đồng cốt phao tin nhảm hoặc tung ra những lời mê tín có nguy hại đến công cuộc kháng chiến và kiến quốc ở đương thời.

1421 Đây chỉ những kẻ theo tà thuật dị đoan có những ngôn ngữ, hành động làm cho dân chúng hoang mang.

1422 Chỉ cha con Hồ Quý Ly.

1423 Ý nói làm việc nhẫn tâm, không hợp tình hợp lý.

1424 Pháo, theo nghĩa cổ, là một thứ chiến cụ của người xưa: cái "máy" bắn đá. Đây có thể là một thứ pháo ở đời Bình Định vương dùng để ra hiệu lệnh hoặc báo động...

1425 Cũng có âm là Tham.

1426 Xem chú giải số 3 ở Chính biên III, 27.

1427 Nay là huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

1428 Theo sự cư trú ở đâu thì kẻ là người ở đó, chứ không căn cứ vào nguyên quán.

1429 Sách gồm hai quyển, tựa của tác giả viết năm 1789.

1430 Tức Bùi Huy Bích (1744-1818), tự Hi Chương, hiệu Tồn Am hoặc Tồn Ông, người xã Định Công, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay, cư trú tại xã Thịnh Liệt (Sét) thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, đỗ nhị giáp tiến sĩ (1769), làm quan với Lê đến chức đốc đồng, tức Kế liệt hầu. Tác phẩm có Lữ trung tạp thuyết, Tồn Am văn tập, Nghệ An thi tập . Ngoài ra Tồn Am còn sưu tập được các thơ văn chữ Hán của thi nhân và văn gia Việt Nam qua các thời đại mà soạn thành hai tập là Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển .

1431 Nguyên văn là "quốc sơ", vì Bùi Huy Bích nhận mình là bầy tôi nhà Lê, nên gọi triều Lê là "quốc" (nước).

1432 Nối tiếp mà tu sửa lại.

1433 Ngày nay là tỉnh Lai Châu.

1434 Cuộc hội minh này là một chiến thắng lịch sử vô cùng vẻ vang của Việt Nam, mà cũng là một lối "đầu hàng không điều kiện" vô cùng nhục nhã của quân Minh xâm lược. Vì rằng, theo lối chiến tranh thời xưa, khi giao chiến, một bên cố giữ thành, một bên hạ được thành, buộc chủ tướng đối phương phải ra hội thề ngay ở bên thành mà mình đã cố thủ, đó là một điều rất sĩ nhục theo quan niệm của các danh tướng xưa, nhất là những tướng ở thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Cho nên đối với những cuộc hội minh ngay ở bên thành sau khi hai bên đã giao chiến, thời Xuân Thu cho là một việc rất đáng hổ thẹn.

1435 Nguyên văn là "thanh dã", có ý dọn sạch cả đồng nội, không để lại một tí thóc lúa hoa màu gì để giặc có thể lợi dụng làm lương thực được. Đó tức như lối "tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống" ở đời sau.

1436 Đây theo Cương mục viết "chấm thủy bên chữ lệnh" nên phiên âm là "Linh" còn Sử ký X, 49 in "chấm băng" bên chữ lệnh thì lại là "Lãnh".

1437 Quân cưỡi ngựa, vì đi nhanh hơn, nên đội quân sau (hậu đội) không theo kịp để liên lạc cứu ứng cho nhau.

1438 Binh phù để làm tin trong quân.

1439 Chức của Liễu Thăng.

1440 Vì trong toán viện binh bị bại vong của Minh có Lý Khánh là Binh Bộ thượng thư và Hoàng Phúc là Công Bộ thượng thư, sau khi Khánh chết và Phúc bị bắt, hai quả ấn bạc của chúng mới lọt vào tay quân ta.

1441Sử ký X, 51 chép ngày 12, tháng 12 năm Đinh Mùi (1427) là ngày Thông rút quân về nước.

1442 Nay ở địa phận huyện Ý Yên, Nam Định (Xem Chính biên XII, 28).

1443 Chỉ việc Bình Định vương chủ trương trước hãy tiêu diệt quân cứu viện thì tự khắc thành Đông Quan phải đầu hàng, chứ không nghe theo mưu kế của số đông tướng hiệu bàn đánh thành trước.

1444 Đây là lời của sử Thông giám tập lãm (1767, dưới triều Mãn Thanh), cũng như Minh sử và Minh sử thông giám ký sử dưới đây, đứng trên lập trường của phong kiến Minh và phong kiến Thanh mà chép về Việt Nam, nên gọi phía nghĩa quân Lam Sơn là "địch", kêu tướng và quân của tập đoàn phong kiến Minh là "quan quân".

1445 Đây là lời của sử Thông giám tập lãm (1767, dưới triều Mãn Thanh), cũng như Minh sử và Minh sử thông giám ký sử dưới đây, đứng trên lập trường của phong kiến Minh và phong kiến Thanh mà chép về Việt Nam, nên gọi phía nghĩa quân Lam Sơn là "địch", kêu tướng và quân của tập đoàn phong kiến Minh là "quan quân".

1446 Xem Chính biên XIII, 24-25.

1447 Nguyên văn là "phiêu", một thứ binh khí xưa, hình giống đầu cái mâu, có cán dài bằng tre hoặc gỗ, cuối cán có vòng và dây để người cầm lao khi phóng xong thì giật lại. Người sử dụng lao có thể từ xa mà phóng để giết chết địch.

1448 Xem "Lời phê" của Tự Đức ở dưới.

1449 Nay thuộc tỉnh Lào Cai.

1450 Chỉ Liễu Thăng.

1451Sao , cũng có âm là "tiêu".

1452 Chỉ việc chép về Liễu Thăng trong sử Thông giám tập lãm (Xem "Lời chua" về cửa ải Ải Lưu ở trên).

1453 Nguyên văn bằng chữ Hán và nội dung làm lời Trần Cao. Đây là bản trích lược.

1454 Vua đầu triều Minh, niên hiệu là Hồng Vũ (1368-1398).

1455 Một tên khác của Trần Dụ Tông (1341-1369), dùng để ngoại giao với Minh.

1456 Chỉ việc sai Lễ bộ thị lang Đào Văn Đích sang sứ nhà Minh năm Mậu Thân, 1368 (Chính biên X, 21).

1457 Cha con Hồ Quý Ly.

1458 Tức Minh Thành Tổ, niên hiệu là Vĩnh Lạc (1403-1424).

1459 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

1460 Chỉ Minh Tuyên Tông, niên hiệu Tuyên Đức (1426-1435).

1461 Xem chú giải về "bồi thần" ở Chính biên XII, 2.

1462 Niên hiệu là Kiền Long (1736-1795).

1463 Tức là Quang Trung (1788-1792) Nguyễn Huệ. Vì Tự Đức coi Nguyễn Huệ là kẻ thù và triều Tây Sơn không phải là chính thống, nên mới kêu là "ngụy".

1464 Nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương.

1465 Thứ gỗ thơm lấy ở cây trầm tươi hoặc cây trầm mục để đốt cho thơm. Trầm hương khác với tốc hương ở chỗ: bỏ xuống nước mà chìm, gọi là "trầm"; không chìm, gọi là "tốc".

1466 Tức tờ biểu do Trần Cao đứng tên như trên đã chép.

1467 Ti đô chỉ huy sứ giữ về quân sự, ti bố chính giữ về phú thuế và tài chính, ti án sát giữ về pháp luật hình ngục.

1468 Trong Minh sử (của Phó Duy Lân, in năm 1936), truyện Vương Thông (tr. 3098-3099) có ghi rõ con số đầy đủ là: các quan lại văn võ và quân sĩ nhà Minh được về cộng 86 640 người; còn đến vài vạn người nữa thì bị giữ lại không được về.

1469 Yên Kinh.

1470Minh sử thông giám kỷ sự chỉ phía Bình Định vương.

1471 Tức là bài "Bình Ngô đại cáo".

1472 Nguyên văn bằng chữ Hán, viết theo thêể biền ngẫu đối nhau. Cương mục chỉ chép sơ lược. Muốn biết toàn văn, xin xem Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử (của Lê Quý Đôn) và Hoàng Việt văn tuyển , ...

1473 Văn: sử sách điển chương; hiến: người hiền.

1474 Tiền Hán: 204-8 tr.c.ng., Hậu Hán: 25-220 s.c.ng.

1475 Cũng gọi Chí Linh Sơn, một núi ở địa phận châu Lang Chánh thuộc Thanh Hóa.

1476 Mười ngày là một tuần. Khi đóng ở Chí Linh Sơn, nghĩa quân hết lương ăn đến hơn hai tháng (xem Chính biên XII, 16).

1477 Xem "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1478 Theo binh chế xưa, một lữ gồm 500 quân.

1479 Nguyên văn là "yết can vì kỳ", ý nói trong lúc vội vàng cử sự, chỉ kịp giơ cây sào lên để hiệu triệu mọi người.

1480 Nguyên văn là "đầu giao hưởng sĩ", do điền ngày xưa có một tướng giỏi, khi cầm quân đi trận, có người đem biếu một bầu rượu, tướng ấy sai trút cả xuống sông để cho quân sĩ múc lấy dòng nước sông mà cùng uống. Ý nói người làm tướng có đức công bằng và tình thân mật, từ một miếng ăn miếng uống cũng chia sẻ cho quân đội dưới quyền mình.

1481 Ý nói: Bình Định vương thể theo tấm lòng rộng rãi bao la của Trời muốn cho muôn vật đều được sinh sống, nên để cho người Minh được toàn hoạt về nước sau khi chúng đã đầu hàng.

1482 Thứ quân phục mặc khi đi trận.

1483 Tức năm Nhâm Dần (1422).

1484 Xem "Lời chua" của Cương mục ở Chính biên XIII, 13.

1485 Tức là Quan Du. Xem Chính biên XIII, 13, 16-18.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...