Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 18

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 18

1267Toàn thư Bản kỷ chép rõ là ngày mồng 6, tháng 8, năm Ất Sửu (1385) (quyển X, tờ 1b).

1268 Chỉ cha con nhà Hồ Quý Ly. Theo quan điểm sử học xưa, phàm những triều đại nào làm chuyện cướp ngôi, đều bị liệt vào hàng tiếm nghịch, nên Cương mục thường gọi nhà Hồ là "nghịch Hồ" hoặc "ngụy Hồ" hoặc "nhuận Hồ".

1269 Chỉ Lê Lơi không chịu khuất phục người Minh, nói những lời khẳng khái và cuối cùng khởi nghĩa, đánh dẹp quân xâm lược.

1270 Tên là Lưu Bang, tự là Quý, người đất Bái, cuối đời Tần, do chân đình trưởng nổi lên làm Bái Công, rồi được lập làm Hán vương. Sau dẹp yên Tam Tần, lật đổ Hạng Vũ, thống nhất được đất nước, sáng lập triều Hán; khi mất, miếu hiệu là Hán Cao Tổ.

1271 Tên là Lưu Bang, tự là Quý, người đất Bái, cuối đời Tần, do chân đình trưởng nổi lên làm Bái Công, rồi được lập làm Hán vương. Sau dẹp yên Tam Tần, lật đổ Hạng Vũ, thống nhất được đất nước, sáng lập triều Hán; khi mất, miếu hiệu là Hán Cao Tổ.

1272 Xem điều thứ 5 và thứ 19 trong "Phàm lệ" của Cương mục ( Tiền biên , tập 1, trang 23, 25-26).

1273 Xem điều thứ 5 và thứ 19 trong "Phàm lệ" của Cương mục ( Tiền biên , tập 1, trang 23, 25-26).

1274 Khu vực hành chính của dân tộc thiểu số xưa, giống như đơn vị thôn, xã của người Kinh.

1275 Khu vực hành chính của dân tộc thiểu số xưa, giống như đơn vị thôn, xã của người Kinh.

1276 Nguyên văn là "Đảo quái điểu".

1277 Năm kinh của nhà nho: Dịch, Thi, Thư, Lễ và Xuân Thu .

1278 Bốn sách của nhà nho: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử .

1279 Bộ sách do bọn Hồ Quảng, vâng lệnh vua Minh, soạn ra. Nội dung dựa vào học thuyết của các Tống nho, chia làm 13 mục, gồm 70 cuốn.

1280 Nay là địa phận thành phố Nam Kinh và huyện Giang Kinh Trung Quốc.

1281 Trong bảng thống kê này có những sách về loại điển chương hoặc pháp luật như Hình thư, Quốc triều thông lễ , v.v..., tuy đứng tên một vua nào đó, nhưng thực tế không phải vua ấy là tác giả, chẳng qua Lịch triều hiến chương chỉ nêu ra để đánh dấu thời đại mà thôi.

1282 Một kinh nói về đạo lý nhà Phật. Hiện nay hãy còn.

1283 Toàn tập không còn; hiện nay có sót lại một bài thơ có chép trong Lịch triều hiến chương và Hoàng Việt thi tuyển , ...

1284 Nay còn độ dăm bài như có chép trong Toàn thư Bản kỷ (quyểnV, tờ 58: bài chơi Hành cung Thiên Trường), Lịch triều hiến chương và Hoàng Việt thi tuyển , ...

1285Cương mục không sắp xếp theo đúng thứ tự niên đại, nên đã đặt Trần Dụ Tông lên trước Trần Nhân Tông, cũng như đặt Trần Minh Tông lên trên Trần Anh Tông, và đặt Chu Văn Trinh lên trên Trần Quốc Tụy, Trần Quang Khải, ... nhưng nay chúng tôi buộc phải dịch theo thứ tự xếp đặt của nguyên thư, chứ không xếp lại.

1286 Nội dung chép việc đánh dẹp giặc Nguyên (theo Lịch triều hiến chương ) và ghi rõ thành tích những người đã lập được kỳ công xung phong phá trận trong khi kháng chiến Mông Cổ xâm lược (theo Toàn thư Bản kỷ V, 57b).

1287 Thơ của Trần Nhân Tông, theo Lịch triều hiến chương , nay còn hơn 20 bài.

1288 Thơ của Trần Minh Tông, theo Lịch triều hiến chương , nay còn hơn 10 bài. Cương mục Chính biên X, 10 chép Trần Minh Tông, khi sắp mất, sai thị thần là Nguyễn Dân Vọng đem đốt bản thảo những thơ mà minh đã làm (ngự chế thi thảo).

1289 Sử chép Trần Anh Tông, khi sắp mất, sai đem đốt những tác phẩm của mình: những chữ đã viết, những bức tranh đã vẽ và tập Thủy vân tùy bút (Cm. Chính biên IX, 16). Theo Lịch triều hiến chương , thì toàn tập Thủy vân tùy bút nay không còn, chỉ sót lại 8, 9 bài thơ.

1290 Bảo Hòa, tên một cung điện làm ở núi Lạn Kha, huyện Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh) mà Trần Nghệ Tông (1370-1372) thường lui tới, nên mới dùng chỗ ở để đặt tên cho sách. Cương mục Chính biên quyển X, 52 chép là Bảo Hòa cung (không phải điện) và tên sách là Bảo Hòa dư bút (không có chữ điện ).

1291 Nay còn một vài bài như thấy trong Lịch triều hiến chương và Hoàng Việt thi tuyển .

1292 Tên thụy của Chu An (mất năm 1370, nay thường gọi là Chu Văn An). Theo Lịch triều hiến chương , ông còn có Quốc ngữ thi tập 1 quyển.

1293 Khi về ẩn ở núi Chí Linh (thuộc Hải Dương), Chu An lấy hiệu là Linh Sơn tiểu ẩn. Xem thêm Chính biên X, 28-29.

1294 Sầm Lâu, tên hiệu của Trần Quốc Tụy, là chồng Thụy Bảo công chúa, và là con rể Trần Thái Tông. Tụy học giỏi, thơ hay, khi chết mới 24 tuổi ( Toàn thư Bản kỷ V, 36b-37a)

1295 Khi về ẩn ở núi Chí Linh (thuộc Hải Dương), Chu An lấy hiệu là Linh Sơn tiểu ẩn. Xem thêm Chính biên X, 28-29.

1296 Băng Hồ, tên hiệu của Trần Nguyên Đán (1320-1390), ông ngoại Nguyễn Trãi (xem thêm Chính biên XI, 2).

1297 Giới Hiên, tên hiệu của Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370). Xem thêm Chính biên X, 8.

1298 Chữ "Hiệp" nhiều người quen đọc là Giáp. Hiệp Thạch, biệt hiệu của Phạm Sư Mạnh, học trò Chu An, có đi sứ Trung Quốc năm 1345. Xem thêm Chính biên IX, 46; X, 28.

1299 Xem thêm Chính biên XI, 3.

1300 Hàn Thuyên, người đầu đời Trần (thế kỷ thứ XIII), quê ở huyện Thanh Lâm thuộc Hải Dương. Theo Lịch triều hiến chương , thì trong tập Phi sa của Hàn Thuyên có nhiều thơ nôm. Xem thêm Chính biên VII, 26.

1301 Cũng gọi là Ngự phê lịch đại thông giám tập lãm , sách làm năm Thanh Kiền Long thứ 32 (1767), căn bản dựa theo bộ Lịch đại thông giám toản yếu của nhà Minh soạn hồi niên hiệu Chính Đức (1506-1521), rồi có sửa đổi và bổ sung mà làm thành sách này: bắt đầu từ thời Phục Hi đến đời Minh, gồm 116 quyển.

1302 Khu vực ở ngoài đô thành hoặc thị trấn đều gọi là "hương". Mỗi "hương" xưa gồm có 12500 nhà.

1303 Cũng đọc là "tương", tức như ta gọi "ngoại ô" hoặc "ngoại châu thành".

1304 Đàn ông không vợ.

1305 Đàn bà góa chồng.

1306 Con mồ côi cha.

1307 Người già không có con.

1308 Đô có nhiều nghĩa. Đây có nghĩa là đơn vị một khu vực lớn hơn ấp.

1309 Một chức coi giữ quân lính ở bên trong (nội quân) ở dưới chức Đại Tổng quản là chức đứng đầu quân đội.

1310 Đừng lẫn núi Chí Linh ở Thanh Hóa này với núi Chí Linh ở Hải Dương. Xem thêm "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1311 Trung thần của Hán Cao Tổ. Khi Cao Tổ bị Hạng Vũ vây ở núi Huỳnh Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tình hình nguy ngập quá, Tín phải ăn mặc giả làm Cao Tổ, thay Cao Tổ ra đầu hàng: bị Hạng Vũ đốt chết. Còn Cao Tổ nhờ đó trốn thoát.

1312 Chỉ việc Lê Lai chịu chết thay cho Lê Lợi.

1313 Thuộc huyện Vĩnh Lộc (xưa là Vĩnh Ninh), tỉnh Thanh Hóa.

1314 Nay là Hà Nội.

1315 Thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

1316 Trước thuộc Hải Dương, về sau đổi thuộc Kiến An. Nay là huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng.

1317 Nguyên văn là "huyền tôn", tức là cháu năm đời.

1318 Xem "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1319 Ta quen đọc là "Giáp". Còn Từ Nguyên thì âm là "Hiệp".

1320 Tức Lê Ngạ.

1321 Tục gọi là Tiên Miêng, nay là huyện Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng.

1322 Nay thuộc thành phố Hải Phòng.

1323 Xem chú giải ở Cương mục Chính biên I, 9.

1324 Nay thuộc thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

1325 Đơn vị một khu vực hành chính của miền núi xưa. Xem thêm chú giải số 3 ở Chính biên I, 1.

1326 Phủ này ở về phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa.

1327 Nguyên văn chép là "Để Giang".

1328 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1329 Ở địa phận châu Lang Chánh thuộc Thanh Hóa.

1330 Qua năm sau (Giáp Thìn, 1424) bọn Sơn Thọ nhà Minh phải trả lại Lê Trăn về với nghĩa quân.

1331 Một chức quan võ cao cấp hồi đầu Lê.

1332 Lê Trăn bị bọn Trần Trí giam giữ từ năm Quý Mão (1423). Xem Cương mục Chính biên XIII, 16.

1333 Điều đình với Bình Định vương, xin giải vây cho Trà Long.

1334 Người Nam mà làm tri phủ với nhà Minh.

1335 Nguyên văn bằng chữ Hán.

1336 Chỉ vua Minh.

1337 Mỗi tuần mười ngày.

1338 Tù trưởng một địa phương.

1339 Nay thuộc tỉnh Thái Nguyên.

1340 Thay Trời làm việc giáo hóa nhân dân.

1341 Chỉ việc Lê Lợi dùng hiệu là "Đại Thiên hành hóa" trong các bản công văn, khi đánh dẹp giặc Minh.

1342 Lời Hồn Hãn đời Xuân Thu chê Tử Sán nước Trịnh ( Xuân thu ngũ truyện XIII, 51).

1343 Xem thêm Chính biên III, 29.

1344 Nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

1345 Quảng Đông và Quảng Tây.

1346 Quân thành Đông Quan và viện binh ở Vân Nam mới sang.

1347 Nay là huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định.

1348 Nay thuộc tỉnh Thái Bình.

1349 Thuộc tỉnh Hà Tây.

1350 Tục gọi là "Thá", tức là chỗ Ngã ba Thá.

1351 Tức làng Mọc, nay là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân, Hà Nội.

1352 Tức Thanh Hóa.

1353 Tức làng Lam Sơn, quê của Lê Lợi.

1354 Xem "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1355 Hán văn là Cổ Lãm.

1356 Quân lưu động.

1357 Nguyên văn là "Tam La kiều". Cái cầu chỗ giáp giới ba làng La, tức là La Khê, La Cả và La Nội, nay thuộc xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

1358 Nguyên văn là "Nhân Mục kiều". Nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

1359 Toán quân xuất kỳ bất ý, ập đánh đối phương khi không phòng bị hoặc không lường tính được trước.

1360 Toán quân đường đường chính chính ra trận đánh nhau với đối phương.

1361 Một thứ súng ở đương thời.

1362 Hai thứ của quý trong bốn đồ cổ của Việt Nam (An Nam tứ khí). Xem thêm "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1363 Hai thứ của quý trong bốn đồ cổ của Việt Nam (An Nam tứ khí). Xem thêm "Lời chua" ở sau của Cương mục .

1364 Ý nói nên bỏ đường phi chính nghĩa, theo đường chính nghĩa.

1365 Nguyên văn Cương mục in lầm là "quan nghi".

1366 Nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

1367 Nay thuộc tỉnh Hà Tây.

1368 Sau đồi Phú Lãm. Tục gọi là Sốm. Nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

1369 Bây giờ thuộc tỉnh Hà Tây.

1370 Bây giờ thuộc tỉnh Hà Tây.

1371 Nay thuộc huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây.

1372Cương mục in lầm là "Chính Bình Long Ứng".

1373 Khoái Châu nay thuộc Hưng Yên, Lý Nhân nay thuộc Hà Nam, Tân Hưng và Kiến Xương nay thuộc Thái Bình.

1374 Cũng gọi là Kiến văn tiểu lục .

1375 Miền núi.

1376 Nguyên văn là "điển binh".

1377 Tức là chữ "Cao" ____ ( Toàn thư bản kỷ , X, 24b, 44b, 45a-b). Cương mục vì kiêng tên húy triều Nguyễn, nên không dám viết rõ mặt chữ.

1378 Niên hiệu Minh Thành Tổ (1403-1424). Xem thêm Chính biên XII, 20.

1379 Chỉ việc lập Trần Cao.

1380 Có ý nhắc lại lời Lê Lợi nói trước khi khởi nghĩa: "Trượng phu ở đời nên cứu nạn lớn, lập công to, v.v..." (Xem Chính biên XIII, 1).

1381 Người bản quốc làm quan với người Minh.

1382 Trần Phong, theo giặc Minh, làm đến đô ti. Xem thêm "Lời chua" ở dưới của Cương mục .

1383 Lương Nhữ Hốt theo giặc Minh, làm đến tham chính. Sau khi giặc Minh đã bị quét sạch, Nhữ Hốt cùng với các tên Trần Phong, An Vinh, Trung, Tồn, Sĩ Văn, Xác và Sùng Lễ đầu hàng nghĩa quân, được Bình Định vương tha tội; nhưng sau chúng lại mưu phản, định câu kết với Minh để làm nội ứng, nên ngày 24, tháng 11, năm Mậu Thân (1428), đều bị giết cả (theo Toàn thư Bản kỷ X, 25a, 62a-b).

1384 Cũng đọc: Kheo Ôn.

1385 Thuộc tỉnh Hải Dương.

1386 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1387 Một chức quan ở hàm tòng lục phẩm không có chức năng cố định, được quyền tham dự bàn chính sự.

1388 Tức là Lại Bộ, Binh Bộ, Lễ Bộ, Công Bộ, Hộ Bộ và Hình Bộ.

1389 Nay là xã Thiện Phiến, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...