Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 11

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 11

557 Tức vua Huệ Tông nhà Lý.

558 Chỉ Trần Thủ Độ.

559 Nay là Yên Phụ, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội (Xem theêm Chb. VIII, 39).

560 Vợ Lý Huệ Tông, mẹ Chiêu Hoàng và là chị họ Trần Thủ Độ.

561 Chức quan giúp việc như thư ký ngày nay, có nhiệm vụ thảo công văn giấy tờ theo mệnh lệnh cấp trên.

562 Tức là Lý trưởng sau này.

563 Đường Hào bây giờ là huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên.

564 Nay là thị trấn Bần Yên Nhân thuộc Mỹ Văn, Hưng Yên, vùng này làm tương khéo nên có tiếng là "tương bần". Vùng này có đến 70 làng đều có đền thờ Đoàn Thượng, gọi là Đông Hải đại vương.

565 Chức quan đứng đầu một lộ ở thời Trần, có toàn quyền quyết định mọi việc về quân dân ở lộ ấy.

566 Nam Chân sau đổi là huyện Nam Trực. Nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

567 Thái sư, Thái phó, Thái bảo.

568 Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo.

567 Bố đẻ của ông vua, chỉ vào Trần Thừa.

568 Một danh từ để gọi thay cho quốc gia.

569 Mười ngày là một tuần.

570 Một tước phong của Trần Liễu (xem thêm Chính biên quyển VI tờ 6).

571 Đường Thái Tông Thế Dân sau khi đã giết em ruột là Nguyên Cát, thì lấy luôn vợ Nguyên Cát là Dương Thị làm vợ mình, sau đẻ con tên là Minh cho thừa tự Nguyên Cát.

571 Tam cương: Vua tôi, cha con, chồng vợ.

572 Ngũ thường: Có nhiều thuyết, nhưng có hai thuyết phổ biến hơn. Một thuyết nói: nhân, nghĩ, lễ, trí, tín; một thuyết nói: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em và bè bạn.

571 Theo chế độ phong kiến, những địa phương ở ngoài kinh sư, có dựng cung điện, để mỗi khi vua đi kinh lý đến địa phương nào, đã sẵn có cung điện để ở, gọi là hành cung.

572 Lý thị nguyên là vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông).

573 Người lính ngày đêm túc trực trong cung điện nhà vua.

574 Viên Áng, Trung lang tướng nhà Hán, can Hán Văn Đế rằng: "Thánh chúa bất thừa nguy", nghĩa là ông vua thánh triết không đi vào nơi nguy hiểm.

575 Long lão là hạng già yếu mỏi mệt, có nhiều bệnh tật.

576 Chữ "phiên" nghĩa đen là cái phên hay cái giậu. Thời đại phong kiến, nước lớn phong đất cho nước nhỏ làm chư hầu, coi như cái phên, cái giậu ở ngoài để bảo vệ cho nước lớn ở trong, nên gọi chư hầu của mình là phiên quốc.

577 Xây dựng nhà cửa và có quyền sở hữu ruộng đất làm cơ nghiệp riêng của mình.

578 Chỉ việc Phụng Hiểu đứng trên núi, ném thanh kiếm đi được mười dặm.

579 Viên quan giữ về đạo giáo - Văn Tông nhà Đường đặt ra tả giai và hữu giai tăng lục. Theo sách Hội diển sử lệ nhà Thanh thì, ở kinh sư, gọi là đạo lục ti; ở phủ gọi là đạo kỷ ti; ở châu gọi là đạo chính ti; ở huyện, gọi là đạo hội ti. Những người sung vào chức này chuyên giữ việc cai quản tăng đạo trong nước, bắt phải giữ kỷ luật thanh giới.

580 -nt-

581 Chức quan giữ nhiệm vụ nhàn tản, không như những chức giữ về hành chính, quân sự, hình ngục phải hoạt động một cách ráo riết.

582 Nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội.

583 Xem thêm Chính biên quyển X tờ 6.

583 Phủ Thiên Trường nay gồm một phần các huyện Xuân Thủy, Nam Trực, Trực Ninh và T.P. Nam Định, tỉnh Nam Định. Làng Tức Mặc bây giờ thuộc T.P. Nam Định.

584 Chữ "nhuận" nghĩa là thừa, ta thường gọi là tháng nhuận, tức là tháng thừa, không phải tháng chính. Hồ Quý Ly cướp ngôi vua nhà Trần, sử phong kiến không liệt vào chính thống, nên gọi triều nhà Hồ là "nhuận Hồ".

585 Bây giờ thuộc tỉnh Thái Bình.

586 Bây giờ thuộc tỉnh Thái Bình.

587 Hai chữ "khoái" theo âm Việt thì giống nhau, nhưng theo chữ Hán thì tự dạng và nghĩa khác hẳn. Chữ "khoái" số 2 là khoái lạc; chữ "khoái" số 3 là cỏ khoái.

588 -nt-

589 Lễ nghi, âm nhạc, cỡi ngựa, bắn cung, viết chữ và tính toán.

590 Chỉ vào câu nói trong nước thái bình vô sự, nhân dân yên vui.

591 Chỉ vào việc mười năm, mười lăm năm mới cho thăng chức và thuyên chuyển.

592 Theo sách Chu Lễ , những người giữ chức khanh, đại phu, cứ 3 năm một lần đại ti, để xét về đức hạnh, đạo nghệ, người nào hiền tài thì được cất nhắc. Đời sau gọi khoa thi hương ở các tỉnh là "đại tị".

593 Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa.

594 Xuất thân nghĩa là con đường để ra làm quan. Sách Tống sử chép: Tống Chân Tông định điều lệ thi tiến sĩ, chia người đỗ làm 5 bậc: Bậc nhất, bậc nhì là cập đệ; bậc ba là xuất thân; bậc bốn, bậc năm là đồng xuất thân.

595 Tác giả bộ Đại Việt sử ký , cộng 30 quyển.

596 Nay là huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây.

597 Vị hiệu thờ ở nhà Thái miếu.

598 Huy Tông là miếu hiệu Trần Thừa, thân phụ Trần Cảnh. Xem thêm Chính biên quyển VI tờ 13.

599 Tục gọi đê tai vạc.

600 Lý Thị (không có tên), nguyên là công chúa triều nhà Lý, trước lấy Trần Liễu, khi đã có mang, bị Trần Cảnh (Thái Tông) cướp lấy làm vợ, đẻ ra Trần Quốc Khang; sau mới có mang với Trần Cảnh, sinh ra Trần Hoàng, tức Trần Thánh Tông. Xem thêm Chính biên quyển VI tờ 16 và 20.

601 Người theo về Đạo giáo, họ tự nhận tông phái của họ có nhiều pháp thuật, như cầu thần tiên, nguyền rủa, cầu cúng, giải hạn và làm bùa trấn yểm ma quỷ, v.v...

602 Người làm nghề địa lý, tìm đất tốt để mồ mả, cắm hướng nhà.

603 Chỗ đất đẹp, có khí thế hưng vượng, có thể khởi được nghiệp đế vương.

604 Tần Thủy Hoàng ngờ ở phương Đông Nam có khí sắc linh tú, có thể phát sinh ra Thiên tử; vì thế Thủy Hoàng thường đi tuần du về mặt đông để trấn áp.

605 Nguyên văn về phần mục chép "Bà Lễ Giang", về lời chua lại chua "Bà mã Giang" và "Lễ Giang". Chúng tôi đã tham khảo sách Đại Nam nhất thống chí , về phần sông ngòi tỉnh Thanh Hóa, thấy chép Mã Bà Giang thuộc huyện Sơn Đông. Vậy không rõ con sông này tên là Bà Mã hay Mã Bà, sẽ khảo cứu sau. Còn sông Lễ là một tên riêng của sông Mã thuộc huyện Vĩnh Lộc.

606 Nguyên văn về phần mục chép "Bà Lễ Giang", về lời chua lại chua "Bà mã Giang" và "Lễ Giang". Chúng tôi đã tham khảo sách Đại Nam nhất thống chí , về phần sông ngòi tỉnh Thanh Hóa, thấy chép Mã Bà Giang thuộc huyện Sơn Đông. Vậy không rõ con sông này tên là Bà Mã hay Mã Bà, sẽ khảo cứu sau. Còn sông Lễ là một tên riêng của sông Mã thuộc huyện Vĩnh Lộc.

607 Tức nước Ai Lao.

608 Xem thêm Chính biên quyển III tờ 4.

609 Xem thêm Chính biên quyển VI tờ 25.

610 Chữ "minh" nghĩa đen là ghi. Dùng văn tự ghi chép những điều hay lẽ phải vào một vật gì để tự răn mình, hoặc khuyên răn người khác, dầu lâu ngày cũng không thể quên được.

611Trung hiếu: Trung với vua, hiếu với cha mẹ. Hòa tốn: Hoà nhã và khiêm tốn đối với mọi người. Ôn lương: Ngôn ngữ, cử động lúc nào cũng dịu dàng mềm mỏng mà không nghiêm khắc, bình thường giản dị mà không nham hiểm. Cung kiệm: Giữ mình nghiêm trang kính cẩn, tiêu dùng sẻn nhặt mà có tiết độ.

612 Thượng hoàng tức Trần Thừa. Thiên Thành công chúa, An Sinh vương Liễu, Thụy Bà và Trần Thái Tông đều là con Trần Thừa.

613 -nt-

614 Quốc Tuấn là con An Sinh vương Liễu, Quốc Tuấn đối với Thiên Thành công chúa là cô cháu ruột.

615 Thượng hoàng tức Trần Thừa. Thiên Thành công chúa, An Sinh vương Liễu, Thụy Bà và Trần Thái Tông đều là con Trần Thừa.

616 -nt-

617 Tức đất ba châu Địa Lý, Ma linh và Bố Chính do chúa Chiêm Thành là Chế Củ đã dâng cho Lý Thánh Tông năm Thần Vũ thứ nhất (1069) (xem thêm Chính biên quyển III tờ 29).

618 Những học trò vào bậc cao đệ của Khổng Tử.

619 Kinh Dịch , kinh Lễ , kinh Thi , kinh Thư và kinh Xuân thu .

620Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung .

621 Cao tông nhà Ân là một vị vua hiền, muốn tìm được người hiền tài để giúp việc trị nước. Một hôm, chiêm bao thấy Thượng đế cho một hiền nhân, mới vẽ hình dạng người đã trông thấy trong lúc chiêm bao, rồi sai người đi tìm, sau tìm được Phó Duyệt đương đắp tường đất ở Phó nham, mời về giúp việc, quả nhiên Phó Duyệt là bậc hiền tài giúp Cao tông trị nước, làm cho nhà Ân được thịnh trị.

622 Trung quan tức hoạn quan.

623 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

624 Sáu lần nước lớn: Năm Thiên Ứng chính bình thứ 2, thứ 5, thứ 7, 12, 14 và năm Nguyên Phong thứ 5.

625 Ba lần động đất: Năm Thiên Ứng Chính bình thứ 9, 16, 19.

626 Một lần đất nứt: Năm Thiên Ứng chính bình thứ 10.

624 Chỉ việc Trần Liễu nhân nước to, đi thuyền vào chầu, rồi ghé thuyền vào cung Lệ Thiên hiếp dâm phi tần cũ nhà Lý. (Xem thêm Chính biên quyển VI, tờ 16).

625 Xem Thái học sinh và xuất thân chua ở Chính biên quyển VI tờ 30.

626 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

627 Tế Giang: sau là Văn Giang thuộc phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

628 Nay là huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên.

629 Xem thêm Chính biên quyển II tờ 19.

630 Theo Hưng hóa chí lược của Phạm Thận Duật thì: Phủ Quy Hóa thống lĩnh 3 huyện là Yên Lập, Văn Chấn, Trấn Yên và 2 châu là Văn Bàn, Thủy Vĩ. Nay huyện Yên Lập thuộc tỉnh Phú Thọ, còn 2 huyện và 2 châu kia thuộc tỉnh Yên Bái.

631 Nước Đại Lý bị Hốt Tất Liệt nhà Nguyên diệt từ năm 1252, đặt là Đại Lý lộ bây giờ thuộc địa phận tỉnh Vân Nam.

632 Nhật Hiệu viết hai chữ "nhập Tống" ý nói nên chạy sang Trung Quốc nương nhờ vào nhà Tống.

633 Thời Xuân Thu, nước Tống đánh nhau với nước Trịnh, khi sắp đánh nhau, tướng nước Tống là Hoa Nguyên giết dê cho quân sĩ ăn, người cầm cương xe ngựa tên là Dương Châm không được ăn. Lúc đánh nhau, Dương Châm bảo Hoa Nguyên rằng "việc chia thịt dê hôm trước quyền ở ông, còn việc ngày nay là quyền ở tôi", rồi hắn đánh xe xông thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, thành ra Hoa Nguyên bị quân Trịnh bắt, quân Tống bị thua. ( Xuân thu đại toàn quyển XIX tờ 13).

634 Chỉ việc Trần Thái Tông nhận lỗi về mình để tha tội cho Cự Đà.

635 Tức Chiêu Hoàng nhà Lý, lấy Trần Thái Tông, sách phong là Chiêu Thánh Hoàng hậu, sau Thái Tông lấy vợ Trần Liễu, truất Chiêu Thánh Hoàng hậu làm công chúa. (Xem thêm Chính biên quyển VI, tờ 16).

636 Quẻ Kiền tượng trưng người cha: nói về vị trí thì ở về Tây Bắc; nói về thời tiết là lúc mùa thu mùa đông giao tiếp nhau, lúc ấy muôn vật tiềm tàng khô héo. Quẻ Chấn tượng trưng người con trai trưởng: nói về vị trí thì ở về phương đông; nói về thời tiết là mùa xuân, lúc ấy muôn vật đều sinh trưởng.

637 Thượng hoàng đây là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông.  

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...