Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 16

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 16

995 Nay, Thủy Vĩ thuộc tỉnh Lào Cai.

996 Nay, Thủy Vĩ thuộc tỉnh Lào Cai.

997 Nhân Vinh, vợ là Huy Ninh công chúa, sau khi Nhân Vinh mất, Nghệ Tông đem Huy Ninh gả cho Quý Ly. Người con gái này gọi Quý Ly bằng bố dượng.

998 Một hoạn quan do ta tiến sang nhà Minh.

999 Nguyên văn là "ba la mật". Đây theo Nhật dụng thường đàm (tờ 30), Hoàng Việt địa dư chí (quyển I, tờ 3a), Từ nguyên và Từ Hải mà dịch là mít. Còn Mô phạm pháp hoa từ điển , trang 27, thì cho là "dứa".

1000 Chỉ việc Minh Thái Tổ cho sứ sang ta đòi các thứ cây như trên đã chép.

1001 Theo Toàn thư VIII, 9, chính tên là Hồ Tông Thốc; còn Cương mục vì kiêng húy triều Nguyễn, nên đổi là Hồ Tôn Thốc.

1002 Giống ý câu tục ngữ: "Một người làm quan, cả họ được nhờ".

1003 Thảo nhàn: Tự tìm lấy cảnh nhàn rỗi. Hiệu tần: theo sách Trang Tử , Tây Thi đau bụng, nhăn nhó; một chị người làng, mặt mũi xấu xí, thấy Tây Thi nhăn nhó, cho là đẹp, về cũng ôm bụng bắt chước nhăn nhó. Do điển này, người ta dùng danh từ "hiệu tần" để chỉ sự "học đòi một cách vụng về".

1004Sử ký VIII, 27 chép là ... thi tập.

1005 Tức Tể tướng.

1006 Văn võ gồm tài, vua tôi một dạ.

1007 Đứng đầu một cung. Là một chức hầu cận vua.

1008 Cũng là một chức hầu cận, ở gần nhà vua.

1009 Xem thêm Chính biên , quyển X, tờ 49.

1010 Một danh từ người dưới xưng hô một viên quan nào đó. Chữ "đại nhân" ở đây chỉ Hồ Quý Ly.

1011 Đế Hiện, con trưởng Trần Duệ Tông, cháu Trần Nghệ Tông, xem thêm Chính biên , quyển X, tờ 41.

1012 Con út Trần Nghệ Tông, tên là Ngung, được phong làm Chiêu Định vương.

1013 Tên một xã thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

1014 Theo tục lệ nhà Trần, đáng lẽ Trần Nghệ Tông phải gọi Đế Hiện là "quan gia" mới đúng, đây gọi thẳng bằng "đại vương" là có ý gay gắt, không nhận cho được nối ngôi vua nữa.

1015 Chỉ việc Trần Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành bị chết tại trận. Xem Chính biên quyển X, tờ 40.

1016 Chỉ Đế Hiện.

1017 Chỉ Hồ Quý Ly.

1018 Tức là nhà nước.

1019 Giải tán giáp binh.

1020 Một chức quan ở viện Xu mật, được tham gia bàn bạc những việc cơ mật của triều đình.

1021 Chỉ việc Quý Ly trước bị thua bỏ trốn về, sau xin giải tán binh quyền, không đem quân ra đánh nữa.

1022 Một chức quan chỉ huy quân đội thời cuối Trần.

1023 Nay huyện Tiên Lữ vẫn thuộc tỉnh Hưng Yên, huyện Hưng Nhân thuộc tỉnh Thái Bình.

1024 Câu này trích trong bài "Bằng đảng luận" của Âu Dương Tu: "Tiên nhân vô bằng, duy quân tử tắc hữu bằng".

1025 Vô lại: có nhiều nghĩa, nhưng có hai nghĩa này thông dụng: Người không có nghề nghiệp, không làm gì lợi cho gia đình; người hung hãn giết người.

1026 Một chiến cụ thời cổ, có máy để bắn đạn bằng đá. Người chế ra súng này là Phạm Lãi, người thời Xuân Thu, qua đời Hán đến đời Tống đều dùng chiến cụ này, đến đời nhà Nguyên mới chế bằng sắt, nặng 5, 6 trăm cân, dài 5, 6 thước, trang bị bằng thuốc có chất nảy lửa và đạn bằng đá, để bắn quân địch.

1027 Nơi vua đặt ngự doanh ở ngoài kinh thành, gọi là hành tại.

1028 Chỉ việc may được Ba Lậu Kê chỉ bảo, nên mới giết được chúa Chiêm Thành.

1029 Chức tương đương với Tể tướng.

1030 Diệu bị bọn Phạm Nhữ Lặc và Dương Ngang giết năm Canh Ngọ, 1390 (Chính biên XI, 11-12).

1031 Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 6.

1032 Nguyên văn là: "Dương Liễu đa ngôn, chúng giai bế khẩu". Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

1033 Chỉ việc Đặng Tất đưa thư tố cáo với Quý Ly về lời đàm luận của Phan Mãnh và Bỉnh Khuê.

1034 Câu phê này có 10 chữ: "Đặng Tất xuất thân như thử, thị nhị nhân da?" . Ý nói: Đặng Tất viết thư mách Quý Ly về lời đàm luận của Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê, làm cho hai người này bị giết, mà mình được xuất thân làm quan, đấy là nhân cách kém. Thế mà sau nàylại biết phò Đế Ngỗi, đánh quân Minh xâm lược, thì lại là nhân cách tốt. (Xem thêm Chính biên quyển XII, tờ 22, 28).

1035 Thâm hiểm thay quan thái sư họ Lê! - Lê Quý Ly sau này xưng là Phụ quốc thái sư, nên chúng tôi cho "Lê sư" là quan thái sư họ Lê. Nhưng theo Đại Việt sử ký bản kỷ , thì có chỗ (quyển 9 tờ 23) tác giả (có thuyết nói là Ngô Thì Sĩ) lại chua là lời sấm Lê Thái Tổ khởi binh, thì chữ "Lê sư" lại có nghĩa là binh lính của Lê Lợi. Câu đồng dao thời đại phong kiến phần nhiều có tính chất huyền bí, khó hiểu thế nào cho thật đúng được.

1036 Nguyên văn là "Quân bất mật tắc thất thần", một câu trong "Hệ tử thượng" kinh Dịch , dùng để giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.

1037 Mỗi đô 80 người. Xem thêm Chính biên quyển VII tờ 10 về việc định quân ngũ.

1038 Những châu ở gần.

1039 Tên là Đán, con Văn vương, định quan chế, dựng lễ pháp; đời sau nói đến lễ nhạc, phần nhiều nhắc đến Chu Công.

1040 Tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người đời Xuân thu, sửa lại 6 kinh, để tuyên dương phép tắc của đế vương đời trước, là một ông tổ về nho giáo.

1041 Nước ta có Văn Miếu bắt đầu từ đời Lý Thánh Tông (1070), trong Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử và bốn vị phối hưởng, bảy mươi hai vị hiền (Xem thêm Chính biên quyển III tờ 30).

1042 Tượng trưng vị chính của thiên tử.

1043 Con gái nước Tống, vợ Linh công nước Vệ, là người tà dâm, việc chép trong thiên Ung Dã .

1044 Khổng Tử ở nước Vệ sang nước Tần, bị hết lương ăn, người đi theo bị đói, không đứng dậy được, việc chép ở thiên Vệ Linh công .

1045 Họ Công Sơn Phất Nhiễu là quan thái tể của họ Quý nước Lỗ, giữ ấp Phí để chống lại họ Quý: Phật Hất là quan thái tể ấp Trung Mâu. Hai việc này đều chép ở thiên Dương Hóa .

1046 Hàn Dũ người ở Nam Dương, tự Thoái Chi, cũng gọi là Hàn Xương Lê, vì tiên tổ Hàn Dũ người ở Xương Lê. Hàn là một danh nho đời Đường.

1047 Theo bài tán ở truyện Lý Phùng Cát trong Đường thư thì người nào ngoài miệng nói đạo nghĩa thánh hiền mà việc làm như kẻ cắp chợ, gọi là "đạo nho". Có lẽ vì Hàn Dũ làm bài "Phật cốt biểu" cực lực bài bác đạo Phật, sau bị giáng chức ra Triều châu, lại giao du thân mật với nhà sư Đại Điên, lời nói và hành động trái ngược nhau, nên Quý Ly cho là "đạo nho".

1048 Chính tên là Chu Đôn Di, tự Mậu Thúc, cũng gọi là Liêm Khê tiên sinh, có làm thuyết Thái Cực đồ và sách Thông thư , Chu là ông tổ trong phái lý học đời Tống.

1049 Trình Hiệu và Trình Di, hai anh em đều là học trò Chu Mậu Thúc. Trình Hiệu, đời gọi là Minh Đạo tiên sinh, Hiệu có sửa định lại sách Tính Lý và thuyết Thái Cực đồ . Trình Di, em Trình Hiệu, tên tự là Chính Thúc, đời gọi là Y Xuyên tiên sinh. Di có làm truyện kinh Dịch và truyện kinh Xuân Thu .

1050 Tên là Thê, tự là Trung Lập, đời gọi là Quy Sơn tiên sinh, Dương là học trò Trình Di, chuyên tâm về việc trứ tác và giảng dạy.

1051 Tên là Tùng Ngạn, tự là Trọng Tố, cũng gọi là Dự Chương tiên sinh, La là học trò Dương Quy Sơn, ở ẩn để đọc sách, không có chí về công danh. La thường nói: "Sĩ phu ra làm quan, căn bản là phải chính trực, trung hậu".

1052 Tên là Đồng, tự Nguyên Trung, cũng gọi là Diên Bình tiên sinh, tinh thông về lý học. Diên Bình là học trò La Trọng Tố và là thày học Chu Hi.

1053 Xem chú thích số 2 ở Cương mục , quyển đầu, tờ 13.

1054 Chỉ việc Hồ Quý Ly phê bình các tiên nho như bọn Hàn Dũ, Chu Tử,...

1055 Bức tranh vẽ bốn quan to ở bốn triều đại đã từng giúp vua khi mới lên ngôi.

1056 Chu Công tên là Đán, giữ chức chủng tế nhà Chu. Khi Chu Vũ vương Phát mất, con là Tụng nối ngôi (tức là Thành vương) mới 13 tuổi, Chu Công thay Thành vương trông coi mọi việc, nhờ có Chu Công mà xã tắc nhà Chu mới yên.

1057 Hoắc Quang giữ chức đại tư mã đại tướng quân dưới triều Hán Vũ đế. Khi Hán Vũ đế mất, con là Phất Lăng mới 9 tuổi lên nối ngôi (tức là Hán Chiêu đế), Hoắc Quang một tay nắm hết quyền bính trong nước để giúp Chiêu đế.

1058 Gia Cát Lượng, tức Khổng Minh, giữ chức thừa tướng dưới triều Chiêu Liệt đế, nhà Hậu Hán (tức Lưu Bị). Khi Lưu Bị mất, con là Lưu Thiện tuy đã trưởng thành, nhưng rất ngu hèn. Gia Cát Lượng phải giúp Lưu Thiện về mọi việc mới chống chọi được với nước Ngụy và nước Ngô.

1059 Tô Hiến Thành giữ chức thái úy dưới triều Lý Cao Tông. Khi Cao Tông mất, con là Long Cán mới 3 tuổi lên nối ngôi. Hiến Thành thay Long Cán điều khiển công việc trong nước. Nhiều lần vợ Lý Cao Tông muốn thay đổi người khác làm vua, Hiến Thành nhất định không nghe. Bức tranh tứ phụ này, về ba người trên theo điển ở sử Trung Quốc, về Tô Hiến Thành theo điển ở triều Lý nước ta.

1060 Chỉ Trần Thuận Tông.

1061 Em Nghệ Tông, bị tử trận khi đi đánh Chiêm Thành.

1062 Bốn câu thơ chữ Hán này, sách Cương mục đã chua ở dưới.

1063 Một phương pháp riêng của nhà thuật số dùng để tản tự, họ đem những danh từ huyền bí tách ra từng nét, hoặc hợp nét nọ vào với nét kia, chữ nọ vào với chữ kia, hoặc gán ghép vào các giống vật, các câu thành ngữ để đoán mọi sự việc.

1064 Theo tục nhà Trần, hằng năm, vua hội họp bầy tôi làm lễ tuyên thệ ở đền Đồng Cổ (xem thêm Chính biên quyển VI, tờ 5).

1065 Quý Ly có hai người cô đều lấy Trần Minh Tông, một người sinh ra Nghệ Tông, một người sinh ra Duệ Tông. Vợ Quý Ly lại là Huy Ninh công chúa, một tôn nữ nhà Trần.

1066 Thời đại phong kiến, mỗi khi bầy tôi biết mình có lỗi thì tháo bỏ mũ đương đội trên đầu để tạ tội.

1067 Một tước phong cho Đế Hiện khi bị giáng truất. Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 5-6.

1068 Chỉ việc Quý Ly chỉ tay lên trời thề nguyền.

1069 Sách Cương mục chua chữ "xích chủy" chỉ Quý Ly. Chua như thế có phần đúng, nhưng chưa được rõ. Theo sự nghiên cứu của chúng tôi, thì chữ "chủy" nghĩa đen là mỏ loài chim, mõm loài thú, hay cũng có thể là miệng của người. Nghĩa chữ "chủy" cũng như nghĩa chữ "khẩu". Trong Từ thư không có danh từ "xích chủy", chúng tôi tưởng nghĩa "xích chủy" cũng như nghĩa "xích

1070Bạch kê: nghĩa đen là gà trắng. Theo về thuật số học, 12 hàng chi từ tí đến hợi, mỗi chi đều cầm tinh một giống vật, như tuổi tí cầm tinh con chuột, tuổi hợi cầm tinh con lợn, ... Nghệ Tông tuổi Tân Dậu, "tân" thuộc hành kim, loàn kim sắc trắng, "dậu" cầm tinh con gà, vì thế mới dùng chữ "bạch kê" để ám chỉ tuổi Tân Dậu.

1071 Chữ "vương" ở trong lòng chữ "khẩu" thành chữ ___ "quốc" (lối viết đơn giản của ta xưa). Theo quan điểm phong kiến, nước là của vua, nên mới đặt chữ "vương" trong một ô vuông, để tượng trưng ông vua là chủ trong một chu vi rộng lớn ấy. Nhưng theo lối viết đơn giản bây giờ, đặt chữ "ngọc" ___ ở trong một ô vuông, chỉ thêm một nét chấm, mà nghĩa chữ "quốc" bây giờ khác hẳn với chữ "quốc" thời phong kiến.

1072 Tức là chức Kinh Sư đại doãn, như Nguyễn Trung Ngạn đã được làm năm Tân Tị (1341) dưới triều Trần Dụ Tông (Chính biên IX, 40).

1073Tự đây là nơi quan thự ở thời phong kiến, như Thái thường tự , Hồng lô tự ... tuy cùng mặt chữ nhưng khác nghĩa với "tự" là chùa.

1074 Xem thêm Chính biên quyển IX, tờ 44.

1075 Chỉ Chiêm Thành.

1076 Chỉ lời gièm pha của Quý Ly.

1077 Chỉ Quý Ly. Xem thêm chú thích số 6 ở Chính biên quyển XI, tờ 20.

1078 Nguyên văn là "tiền hữu sàm nhi bất kiến, hậu hữu nhi bất tri". Lời Đổng Trọng Thư trong Hán Thư .

1079 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

1080 Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 16-17 việc Quý Ly giết Nhật Chương (việc năm Nhâm Thân, 1392).

1081 Xem thêm Chính biên quyển VIII, tờ 14: việc Trần Kiện, Trần Văn Lộng.

1082 Giữ chức đại tư mã dưới triều Bình Đế nhà Tây Hán, sau giết Bình Đế. Lập nhụ tử Anh, Vương Mãng nắm hết chính quyền trong nước, tự xưng là Hoàng đế giả, cuối cùng cướp ngôi vua nhà Hán, đặt tên nước là Tân.

1083 Phù hiệu có chạm hình con lân bằng vàng.

1084 Nguyên văn chữ Hán là ___ ___. Riêng chữ ___ có hai âm: "Hoạch" và "họa" nên hai chữ này có thể đọc là "hoạch lư" cũng có thể đọc là "họa lư". Theo chú thích trong Từ nguyên thì danh từ này có nhiều nghĩa: a) nhà ở của người bầy tôi thân cận với nhà vua để định kế hoạch trong nước; b) nhà có chạm trổ; c) nhà có vẽ hình các vua hiền đời trước; d) nhà của một chức quan về triều nhà Hán.

1085 Một thiên trong sách Thượng thư , do Chu Công Đán làm ra để khuyên răn Thành vương nhà Chu. Trong sách phần nhiều nhấn mạnh về việc làm vua phải biết việc cày cấy của dân khó nhọc, không nên đánh thuế nặng, ... Hai chữ "vô dật" nghĩa là chớ có ở dưng, chớ có chơi bời làm lãng phí thì giờ.

1086 Tức là quốc âm.

1087 Chỉ Trần Thuận Tông.

1088 Sáu chữ này nghĩa là giúp vua giữ chính quyền trong nước kiêm cả việc dạy bảo vua.

1089 Có lẽ một chức đứng đầu nhà sư.

1090 Người tu luyện pháp môn cửa phật.

1091 Xem Chính biên , quyển XI, tờ 1, chú thích số 1 về chữ "thị giả".

1092 Xem lời chua ở Chính biên quyển VI, tờ 9.

1093 Bộ quan trọng nhất trong sáu bộ, phụ trách công việc tuyển bổ cất nhắc, bãi miễn các quan.

1094 Đàn thờ thần thổ địa. Theo tục xưa, từ vua đến dân đều lập đàn thờ thần thổ địa để cầu phúc.

1095 Tức Thăng Long, nay là Hà Nội. Xem thêm "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1096 Xem thêm Tiền biên quyển V, tờ 10-11.

1097 Xem thêm Chính biên quyển VI, tờ 21-22.

1098 Xem thêm Chính biên quyển II, tờ 24-25.

1099 Xem thêm Chính biên quyển XXI, 21-22: chỗ chú thích về Nghệ An.

1100 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

1101 Hai phủ này bây giờ đều thuộc tỉnh Phú Thọ.

1102 Hai phủ này bây giờ đều thuộc tỉnh Phú Thọ.

1103 Chỉ đời tam đại: Hạ, Thương và Chu ở Trung Quốc.

1104 Nhà học của cả nước, từ đời nhà Tùy trở về sau gọi là Quốc Tử giám.

1105 Đời cổ cứ 500 nhà ở chung một nơi gọi là "đảng".

1106 Tên trường hương học, nhà Hạ gọi là "hiệu", nhà Thương gọi là "tự" nhà Chu gọi là "tường". Về sau, trường huyện học cũng gọi là "tường", như trường ở một ấp, gọi là ấp tường; trường một huyện gọi là huyện tường...

1107 Những địa phận ở nơi biên viễn xa kinh kỳ ngày xưa gọi là "toại".

1108 Tên trường hương học, nhà Hạ gọi là "hiệu", nhà Thương gọi là "tự", nhà Chu gọi là "tường", như trường ở một ấp, gọi là ấp tường; trường một huyện gọi là huyện tường...

1109 Xem thêm Chính biên quyển XXI, tờ 29.

1110 Chị hoặc em ruột vua.

1111 Nay thuộc tỉnh Lạng Sơn.

1112 Nay là đất huyện Từ Liêm (Hà Nội) và Hoài Đức (Hà Tây).

1113 Xem thêm Tiền biên quyển V, tờ 22.

1114 Nguyên văn trong Cương mục chép là ___ và chua ở dưới rằng "đã khảo cứu trong Tự điển , và Bị khảo Bổ di đều không có chữ này, không rõ âm là gì". Ở đây chúng tôi chỉ căn cứ vào tự dạng có chữ "an" ở trên, nên phiên là An cho đủ âm mà thôi.

1115 Xem thêm Chính biên quyển XI tờ 20.

1116 Người tôn sùng đại giáo của Lão tử. Xem thêm chú thích số 4 ở Chính biên quyển VIII, tờ 39.

1117 Tượng trưng ngôi vua, do hào Cửu Ngũ trong quẻ Kiều là một quẻ thuần dương, ở kinh Dịch : "Long phi tại thiên, lợi kiến đại nhân". Ý nói rồng bay trên trời, thì thiên hạ thấy có ông vua đức độ to lớn.

1118 Nguyên văn chép là "tấu lục". Những bí quyết của nhà đạo giáo đều gọi là "lục". Người thụ đạo, lúc bắt đầu được nhận năm ngàn lục văn, sau được nhận tam động lục. Lục văn đều viết chữ trắng, ghi tên các thiên tào, quan thuộc và tá lại.

1119 Đời xưa xe của vua, ngoài bọc lụa sắc vàng, nên gọi là hoàng ốc, sau người ta dùng chữ hoàng ốc để tượng trưng ngôi vua.

1120 Vợ Thuận Tông là con gái trưởng Quý Ly, Thái tử An gọi Quý Ly bằng ông ngoại.

1121 Tờ yết thị dán vào cái bảng treo ở cửa kinh thành cho mọi người biết.

1122 Năm chữ "Trung thư, Thượng thư sảnh" là nêu rõ chức quan có trách nhiệm làm tờ yết thị dán trên bảng. Cả 14 chữ này nghĩa là: quan chức trong sảnh Trung thư, Thượng thư vâng theo thánh chỉ của vị nhiếp chính cai giáo hoàng đế (tức Quý Ly). - Riêng hai chữ "Thánh chỉ" nghĩa là chỉ dụ của thánh ban ra, theo chế độ phong kiến chỉ có vua mới được dùng hai chữ này.

1123 Theo Đạo đức kinh thì những người tu hành thành tiên, con trai gọi là chân nhân, con gái là nguyên quân. Chữ "nguyên quân" ở đây chỉ Trần Thuận Tông vì Thuận Tông sau khi truyền ngôi cho con, tự xưng là Thái Thượng Nguyên quân hoàng đế.

1124 Xem thêm chú thích số 4 ở Chính biên quyển XI, tờ 20.

1125 Theo Đại Nam nhất thống chí thì Đốn Sơn là gia hương Trần Khát Chân. Khi bị hành hình, Khát Chân đứng trên Đốn Sơn kêu ba tiếng thật to rồi chết, ở địa phương này có 29 đền thờ Khát Chân.

1126 Chữ "dư" ___ và chữ "trẫm" ___ theo Việt Nam đều nghĩ là ta, nhưng theo chế độ phân biệt đẳng cấp đời phong kiến thì chữ "dư" dùng chung cho người trên đối với người dưới, chữ "trẫm" để riêng cho vua xưng với thần dân.

1127 Chữ "dư" ___ và chữ "trẫm" ___ theo Việt Nam đều nghĩ là ta, nhưng theo chế độ phân biệt đẳng cấp đời phong kiến thì chữ "dư" dùng chung cho người trên đối với người dưới, chữ "trẫm" để riêng cho vua xưng với thần dân.

1128 Chỉ Trần Nghệ Tông.

1129 Hai huyện này nay đều thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

1130 Nay thuộc tỉnh Tuyên Quang. Lúc toàn quốc kháng chiến gọi là Châu Tự do.

1131 Năm ấy Quý Ly đã 65 tuổi.

1132 Chỉ Trần Nghệ Tông.

1133 Xem chú thích số 2 ở Chính biên quyển XI, tờ 32.

1134 Xem thêm tiểu sử Hồ Quý Ly: Chính biên quyển X, tờ 31-32.

1135 Một vua đời thượng cổ Trung Quốc, Ngu Thuấn được Đường Nghiêu truyền ngôi cho. Sau thường gọi đời ấylà đời Đường - Ngu, hay đời Nghiêu - Thuấn.

1136 Như chức thanh tra bây giờ.

1137 Thú: thái thú; lệnh: lệnh doãn. Những chức quan đứng đầu ở phủ, ở châu hoặc ở huyện.

1138 Thú: thái thú; lệnh: lệnh doãn. Những chức quan đứng đầu ở phủ, ở châu hoặc ở huyện.

1139 Tức khoa thi tiến sĩ.

1140 Nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.

1141 Nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

1142 Nay thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1143 Nay là xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

1144 Nay thuộc huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ.

1145 Nguyên văn câu này: "Chính giáp, bì dĩ vi thực". Chữ "giáp" nghĩa đen là con rùa, con ba ba; chữ "bì" nghĩa đen là loài thú đã chết mà da còn cả lông. Có lẽ lúc ấy đạo quân của Trần Tùng phải vào núi tìm kiếm thức ăn, nhưng chỉ tìm được mai rùa và da loài thú chưa thối nát đem nướng ăn.

1146 Tiềm: Náu hình, ẩn nấp. Để: Một danh từ để gọi dinh thự các vương hầu. Thời đại phong kiến, nhà ở của tước vương khi chưa lên ngôi vua gọi là "tiềm để", lấy nghĩa chữ "long tiềm tại uyên" (rồng nương mình dưới vực) trong kinh Dịch.

1147 Ngụy vị nghĩa đen là ngôi vua giả dối. Theo quan điểm của nho gia phong kiến, thì bầy tôi cướp ngôi vua, không được liệt vào chính thống, vì thế, nên chép ngôi vua của Quý Ly là "ngụy vị".

1148 Theo truyện Công dương thì hơi đá bốc lên trên không thành mây, mây tụ lại thành mưa.

1149 Xã tắc là một danh từ tượng trưng cho quốc gia. Theo Ngô Thì Sĩ, thì Nguyên Trừng biết chắc mình không được nối ngôi, nên ngụ ý vào cây gỗ thông để nói tài mình chỉ đáng giúp nước, không đáng làm vua. Ngô lại phê phán thêm: Bố con Quý Ly đều là dùng trí thuật lừa dối lẫn nhau.

1150 Xem thêm Chính biên quyển IX, tờ 39-40.

1151 Theo Tùy Đường gia hoại và truyện Nam Man trong Đường thư thì hoả châu là một viên ngọc có sắc óng ánh, sản ở Lâm Ấp, viên lớn bằng quả trứng gà. Có lẽ lúc bấy giờ theo hình dáng viên ngọc này ghi vào trán những người quan nô.

1152 Trần Nguyên Đán là tằng tôn (chắt) Trần Quang Khải, tôn thất nhà Trần.

1153 Ngụy Trưng, một tể tướng nhà Đường. Ngụy hình dáng thấp bé, nhưng can ngăn vua một cách mạnh bạo. Thời Đường Thái Tông, Ngụy dâng hơn hai trăm tờ sớ can ngăn, đều là đích đáng, Thái Tông phải kính sợ.

1154 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

1155 Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 37-38.

1156 Sách Toàn thư và Đại Việt sử ký bản kỷ đều chép là Chế Cha Nan.

1157 Phép cũ ở đây không nói rõ là phép của triều nào, có lẽ đặt từ triều nhà Lý, không phải của nhà Trần. Vì phần dưới đoạn văn này chép rằng: "Suốt đời triều Trần, chưa cử hành lễ tế này".

1158 Giao là một nơi xa kinh thành phỏng trăm dặm. Đời cổ, gặp tiết đông chí, vua tế trời ở Nam Giao, gặp tiết hạ chí, tế đất ở Bắc Giao, nên tế trời đất gọi là lễ tế giao.

1159 Xe thái bình chế từ triều Lý, xem Chính biên quyển III, tờ 12.

1160 Hồ Chu tước thuộc phường Bích Câu, xem Chính biên quyển XXVI, tờ 29.

1161 Đàn bà được vua phong hiệu cho gọi là mạng phụ. Có 2 hạng mạng phụ là: nội mạng phụ và ngoại mạng phu. Nội mạng phụ là những người được phong hiệu ở trong cung, như bọn phi tần, ngoại mạng phụ là công chúa, vợ tước vương và đàn bà nhờ chồng mà được phong, như quận quân, hiệu quân, phu nhân, nhụ nhân, ...

1162 Thuế ruộng đất.

1163 Thuế lực dịch.

1164 Xem thêm Chính biên quyển V, tờ 22-23 về phép thuế khóa triều nhà Trần.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...