Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 20

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 20 

1486 Trên phần "mục" này, Cương mục có đặt một đoạn cuối của "Lời phê" nhưng thiếu sót một đoạn đầu, nên chúng tôi bỏ hẳng đi, không dịch vì nó dở dang không thành văn.

1487 Học sinh trường lộ.

1488 Con số này của Cương mục cũng giống Toàn thư (quyển X, tờ 56b), trong cả hai đều không ăn khớp với những con số đã nêu ở dưới, vì 52+72+94=218, e có sự kể sót hay chém lầm chăng.

1489 Được lấy theo họ Lê cùng họ với Lê Lợi. Xem thêm chú giải số 3 ở Chính biên V, 22.

1490 Nghĩa là quan hành khiển Lê Cảnh vâng mạng nhà vua, khắc biển ban cho các công thần (xem Toàn thư X, 56b-57a). Về chữ này có âm là "trích", nghĩa là "hẹp", nhưng lại có âm là "tạc", nghĩa là dục hay khắc. Chỉ vì Cương mục không tra cứu kỹ, chưa nắm hết toàn diện đã vội hạ "Lời cẩn án" ngay, nên cả một đoạn văn này mới có sự ngô nghê ngớ ngẩn như vậy. Nếu Cương mục chọn lấy âm "tạc" mà cắt nghĩa là đục hay khắc thì đúng ngay với nghĩa khắc chữ vào biểu ban cho các công thần, đâu còn có nạn dài dòng, khó hiểu nữa.

1491 Nghĩa là quan hành khiển Lê Cảnh vâng mạng nhà vua, khắc biển ban cho các công thần (xem Toàn thư X, 56b-57a). Về chữ này có âm là "trích", nghĩa là "hẹp", nhưng lại có âm là "tạc", nghĩa là dục hay khắc. Chỉ vì Cương mục không tra cứu kỹ, chưa nắm hết toàn diện đã vội hạ "Lời cẩn án" ngay, nên cả một đoạn văn này mới có sự ngô nghê ngớ ngẩn như vậy. Nếu Cương mục chọn lấy âm "tạc" mà cắt nghĩa là đục hay khắc thì đúng ngay với nghĩa khắc chữ vào biểu ban cho các công thần, đâu còn có nạn dài dòng, khó hiểu nữa.

1492 Ở trường hợp này, đáng phải học là toàn tạc mới đúng, nhưng vì đây theo Cương mục . Thực ra, "toàn tạc" nghĩa là "xăm" hay "thích chữ".

1493 Xem Toàn thư XI, 42b.

1494 Thuộc Thanh Hóa.

1495 Tức Trần Nguyên Hãn.

1496 Chức Hành khiển này phẩm hàm thấp hơn chức Hành khiển ở trong triều.

1497 Nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

1498 Xem Chính biên XIII, 15.

1499 Tám điều đáng bàn xét lại để ân xá hoặc ân giảm cho phạm nhân: 1- Nghị thân , đáng bàn xét vì có họ thân với nhà vua; 2- Nghị cổ , đáng bàn xét vì là chỗ cố cựu với nhà vua; 3- Nghị hiền , đáng bàn xét vì là bậc hiền đức; 4- Nghị năng , đáng bàn xét vì là bậc tài năng; 5- Nghị công , đáng bàn xét vì là người có công lao; 6- Nghị quý , đáng bàn xét vì là quan cao chức trọng từ nhị tam phẩm trở lên; 7- Nghị cần , đáng bàn xét vì là người siêng năng; 8- Nghị tân , đáng bàn xét vì là tân khách của nhà vua, chẳng hạn như người giữ hương hỏa thờ cúng các vua triều trước.

1500 Xem chỗ chú giải về "bát nghị" ở trên.

1501 Tức là "bất cụ", như mù, què, câm, điếc,...

1502 Những người tàn tật như đui, què, câm, điếc, hoặc mất trí khôn,...

1503 Tức là chủ sở hữu.

1504 Xem chú giải ở Chính biên VII, 4; X, 18.

1505 Đánh bằng gậy, to gấp đôi roi. "Trượng" là một hình phạt nặng hơn hình phạt đánh bằng roi.

1506 Chức quan đứng đầu một xã.

1507 Một loại khoáng vật, kết tinh và thấu sáng như pha lê dùng làm thuốc súng và chế pha lê.

1508 Chỉ những người bản quốc làm quan với Minh.

1509 Tên bắn bằng tay. Theo Bội văn vận phủ , quyển 76, thượng, tờ 15b, thì bề dài của tên không đầy một vồ tay, thường để trong áo giáp, khi gặp quân địch, bấy giờ người ta mới tung ra hàng trăm chiếc tên rồi vung roi cho bắn đi, có khi lấy ngón tay kẹp luôn mấy chiếc tên mà phóng ra.

1510Cương mục chính biên VI, 4 chép là tiền "tĩnh mạch" (mỗi tiền bớt một đồng) và tiền "thượng cung" (cung ứng cho bề trên tiêu dùng). Đến đây Cương mục lại chép là tiền "gián dụng" và tiền "chính dụng". Sở dĩ có sự không thống nhất như vậy, là vì Cương mục đã nhận lầm về lời chiếu này của Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2 (1226): "Dân gian dùng" (dân gian dụng) với nhau thì một tiền là 69 đồng: "dùng chính thức về việc công" (chính dụng) thì 70 đồng. (Xem Toàn thư X, 63b).

1511Cương mục chính biên VI, 4 chép là tiền "tĩnh mạch" (mỗi tiền bớt một đồng) và tiền "thượng cung" (cung ứng cho bề trên tiêu dùng). Đến đây Cương mục lại chép là tiền "gián dụng" và tiền "chính dụng". Sở dĩ có sự không thống nhất như vậy, là vì Cương mục đã nhận lầm về lời chiếu này của Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2 (1226): "Dân gian dùng" (dân gian dụng) với nhau thì một tiền là 69 đồng: "dùng chính thức về việc công" (chính dụng) thì 70 đồng. (Xem Toàn thư X, 63b).

1512 Nguyên văn là "tiền hoang", tức như ngày nay gọi là "khủng hoảng tiền tệ".

1513 Chỉ triều nhà Hồ.

1514 Nữ Chân là tên một chủng tộc, cư trú ở một dải Tùng hoa giang về phía đông bắc Trung Quốc. Hồi cuối Bắc Tống (960-1126), Nữ Chân lập thành nước Kim, rồi diệt Liêu (916-1201), đánh Tống, thế lực rất cường thịnh; về sau bị diệt trước sức mạnh của nhà Nguyên.

1515 Khoảng giữa niên hiệu Khánh Lịch (1041-1048) nhà Tống, người đất Thục vì thấy tiền sắt nặng quá, không tiện trong việc lưu thông, nên tự làm riêng một thứ khoản phiếu để tiêu với nhau, gọi là "giao tử". Khấu Hàm nhân đó mới sáng lập ra Giao Tử vụ ở Ích Châu, đó là bước đầu tiên của Trung Quốc phát hành và tiêu dùng tiền giấy (theo Từ Nguyên ).

1516Tống sử dẫn trong Từ Nguyên trang 1519, thì loại "đại sao" chia làm 5 hạng: Từ 1 quan đến 5 quan, chứ không có hạng 10 quan.

1517 Con số 5 hạng "tiểu sao" này, Cương mục , cũng như Lịch triều hiến chương và nhiều từ thư khác, chỉ chép trống là "nhất bách, nhị bách, tam bách, tứ bách, ngũ bách, thất bách", chứ không nói rõ đơn vị của từng hạng ấy là gì. Nhưng nay xét: Đó có lẽ là số đồng tiền, chứ không phải quan tiền, vì nó là "tiểu sao", tất phải nhỏ hơn "đại sao". Vậy có thể là 100 đồng, 200 đồng, 300 đồng, 500 đồng, 700 đồng.

1518 Đây là "Quốc dụng chí" trong Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, nên mới thêm mấy chữ trong hai ngoặc đơn để cho sáng nghĩa, chứ như Cương mục thì chỉ chép là "dĩ thất niên vi hạn" (cứ 7 năm là một hạn).

1519 Cờ mỗi bên có 100 quân; khi đánh, đặt từng quân một để bao vây lẫn nhau.

1520 Sách: Bài văn của vua dùng để biểu dương tư cách và bày tỏ lý do người được phong tước Kim sách: có nghĩa bài sách viết chữ vàng hoặc quý hơn vàng.

1521 Sách: Bài văn của vua dùng để biểu dương tư cách và bày tỏ lý do người được phong tước Kim sách: có nghĩa bài sách viết chữ vàng hoặc quý hơn vàng.

1522 Trong Việt sử thực lục của nhà lê, mỗi khi nói đến lời sắc hay lời dụ của vua Thuận Thiên bấy giờ, thường chép là "chỉ huy" có nghĩa là "ban bố mệnh lệnh". Đồ chừng là vua Lê ban đầu khiêm tốn, chỉ xưng "đại vương" chứ không xưng "hoàng đế", nên mới dùng hai chữ "chỉ huy" để thay cho "sắc" hay "dụ". Có lẽ vì thói quen của đương thời, nên đây cũng dùng danh từ "chỉ huy" để dành cho quốc vương và hoàng tử.

1523 Nguyên văn là "nhược quán". Theo lễ xưa, con trai đến 20 tuổi, làm lễ đội mũ (quán), tỏ ra là có tư cách thành nhân, nhưng vì thể chất hãy còn chưa cường tráng, nên mới gọi "nhược".

1524 Vua đầu nhà Tống là Triệu Khuông Dận, nên mới gọi là Triệu Tống (nhà Tống họ Triệu).

1525 Chỉ lời thiên vị của Chiêu Hiến thái hậu dặn lại: Tống Thái Tổ truyền ngôi cho Thái Tông, Thái Tông truyền ngôi cho Đình Mỹ rồi đến Đức Chiêu bất đắc kỳ tử, Đức Phương chết non; còn Tần Vương Đình Mỹ thì bị Tống Thái Tông nghi kỵ, biếm truất ra Phòng Châu rồi lo buồn mà chết, diễn thành một tấm thảm kịch trong hoàng gia triều Tống!

1526 Chỉ lời thiên vị của Chiêu Hiến thái hậu dặn lại: Tống Thái Tổ truyền ngôi cho Thái Tông, Thái Tông truyền ngôi cho Đình Mỹ rồi đến Đức Chiêu bất đắc kỳ tử, Đức Phương chết non; còn Tần Vương Đình Mỹ thì bị Tống Thái Tông nghi kỵ, biếm truất ra Phòng Châu rồi lo buồn mà chết, diễn thành một tấm thảm kịch trong hoàng gia triều Tống!

1527 Tức Chiêu Hiến thái hậu.

1528 Xem thêm Chính biên XIX, 1.

1529 Đây là nghĩa cổ: văn, chỉ sách vở, kinh điển; hiến, chỉ những người hiền tài.

1530 Tước của Nguyễn Công Duẩn.

1531 Về chữ "Duẩn" này, Hán văn viết "ngọc bên chữ Duẩn là măng". Cương mục cước cho rằng: "Xét trong Tự điển và cả phần Bị khảo lẫn phần Bổ di đều không thấy có chữ này, vậy không rõ âm gì". Nay dịch giả xin tạm phiên là Duẩn cho tiện đọc.

1532 Nay là huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa.

1533 Năm Bính Ngọ (1426) Bình Định vương Lê Lợi chia Đông Đô làm bốn đạo, tức là Tây đạo, Đông đạo, Bắc đạo, Nam đạo (xem Chính biên XIII, 32); đến năm Mậu Thân (1428) lại đặt thêm Hải Tây đạo, gồm thành năm đạo (xem Chính biên XV, 5).

1534 Tâu dộng: Tiếng cổ, có nghĩa như tâu trình.

1535 Có quan có nhiệm vụ can gián nhà vua và đàn hạc các quan. Trung thừa, Phó trung thừa, Thị ngự sử đều là các chức quan trực thuộc Ngự sử đài.

1536 Nhà Lê đặt mỗi đạo một giám sát ngự sử, như vậy có 13 giám sát ngự sử.

1537 Bây giờ là huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

1538Toàn thư X, 67 chép là Nào (chữ Nôm).

1539Toàn thư X, 67 chép là Lê Khả Lang.

1540 Nguyên văn là "phi". Đây dịch theo định nghĩa của Cương mục . Còn theo Từ Hải (trang 1052) thì "phi" là mầu đỏ; theo từ điển tứ giác (trang 109), là màu đỏ tươi.

1541 Hán văn in là "Mang Thôi" (chữ mang: bộ tâm bên chữ vàng).

1542 Bản ghi công lao.

1543 Nguyên văn là "khóa tập", có nghĩa là áo mặc của kỵ sĩ (kỵ phục) hoặc áo mặc đi trận (nhung y). Nhưng theo Từ Nguyên trang 1.346 thì thứ áo này, đời Nam triều (420-589) dùng làm lễ phục, nên dịch là "lễ phục" cho dễ hiểu.

1544 Xem Lời chua về "đô sảnh đường" của Cương mục ở Chính biên XV, 23.

1545 Tức như cái thẻ.

1546 Danh từ "kinh tế" đây theo nghĩa cổ: Có tài trị nước giúp đời (kinh bang tế thế).

1547 Mao Toại, người thời Chiến Quốc, là khách ăn ở tại nhà Bình Nguyên quân nước Triệu. Khi Triệu bị Tần đánh, Mao Toại tự tiến cử mình để cùng đi với Bình Nguyên quân sang Sở cầu cứu. Kết quả là nhờ có Mao Toại uy hiếp thuyết phục được vua Sở nên lời giao ước "hợp tung" để chống Tần được thực hiện, cứu nước Triệu thoát khỏi hiểm nguy.

1548 Về việc vua Minh dụ bảo tìm lập con cháu họ Trần và việc Lê Thái Tổ ngoại giao với Minh.

1549 Xem chú giải ở Chính biên VII, 4 và X, 18.

1550 Xem chú giải ở Chính biên XIII, 8.

1551 Tức Nguyễn Trãi, vì đây theo "Quốc tính", nên chép là Lê Trãi.

1552 Lê Khôi, họ đồng tông với Lê Lợi.

1553 Quân Doanh đóng ở dọc đường khi vua đi trận.

1554 Hai tướng nhà Minh.

1555 Hai tướng nhà Minh.

1556 Nay là xã Nội Duệ thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1557 Tờ biểu do các kỳ mục nước ta đứng khai về việc con cháu họ Trần không còn, Lê Lợi được người nước yêu mến, xứng đáng coi quản việc nước (Chính biên XV, 25).

1558 Tác giả lời phê này có ý so sánh cống phẩm đời Lê Thái Tổ với đời Tự Đức (1848-1883).

1559 Cũng gọi "giáng hương", một thứ gỗ thơm, gốc rắn chắc, sắc tía mà nhuần mỡ: khi đốt làm hương, ban đầu không thơm lắm, nhưng được hòa với các mùi hương khác thì nó mới ngào ngạt thơm. Sở dĩ gọi là hương "giáng chân", là vì người xưa theo duy tâm đốt hương này có thể cầu thần linh giáng lâm.

1560 Xem chú giải ở Chính biên XIV, 24.

1561 Chức quan trông coi về việc đánh bắt giặc.

1562 Chỉ việc Lê Thái Tổ đi đánh Đèo Cát Hãn.

1563 Nay thuộc tỉnh Lai Châu.

1564 Đây là chức hàm gia thêm để phong cho đại thần.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...