Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 15

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 15

917 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

918 -nt-

919 Thước cổ.

920 Cũng như nguỵ Hồ hoặc nghịch Hồ (chỉ cha con Hồ Quý Ly). Nhà Hồ không được kể là chính thống, theo quan điểm sử gia phong kiến.

921 Những người làm quan cùng hàng với mình.

922 Chỉ các hoạn quan.

923 Những thày thuốc làm việc ở tòa Thái y.

924 Chân đá cầu "nhà quê" (dịch theo giọng của Lê Cư Nhân).

925 Tên tự của Nguyễn Trung Ngạn.

926 Tức Bắc Kinh Trung Quốc ngày nay.

927 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

928 Chỉ việc Trần Minh Tông khuyên các con không nên trì khu làm giàu.

929 Chỉ Lê Bá Quát và Phạm Sư Mạnh. Vì không những Trần Minh Tông đã gọi họ là "bạch diện thư sinh", mà đến sau đây, Trần Nghệ Tông cũng gọi bọn làm quan ở khoảng niên hiệu Đại Trị (1358-1369) là "bạch diện thư sinh" ( Toàn thư VII, 33).

929 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

930 Nguyên văn là: Yết bảng viết "chẩn cứu bần dân".

931 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

932 Tỏ ý khiêm tốn khi gặp điềm gở là có sao chổi.

933 Thuộc tỉnh Quảng Bình.

934 Nay là xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh.

935 Xem Lời chua của Cương mục .

936 Nay là phường Láng Thượng và phường Láng Hạ thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, chuyên nghề trồng rau, trong đó có thứ húng Láng là nổi tiếng nhất.

937 Đơn vị trong một quan tiền, mỗi quan gồm có mười tiền.

938 Nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

939 Theo "Quan chức chí" trong Lịch triều hiến chương , thì quán, các là những cơ quan trọng yếu của nhà nước phong kieến, như Lục Bộ (bộ Lại, bộ Binh, bộ Lễ, bộ Hình, bộ Công, bộ Hộ) và Tông Chính Phủ (tức là Tông Nhân phủ, trông coi công việc thuộc về hoàng tộc).

940 Như Thượng thư sảnh, Môn Hạ sảnh (theo Lịch triều hiến chương ).

941 Như Nội Xu Mật viện, Hàn Lâm viện, Thẩm Hình viện, Quốc Sử viện, Quốc Tử giám, Thái Y viện và Thái Chúc viện (theo Lịch triều hiến chương ).

942 Xem "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

943 Cũng như một thứ điểm mà các triều đại phong kiến xưa dùng để ghi thưởng hay ghi phạt các quan lại. Khi thưởng thì ban cho một hay nhiều tư ; khi phạt thì giáng xuống một hay nhiều tư . Rồi đến cuối khoá một hạn là ba hay sáu năm, bấy giờ mới tính cộng số tư thưởng hoặc trừ số tư phạt, còn lại bao nhiêu, sẽ căn cứ vào đó mà thăng hay giáng.

944 Người Lạo ở miền núi.

945 Chỉ nhà Minh (1368-1662).

946 Miền đấy từ Trường Giang trở về phía đông, tức là các xứ Giang Tô (Trung Quốc) ngày nay.

947 Nguyên Dục mất năm Giáp Thìn (1364), xem Chính biên, quyển X, 19.

948 Đàn thờ thần núi lấy nũi Ngũ Nhạc (năm ngọn núi lớn ở Trung Quốc, tùy theo vị trí kinh đô của từng triều đại mà định: Tung sơn ở giữa, Thái sơn ở phía đông, Họa sơn ở phía tây, Hành sơn ở phía nam và Hằng sơn ở phía bắc) làm đại biểu và thần sông lấy Tứ Độc (bốn con sông ở Trung Quốc xưa chảy thẳng ra biển: Giang, Hà, Hoài và Tế) làm đại biểu.

949 Cung Định là con vợ cả, Thiên Ninh là con vợ thứ của Trần Minh Tông.

950 Niên hiệu Trần Minh Tông, cha Trần Nghệ Tông.

951 Như chức phó hiệu trưởng trường Đại học bây giờ.

952 Tờ sớ xin chém bảy tên

953 Đây chỉ dòng vua họ Trần.

954 Tục gọi làng Quang.

955 Nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội.

956 Xắn lấy chân bãi bên sông có phù sa mới bồi.

957 Ráo riết bắt dân đóng góp để làm giàu cho người trên.

958 Lời dạy của vua cha.

959 Tức Trần Nghệ Tông.

960 Nay thuộc Nghệ An.

961 Xem chú thích chữ "tản lang" ở Chb. VI, 26.

962 Quy định các tiết mục về pháp chế và lễ nghi dùng chung cho cả nước ở đương thời. Đời Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 6 (1230), đã có việc khảo cứu các thể lệ đời trước, rồi quy định làm Quốc triều thông chế và hình luật lễ nghi gồm 20 quyển ( Toàn thư V, 6a).

963 Nguyễn Nhiên biết tin bí mật về việc Nhật Lễ định giết Cung Định vương Phủ (Trần Nghệ Tông), đã bảo cho Cung Định biết trước mà trốn thoát (Chb. X, 25).

964 Nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

965 Tức Trần Thừa, cha của Trần Thái Tông.

966 Tức là thi lấy trạng nguyên (theo Toàn thư VII, 41a)

967Toàn thư VII, 41a và Sử ký VIII, 12b đều chép là "thái học sinh" (Cương mục không có chữ "thái").

968 Về chế độ thi giáp đình ở đời Trần bấy giờ, tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) và hoàng giáp là hạng "cập đệ", còn các Tiến sĩ thì là hạng "đồng cập đệ". Đến đời sau, như triều Tự Đức (1848-1884) chẳng hạn, chia Tiến sĩ làm tam giáp; Trạng nguyên là đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh, Bảng nhãn là đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh, Thám hoa là đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh; Hoàng giáp là đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; các ông nghè dưới Hoàng giáp đều là đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cả. Ấy là không kể các phó bảng là những người chỉ đỗ thi hội, không được vào thi đình, tên được xếp vào Ất bảng, kém tiến sĩ ở giáp bảng. Như vậy thấy rằng lối chia "cập đệ" và "đồng cập đệ" của đời Trần có hơi khác với đời sau.

969 Sau đổi là Nam Trực, nay thuộc tỉnh Nam Định.

970 Nay gồm một phần đất các huyện Xuân Thủy, Nam Trực, Trực Ninh, Thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định.

971 Phủ Khoái Châu nay gồm các huyện Ân Thi, Kim Động, Phù Tiên, Châu Giang thuộc tỉnh Hưng Yên.

972 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

973 Ông tướng cầm quân.

974 Đơn vị đong lường xưa.

975 Cũng đọc là "Đồ Bàn".

976 Xem chú giải ở Chb. VII, 34.

977 Có ý chê cười Đỗ Lễ nhút nhát.

978 Chỉ Đỗ Tử Bình và Lê Quý Ly.

979 Đỗ Tử Bình tuy sau khi Trần Duệ Tông chết trận ở Chiêm Thành, có bị tội đồ, nhưng rồi lại được phục chức, cho nên đến năm Mậu Ngọ, Xương Phù thứ 2 (1378) đã thấy chép Tử Bình là hành khiển rồi (Chb. X, 43-44). Còn Lê Quý Ly chẳng những không bị quở phạt gì, mà lại ngày càng lên to mãi.

980 Quân hiệu có xăm trán thành hoa. Xem Chb. X, 36.

981 Một tên khác trong Hán văn để gọi con hổ. Đây có ý ví quân hiệu này khoẻ như hùm.

982 Tức là chức Đại Doãn ở kinh sư, như Nguyễn Trung Ngạn đã làm ở đời Trần Dụ Tông (Chb. IX, 40).

983 Hầu tước Trung Vũ mắng giặc.

984 Có người phò tá nghĩ giúp mưu kế cả mặt vuông (chỉ tên Phương là vuông) lẫn mặt tròn (chỉ chữ Luận có chữ "luân" ở bên nghĩa là tròn).

985 Vì, đến năm 1428, tên gọi "Hải Tây Đạo" mới xuất hiện, thế mà đây mới là năm 1380 đã chép "làm Hải Tây đô thống chế". Dẫu vậy, ta hãy thử đặt lại vấn đề: Hải Tây dưới triều Trần đây cũng có thể là tên chỉ miền đất thời bấy giờ (vì địa điểm ở về ven biển Đông, nếu kể từ Đông Hải vào thì là phía tây, nên gọi Hải Tây) nhưng không phải là một đạo (đạo Hải Tây) như thời Lê Thái Tổ đã đặt.

986 Tờ điệp chứng thực đã được độ, tức là cái bằng mà nhà nước cấp cho các tăng ni, sau khi xuất gia, có đủ tiêu chuẩn được cấp. Theo chế độ đối với nhà chùa xưa, hễ nhà sư nào có độ điệp rồi thì được miễn thuế má và dao dịch.

987 Chỉ việc bắt sư đi đánh giặc.

988 Giữ việc viện Thẩm Hình.

989 Nay thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

990 Chỉ Trần Duệ Tông.

991 Xem chú giải số 1 ở Chb. IX, 30.

992Đại Việt sử ký VIII, 24 chép là Diễm Dã.

993Toàn thư và Đại Việt sử ký đều in chữ "châu" là bãi (Tam Kỳ châu: bãi Tam Cờ); riêng Cương mục này in chữ "châu" là châu quận.

994 Nay thuộc huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...