Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 38

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 38

2790 Tức viên tri phủ tri huyện.

2791 Nay thuộc xã Lạc Đạo, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

2792 Nay thuộc tỉnh Hà Tây.

2793 Xem lời chua của Cương mục ở dưới. Về ngũ hình, ở đây Cương mục chỉ nói tội phạt trượng, tội đồ, tội lưu và tội tử, còn tội phạt đánh bằng roi không thấy nói đến, có lẽ tội phạt đánh bằng roi không đặt thể lệ chuộc bằng tiền.

2794 nt.

2795 Sứ thần triều Nguyễn nhận từ Lê Thái Tổ đến Lê Chiêu Tông là Tiền Lê, từ Lê Trang Tông trở đi là Hậu Lê. Xem thêm lời chua của Cương mục chính biên quyển XXXIV, tờ 6.

2796 Thời Lê Thái Tổ: cận châu là Nghệ An, Viễn Châu là Bố Chính (xem thêm Chb. XV, 10). Còn thời Lê Trung Hưng có thay đổi thế nào, chưa rõ.

2797 Nt.

2798 Người giữ sổ sách giấy tờ, nói chung, người giữ công việc ở văn phòng các nha môn, nói riêng. Ở đây, có lẽ chỉ những người giữ sổ sách giấy tờ trong thôn trong xã như thư ký, thủ bạ, lý trưởng sau này.

2799 Ngày rằm tháng 7 âm lịch, ta thường gọi là ngày vong nhân xá tội.

2800 Tế thần theo tiết lễ hàng năm, rồi già trẻ cùng nhau ăn uống, vị thứ chỗ ngồi phần nhiều theo tuổi.

2801 Chỉ việc Trịnh Tạc đối với vua Lê.

2802 Theo quan điểm của sử gia xưa, chỉ có đạo Khổng Mạnh là chính đạo, ngoài ra các đạo học khác đều là dị đoan, nên họ chép đạo Gia Tô là dị đạo.

2803 Matteo Bicci (1552 - 1610) một giáo sĩ truyền đạo Gia tô của Ý Đại Lỵ.

2804 Cũng như Dã sử, sách của tư gia ở dân gian nghi chép, khác với sách của sử quan, nên gọi là Dã Lục.

2805 Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim phiên âm "I nê khu", nhưng phải phiên là "I nê xu" mới đúng, vì chính tên là Ignatio.

2806 Nam Chân và Gia Thủy nay đều thuộc tỉnh Nam Định.

2807 Nt.

2808 Cương mục chua lầm. Hồi đầu triều Lê. Thái Tổ chia trong nước làm 5 đạo, ở đạo đặt vệ quân, ở vệ đặt chức tổng quản (Chb. XV, 5). Năm Quang Thuận thứ 7, Thánh Tông chia trong nước làm 12 đạo, ở đạo đặt Đô ty cùng với Thừa ty, chức tổng binh đứng đầu đô ty (Chb. XX, 8). Trong sử Cương mục có chỗ chép tắt là "tổng binh" , có chỗ chép đũ là "đô tổng binh sứ" (Chb. XX, 38). Còn chức đô tổng binh sứ đặt năm Hồng Đức thứ 2 là vì lúc ấy mới khai thác đạo Quảng Nam nên cũng theo như 12 đạo mà đặt đô tổng binh sứ ở Đô ty Quảng Nam, không phải đến năm Hồng Đức mới thêm vào là đô tổng binh sứ - chữ "sứ" trong câu đô tổng binh sứ chép ở đây Cương mục in lầm ra chữ "thuế".

2809 Tức những người đã đỗ kỳ thi hương nay được vào thi hội, đáng lẽ phải chép là "hương cống" mới đúng, ở đây Cương mục chép "cử nhân" là sai vì triều Lê, người đỗ thi hương gọi là hương cống, đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825) mới đổi gọi là cử nhân.

2810 Sĩ tử làm bài xong, đem quyển đệ nộp, sau khi đó, giám sinh, sinh đồ, hoặc lại điền theo nguyên văn mà viết tinh tường lại, thành một quyển khác.

2811 Sau khi đã viết lại rồi, lại phải đọc quyển nguyên văn để đối chiếu với quyển viết lại cho được đúng.

2812 Một danh sĩ đời Đường, thời đại Văn Tông nhà Đường (127-840). Lưu Phần đi thi, cực lực vạch mặt bọn hoạn quan chuyên quyền hại nước, quan trường sợ bọn hoạn quan, không dám lấy đỗ. Một người trong bọn thi đỗ nói: "Lưu Phần hỏng mà chúng ta đỗ, chả đáng mặt dầy lắm sao?".

2813 Nguyên văn chép "thái a đảo trì". Thái a là tên một thanh kiếm sắc bén; câu này ý nói người làm vua không biết giữ lấy quyền bính mà giao cho người khác, thì cũng như người có thanh kiếm sắt mà để người khác giữ đằng chuôi, mình giữ đằng lưỡi, tất nhiên bị hại.

2814 Đường: chỗ cao lớn tôn nghiêm, tượng trưng ngôi của vua chúa. Bệ: chỗ thấp bé, tượng trưng địa vị bầy tôi.

2815 Đổng Trác, Tào Tháo đều người cuối thời Đông Hán. Dưới triều Hán Hiến đế. Trác tự xưng là Thái sư, sau khi Trác bị Vương Doãn giết, Tháo tự xưng là Thừa tướng, Trác và Tháo đã lần lượt thay đỗi nhau uy hiếp Hán Hiến đế, nắm hết quyền bính trong nước.

2816 Lưu Dụ một viên tướng quốc nhà Tấn, giết An Đế và truất Cung Đế nhà Tấn, cướp lấy ngôi vua, tức là Tống Vũ đế của Nam triều trong thời kỳ Trung Quốc chia ra Nam Bắc Triều.

2817 Cương mục chép lầm là Khánh Đức.

2818 Năm thứ dùng để đong lường.

2819 Tức Thừa Chính sứ ti và Hiến Sát sứ ti.

2819 Những chức quan trong ngũ phủ thời Lê -Trịnh có nhiệm vụ bàn định các công việc ở trong phủ, tra xét những tờ khải tâu lên.

2820 nt.

2821 Xem thêm Chính biên quyển XX, tờ 2.

2822 Xem chú thích số 3 Chb. XXXIII, 4.

2823 Từ đây đến hết triều Lê, phàm nói "chính phủ" đều dùng nghĩa chính quyền trong phủ chúa Trịnh.

2824 Cũng như thượng tuần, hằng tháng tứ mồng 1 đến mồng 10.

2825 Bầy tôi sở truờng về văn từ.

2826 Ngôi nhà để vua thay áo.

2827 Ngôi nhà để vua ở đấy trai giới. Đời xưa, trong cung vua và ở đàn tế trời đất đều có trai cung, gặp năm nào làm lễ tế nam giao hoặc bắc giao, thì trước khi tế vua trai giới ở trai cung tại trong cung hai ngày và trai giới ở trai cung tại đàn một ngày.

2828 Xem Lý Anh Tông năm Đại Định thứ 15, Chính biên quyển V, tờ 6.

2829 Một danh từ để gọi viên quan trấn giữ biên giới, vì biên giới cũng giống như cái phên cái giậu bảo vệ cho đất nước, nên gọi viên quan có bổn phận giữ biên giới là "phiên thần".

2830 Như những việc tranh nhau gia tài, tranh nhau đứng thừa tự, ẩn lậu dân đinh, trốn tránh phu đài tạp dịch, thuế khóa không công bằng v.v...

2831Như những việc vợ chồng ly dị, đuổi người ở gửi rễ để gả chồng cho con gái, vợ cả vợ lẽ tranh nhau ngôi thứ, đương có tang mà lấy vợ gã chồng, đã đi tu lại lấy vợ v.v...

2832 Thuộc Thanh Hóa, xã Quảng Nhuệ, Toàn thư in là Bạo Nhuệ. Đất huyện Lôi Dương cũ, nay thuộc hai huyện Thọ Xuân và Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa.

2833 Chức quan trông coi việc giữ xe ngựa, trông coi nuôi ngựa thời Lê -Trịnh.

2834 Chức quan trông coi việc triều hội tân khánh, cát hung nghi lễ ở thời Lê -Trịnh.

2835 Nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.

2836 Nay là thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng huyện Thanh Trì, Hà Nội.

2837 Thanh Hóa.

2838 Tức Quảng Đông, Quảng Tây.

2839 Tiêu Hà và Tào Tham danh thần đời nhà Hán, Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối danh thần đời nhà Đường. Bốn người đều không do khoa mục xuất thân. Trịnh Tạc viện dẫn ra để giải thích cho những người nghi ngờ về tư cách Duy Chí, vì Duy Chí do lại điền xuất thân.

2840 Tức ngày mồng một tháng giêng âm lịch hàng năm.

2841 Chức quan võ ở hàm chánh nhị phẩm.

2842 Chức quan võ ở hàng tòng nhị phẩm.

2843 Bây giờ là huyện Đoan Hùng thuộc Phú Thọ.

2844 Nơi vua chúa đọc sách.

2845 Thú: do chữ "thái thú" nói tắt, một danh từ để gọi chức tri phủ. Lệnh: do chữ "lệnh doãn" nói tắt, một danh từ để gọi chức tri huyện. Ở đây chép "thú lệnh" là nói chung cả tri phủ và tri huyện.

2846 Chế độ nhà Thanh: Binh lính người Hán đều dùng cờ màu lục. Đơn vị của binh lính này ở các tỉnh gọi là trấn tiêu, do viên tổng binh quản lãnh.

2847 Xem thêm chính biên quyển XXXIII, tờ 28 trên.

2848 Việc Trịnh Ốc sai quân đuổi giết được Vũ Công Tuấn Sử cũ (tức Toàn thư) chép nhầm vào năm Dương Đức thứ nhất, chứ không phải chép nhầm vào năm Cảnh Trị thứ 7 như lời cẩn án của Cương mục.

2849 Tức quân của Nguyễn Phúc Tần.

2850 Một viên quan đã về hưu trí, hoặc vì cớ gì đó mà phải về nghĩ nay lại triệu ra làm quan gọi là khởi phục.

2851 Binh chế và thời Lê trung hưng: quân lính lấy ở Thanh Nghệ gọi là ưu binh, lấy ở tứ trấn gọi là nhất binh ("binh chế chí" trong Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú).

2852 Ưu binh Thanh Nghệ, gọi chung là "tam phù bình" , xem thêm chính biên quyển XLV, tờ 32.

2853 Chữ "Trinh" này đáng lẽ phải chép là "Khôi", mới đúng với nguyên văn của Sử cũ.

2854 Cấp bậc phi tần trong nội cung. Xem thêm Chính biên quyển XXIII, tờ 16, 17 về cấp bậc của tần.

2855 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

2856 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...