Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 44

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 44

3269 Nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

3270 Nay là thôn Như Kinh, xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3271 Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

3272 Tức kỳ đệ nhất, đệ nhị và đệ tam.

3273 Thông thường mỗi bài thơ 8 câu, bài nào chỉ có 4 câu gọi là tuyệt cú.

3274 Nt.

3275 Nguyên văn chép: "Phú tam tứ liên". Hai vế đối với nhau gọi là một "liên". Thông thường thể phú đầu đặt câu dài hay vắn, nhưng phải đối nhau.

3276 Xem thêm Chính biên quyển XLI, tờ 2.

3277 Một danh từ đời phong kiến, dùng để gọi chung các viên quan quyền cao chức trọng. Ở đây chỉ phủ liêu trong phủ chúa Trịnh.

3278 Nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

3279 Nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

3280 Nay thuộc Hải Dương.

3281 Sau đổi là Mỹ Hào. Nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3282 Một danh từ để gọi chung phủ đệ của hoàng tử, vương tử, trong khi những người này chưa vào cung điện lên ngôi vua chúa.

3283 Sau thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương.

3284 Nay thuộc T.P Hải Phòng.

3285 Nay là huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

3286 Nay là huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

3287 Nguyên văn chép "cố tiền", có lẽ người tùy binh nộp tiền cho viên quan được phần cấp để thay thế công việc mà tùy binh phải phục dịch cho viên quan ấy.

3288 Xem thêm việc ưu binh nổi loạn, tờ 8 trong cuốn này.

3289 Thánh Tông chia đặt 6 bộ từ năm Quang Thuận thứ 7 (Chính biên quyển XX, tờ 6) không phải đặt vào năm Hồng Đức như lời dẫn của Cương Mục.

3290 Tức tháng 11 âm lịch.

3291 Xem thêm tờ 7 trong cuốn này.

3292 Xem chú thích số 1, Chính biên quyển XXV, tờ 33.

3293 Xem chú thích số 1, quyển XXX, tờ 27.

3294 Xem lời chua của Cương mục, Chính biên quyển XXXVI, tờ 11.

3295 Người đương làm quan, nhưng vì lí do gì đó về ở nhà, sau lại triệu ra cho làm quan, gọi là khởi phục.

3296 Vĩnh Khánh là niên hiệu Đế Duy Phường (1729-1731) chỉ có năm Tân Hợi, không có Tân Sửu, Tân Sửu thuộc niên hiệu Bảo Thái (1721) triều Dụ Tông. Vì Cương mục chép sai, nên không rõ Danh Ninh đỗ năm nào.

3297 Tức ti Trấn thủ, ti Thừa chính và ti Hiến sát.

3298 Nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3299 Xem chú thích số 1, Chính biên quyển XXXV, tờ 19.

3300 Quý xuân: tháng 3 âm lịch; quý hạ: tháng 6; quý thu: tháng 7; quý đông: tháng 12.

3301 Xem chú thích số 2. Chính biên quyển XXXV, tờ 41.

3302 Xem thêm lời chua của Cương mục, Chính biên quyển XXXVI, tờ 11.

3303 Theo lời chua của Cương mục, Chính biên quyển XXXV, tờ 9 và quyển XXXVI tờ 11, thì cung miếu lá miếu thờ tiên tổ họ Trịnh, Nhưng theo chú thích của cuốn Lê sử bổ (sách chép tay, không có tên tác giả, cuốn sách này chỉ chép công việc đời Lê Cảnh Hưng), thì cung miếu là miếu thờ Lê Thái Tổ, và đem các vị tiên tổ họ Trịnh cùng mấy người công thần nữa dự vào phối hưởng.

3304 Xem chú thích số 2 tờ 33 trong cuốn này.

3305 Tế khổng tử và tiên hiền, tiên nho. Vì tế vào ngày "đinh" trong tháng trọng xuân và trọng thu, nên gọi "tế đinh".

3306 Nguyên văn chép "lệ tế". Chữ "lệ" có nhiều nghĩa: Tật dịch ma quỷ, điềm dữ v.v... Ở đây chúng tôi dịch theo chú thích trong cuốn Lê sử bổ đã dẫn ở trên.

3307 Nay là huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và huyện Ninh Giang (Hải Dương) xã Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo.

3308 Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.

3309 Xem chú thíchsố 1, Chính biên quyển XXXV, tờ 23.

3310 Xem lời chua của Cương mục Chính biên quyển XXXVI, tờ 28.

3311 Nay huyện Thư Trì hợp với huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình.

3312 Nay là huyện Kiến Thụy, T.P Hải Phòng.

3313 Nay là huyện Thanh Hà, thuộc tỉnh Hải Dương.

3314 Huyện Vĩnh Lại, nay là huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và huyện Ninh Giang (Hải Dương).

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...