Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 26

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 26 

2067 Xem thêm Chính biên quyển XX tờ 17 việc hiệu úy Hoàng Liễn đánh bộ lạc Ai Lao ở Khâu Lao.

2068 Con số này sử Cương mục chép sai, chính ra phải là một quan 6 tiền 24 đồng mới đúng.

2069 Chữ "đế" chữ "vương" đều nghĩa là vua, nhưng theo đẳng cấp thời phong kiến thì "đế" là hoàng đế (vua một nước lớn) dùng vũ lực bắt nước nhỏ phải phụ thuộc vào nước mình và hằng năm phải cống nạp. "Vương" là quốc vương (vua một nước nhỏ), phải chịu vua nước lớn phong cho. Nhưng đối với nước lớn tuy xưng là "vương" mà đối với thần dân nước mình thì lại xưng là hoàng đế. Có khi cũng dùng vũ lực bắt nước nhỏ khác phải lệ thuộc vào nước mình và phong vương cho nước nhỏ ấy.

2070 Chữ "đế" chữ "vương" đều nghĩa là vua, nhưng theo đẳng cấp thời phong kiến thì "đế" là hoàng đế (vua một nước lớn) dùng vũ lực bắt nước nhỏ phải phụ thuộc vào nước mình và hằng năm phải cống nạp. "Vương" là quốc vương (vua một nước nhỏ), phải chịu vua nước lớn phong cho. Nhưng đối với nước lớn tuy xưng là "vương" mà đối với thần dân nước mình thì lại xưng là hoàng đế. Có khi cũng dùng vũ lực bắt nước nhỏ khác phải lệ thuộc vào nước mình và phong vương cho nước nhỏ ấy.

2071 Chữ "vương" này chỉ có nghĩa là một nước, về phần vinhự thì hơn cả tước công tước hầu, nhưng không phải là vua một nước. Ví dụ: như Hưng đạo vương Quốc Tuấn triều Trần, Cung vương Khắc Xương triều Lê.

2072 Xem thêm Chính biên quyển XXI tờ 7 ở dưới.

2073 Xem thêm Chính biên quyển XXI tờ 7 ở dưới.

2074 Xem chú thích ở Chính biên quyển VIII, tờ 35.

2075 Viên quan giữ việc can ngăn vua.

2076 Bầy tôi có văn học.

2077 Viên quan chuyên giữ việc dạy học trò.

2078 Viên quan cai trị trong một huyện, giữ công việc hành chính.

2079 Theo binh chế đời Lê Thánh Tông, đặt ngũ phủ quân, mỗi phủ 6 vệ. Tổng tri là chức đứng đầu một vệ; mỗi vệ có 5 sở hoặc 6 sở, Quản lãnh là chức đứng đầu một sở.

2080 Theo binh chế đời Lê Thánh Tông, đặt ngũ phủ quân, mỗi phủ 6 vệ. Tổng tri là chức đứng đầu một vệ; mỗi vệ có 5 sở hoặc 6 sở, Quản lãnh là chức đứng đầu một sở.

2081 Ông vua thừa kế cơ nghiệp của tổ tiên.

2082 Người cháu hiếu thảo làm vua một nước.

2083 Việc Lê Thiệt bị bãi, xem thêm Chính biên quyển XX, tờ 26.

2084 Toàn thư chép: Dương Tông Hải, sách Cương mục tránh tên húy của nhà Nguyễn, nên chép là Dương Hải.

2085 Nguyên văn lời phê bằng chữ Hán như thế này: "Đương thời tình trạng như hà, nan tri, nhi độ vân vân, ngô tư chi vị năng tín". Chúng tôi nhận thấy 10 chữ ở hai câu cuối, nghĩa rất lờ mờ, khó hiểu. Sách Cương mục nêu lời phê nàyở đầu dòng chỗ xóa bỏ tên Lương Thế Vinh, chỉ đề tên Nguyễn Nhân Tùy và Đinh Bô Cương. Như thế có thể hiểu hai câu này nghĩa là: "mà chỉ xóa tên người này đề tên người khác vân vân... thì ta chưa dám tin việc làm ấy đã là chính đáng", hay "chưa dám tin đã là sáng suốt".

2086 Nay thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

2087 Cái ấn (con dấu) của vua gọi là bảo tỉ.

2088 Nay huyện Quảng Uyên hợp nhất với huyện Phú Hòa thành huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

2089 Chữ "kinh huyện" triều Hậu Lê, không thấy tài liệu nào giải nghĩa rõ. Chúng tôi tham khảo Hội Điển triều Nguyễn (quyển XI tờ 5, phần Lại bộ quan chế) thì thấy những huyện Hương Trà, Quảng Điền và Hương Thủy thuộc phủ Thừa Thiên gọi là "Kinh huyện" nghĩa là huyện ở liền kinh kỳ. Viên quan Tri huyện ở kinh huyện phẩm trật cao hơn các viên huyện khác một bậc. Như vậy, ta có thể hiểu "kinh huyện" triều Hậu Lê tức là huyện Thọ Xương và Quảng Đức ở liền kinh thành Thăng Long.

2090 Lời giao ước viết thành văn, như sau này người bán ruộng đất hoặc vay nợ phải viết văn khế giao cho chủ mua, chủ nợ giữ.

2091 Một tội trong ngũ hình (kình, tị, phi, cung và đại tích) đời cổ. Người bị luận vào tội này, phải chịu thích chữ vào trán rồi đổ mực lên trên.

2092 Hai câu này do thành ngữ "doãn ung thị trĩ" (mút ung thư, liếm mủ máu), đời xưa dùng để chửi độc địa những hạng tìm mọi cách đê hèn bẩn thỉu, nịnh hót người quyền quý để cầu giàu sang.

2093 Chức quan có nhiệm vụ giảng giải mọi điều cho Thái tử hiểu. Thường lấy những người có văn học. Cũng gọi là Đông cung Thị giảng.

2094 Xem chú thích số 3 Chính biên quyển XI, tờ 44 về chữ nội mạng phụ.

2095 Nguyên văn chép "hoạn giả Phan Trinh", dưới đoạn văn này lại chép việc: "Phan Trinh lấy cướp vợ hoạn quan tên là Hiền". Đã là "hoạn giả" hoặc "hoạn quan", sao lại có vợ? Tham khảo Toàn thư chép thì Phan Tông Trinh là "nội thần", Hiền là "nội quan". Chữ "nội thần" hoặc "nội quan" theo nghĩa trong Từ thư : bầy tôi thân cận ở nơi cung cấm của vua chúa, nhưng cũng có triều gọi hoạn quan là nội thần hoặc nội quan. Vậy chữ hoạn giả và hoạn quan chép ở đoạn văn này tưởng nên hiểu nghĩa như chữ nội thần và nội quan mà Toàn thư đã chép.

2096 Những chữ số La Mã chua ở trang này cũng như các trang sau, từ I đến XII nguyên văn không có, ở đây chúng tôi đánh số thêm vào để tiện việc khảo cứu, còn phủ Phụng Thiên, vì không liệt vào 12 thừa tuyên nên để riêng không đánh số.

2097 Đoạn văn dưới đây, sử gia chép sự duyên cách của 12 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên từ đời Hùng Vương đến đời Tự Đức, tức là đến thời gian biên soạn bộ Cương mục này. Về các triều nhà Hồ, nhà Mạc và nhà Tây Sơn, họ chép là nhuận Hồ, ngụy Mạc và ngụy Tây vì quan điểm của sử gia thời phong kiến họ cho các triều ấy là tiếm ngụy không phải chính thống. Ở đây chúng tôi cũng phải buộc lòng dịch theo nguyên văn, không hề thay đổi. Những năm có sự thay đổi của từng địa phương từ đời Đinh đến đời Tự Đức, chúng tôi theo thứ tự từng triều đại trước sau mà chua thêm năm dương lịch chung cả ở đây để tiện khảo cứu. Đinh (968-980). Tiền Lê (980-1009). Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên 14 (1023); năm Thiên Thành thứ 2 (1029); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Nhân Tông (1072-1127); Lý Anh Tông năm Đại Đinh thứ 10 (1149). Trần Thái Tông năm Thiên Ứng chính bình thứ 11 (1242), năm Nguyên Phong thứ 6 (1256); năm Thiên Bảo (1279-1284); năm Hưng Long thứ 15 (1307); khoảng năm Thiệu Phong (1341-1357); năm Long Khánh thứ 3 (1375); năm Quang Thái thứ 10 (1397). Nhà Hồ (1400-1407); Thuộc Minh (1407-1427). Nhà Lê, năm Thuận Thiên nguyên niên (1428); năm Thiệu Bình thứ 2 (1435); khoảng năm Diên Ninh (1454-1459); năm Quang Thuận thứ 7 (1466), năm Hồng Đức thứ 21 (1490); khoảng năm Hồng Thuận (1509-1516). Nhà Mạc (1527-1593). Lê Trung Hưng, năm Quang Hưng thứ 16 (1593); năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677); năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), năm Cảnh Hưng thứ 47 (1786). Nhà Tây Sơn (1790-1802). Nhà Nguyễn Thái Tổ Gia Dụ (1558-1613) Hi Tông Hiếu văn (1614-1635); Gia Long nguyên niên (1802); Minh Mệnh năm thứ 2 (1821); Thiệu Trị năm thứ 3 (1843); Tự Đức năm thứ 6 (1853).

2098Đại Nam nhất thống chí chép: Năm Thông Thụy thứ 3 (1036), đổi Hoan Châu làm Nghệ An châu và chua rằng: Tên "Nghệ An" bắt đầu từ đấy, Tham khảo Lý Nhân Tông kỷ trong sách Cương mục này cũng chép việc đổi Hoan Châu làm Nghệ An châu trại nhằm năm Thông Thụy thứ 3 (Xem thêm Chính biên quyển II tờ 40). Cùng một bộ sách Cương mục chép về sự duyên cách của một địa phương, mà mỗi nơi chép một khác, xa cách nhau hàng 6 năm, không rõ thế nào là đúng, sẽ khảo cứu sau.

2099 Trực thuộc thẳng vào với kinh sư.

2098 Tham khảo Chính biên quyển XXVII tờ 15 và Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đều chép Mạc Đăng Dung lấy Hải Dương làm Dương Kinh; ngay trong quyển này tờ 26 ở dưới cũng chép nhà Mạc đem các lộ Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng và Khoái Châu lệ thuộc vào Hải Dương. Ở đây chép "Nghi Dương" là chép lầm chữ Hải Dương ra Nghi Dương.

2099 Ở đây chép Tân Hưng, đến tờ 26 ở dưới trình bày về vị trí Sơn Nam lại chép là Long Hưng. Tuy chép khác nhau nhưng vẫn là một, vì tên đất này nguyên trước là làng Đa Cương, nhà Trần đổi làm phủ Long Hưng, nhà Hồ đổi làm Tân Hưng, đến nhà Lê đổi làm Tiên Hưng xem thêm Chính biên quyển VI tờ 28. Nay gồm các huyện Hưng Hà, Tiên Hưng cũ (nay thuộc Đông Hưng), Thái Ninh cũ (nay thuộc Thái Thụy).

2098 Tức châu Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang.

2099 Từ đây trở xuống, sử gia chua sự thay đổi của từng phủ huyện từ ngày Lê Thánh Tông đặt 12 thừa tuyên (Xem Cương mục XXI, 16-19 ở trên) đến đời Tự Đức, tức là thời kỳ biên soạn bộ Cương mục này. Tên và vị trí các phủ huyện ấy, hiện nay (1998) đã có một số đổi khác, nếu chỗ nào biết được rõ, chúng tôi cũng chú thích ở dưới.

2100 Ứng Hòa, tục gọi phủ Đình, nay thuộc tỉnh Hà Tây; Lý Nhân nay là huyện, thuộc tỉnh Hà Nam.

2101 Tiên Hưng và Hưng Nhân nay thuộc tỉnh Thái Bình.

2102 Phong Doanh nay thuộc tỉnh Nam Định. Thanh Quan thuộc tỉnh Thái Bình.

2103 Vĩnh Tường nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hùng Quan, Tây Quan nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Tùng Thiện nay thuộc tỉnh Hà Tây.

2104 Đa Phúc và Kim Anh. Nay thuộc Thành phố Hà Nội.

2105 Huyện Thanh Sơn nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Phù Yên nay thuộc tỉnh Sơn La.

2106 Huyện Bình Xuyên nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

2107 Hoài Đức nay là huyện, thuộc tỉnh Hà Tây. Huyện Vĩnh Thuận nay thuộc quận Ba Đình và quận Đống Đa, Hà Nội.

2108 Một tội trong ngũ hình đời cổ, cũng gọi là tội "kình", xem thêm chú thích số 3, Chính biên quyển XXI, tờ 12.

2109 Một tội trong ngũ hình (xuy, trượng, đồ, lưu, tử), đặt từ đời Tùy Đường, người bị luận vào tội này phải đồ đi một nơi để làm việc lao dịch và phải giam giữ mất tự do.

2110 Đoạn văn này, sử Cương mục chép không được rõ ràng, theo Toàn thư chép như thế này, có phần rõ hơn: "Vợ để tang chồng, mà buông tuồng dâm loạn, hoặc chưa hết tang chồng mà bỏ khăn áo tang đi lấy chồng khác cùng người nào tin đi mối lại để gả chồng cho người đàn bà đương để tang chồng và người lấy người đàn bà ấy làm vợ, đều phải luận vào tử hình".

2111 Những người lập mưu đánh đổ triều đình, bội bạn với vua chúa hoặc theo giặc... thời đại quân chủ chuyên chế đều liệt vào hạng ác nghịch.

2112 Sau khi người mối mưu tính công việc, đã được nhà gái nhận lời, thì nhà trai đưa lễ vật như vàng, lụa, cau, rượu, gạo, thịt,... đến nhà gái gọi là lễ nộp tệ, từ đây việc hôn nhân của hai bên trai gái mới là bắt đầu định đoạt.

2113 Công việc tiến hành theo trình tự nhất định.

2114 Lý do phát sinh ra sự vật.

2115 Tức hai bài thơ suy diễn lý và đạo.

2116 Chỉ việc triệu tập 26 vạn quân tinh nhuệ.

2117 Chỉ việc Lê Thánh Tông phân tích hai chữ đạo và lý.

2118 Nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

2119 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...