Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 29

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 29

2215 Tức chánh chủ khảo sau này.

2216 Tức phó chủ khảo sau này. Xem thêm chính biên quyển XXXIV, tờ 8.

2217 Một danh từ để gọi chung các viên quan giữ một nhiệm vụ nhất định.

2218 Nay huyện Thư Trì hợp với huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư thuộc tỉnh Thái Bình.

2219 Xem chú thích số 1. Chính biên quyển IV, tờ 19.

2220 Xem thêm Chính biên quyển XXI, tờ 12 về việc Lê Thánh Tông kể tội lỗi và nết xấu của Trần Phong.

2221 Tức Nghi Dân.

2222 Lời phê này có ý muốn nhắc đến việc ân xá tháng 8 năm Hồng Đức thứ 13, tháng 2 năm thứ 15 và lần này nữa.

2223 Chỉ oai vua nhà Minh.

2224 Một chức quan giữ việc nghi lễ và đi sứ nước ngoài.

2225 Một nước đã bị xâm lấn mất đất đai, nay cho nước ấy lại được bảo tồn lấy đất đai cũ của mình; mà dòng giống của vua chúa đã bị diệt vong, nay cho dòng giống ấy lại được kế tiếp giữ lấy cơ nghiệp của tổ tông mình. Chế độ này đặt ra từ đời nhà Thương, nhà Chu ở Trung Quốc.

2226 Xét công trạng lần thứ nhất.

2227 Xét công trạng lần thứ hai.

2228 Xét suốt cả công trạng trong 9 năm.

2229 Một viên quan chức dưới, được quyền giữ công việc chức trên, để thử thách về tài năng, vì chưa được chính thức bổ dụng, nên gọi là thí quan, cũng như danh từ "thí sai" sau này. Xem thêm lời chua của Cương Mục chính biên quyển XXIII, tờ 9.

2230 Nha môn có nhiều việc phiền kịch.

2231 Nha môn ít việc, công việc đơn giản.

2232 Năm Quang Thuận thứ 10 đã đổi tên là phủ Phụng Thiên, quản lĩnh hai huyện: Thọ Xương và Quảng Đức. Vị trí phủ này ở liền kinh thành Thăng Long, nên lệ thuộc thẳng với kinh sư, không lệ thuộc vào một xứ nào trong 13 xứ cả.

2233 Nguyên văn chép 22 sở (nhị thập nhị sở), nhưng nếu cứ lấy hai chữ làm tên một sở như các sở ở Nghệ An, Thuận Hóa, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, và Quảng Nam, thì thủ ngữ của Thái Nguyên lại là 32 sở. Như vậy không biết có phải nguyên thư in nhầm chữ "tam" ra chữ "nhị" không? Hay là có tên sở nào ba chữ hoặc bốn chữ mà tách ra không được đúng chăng? Vì sách in đã không chấm ngắt ra, mà các sở ấy lại đều là những tên lạ, không biết tách ra từng sở thế nào cho chính xác được.

2234 Chỉ việc Nghi Dân giết Lê Nhân Tông cướp ngôi vua. Xem thêm Chính biên quyển XVIII, tờ 34.

2235 Niên hiệu Lê Nhân Tông (1443-1453).

2236 Chỉ việc Nghi Dân trèo thành vào cung điện giết mẹ con Lê Nhân Tông, xem thêm Chính biên quyển XVIII, tờ 34-35.

2237 Không phải tên một chức quan, mà là danh từ để gọi chung các quan văn võ được phụng mạng vua vào chầu, vào yết kiến trong kinh đô.

2238 Một danh từ để gọi riêng những viên quan được giữ chính thức, còn thuộc quyền viên quan chính chức, giúp đỡ công việc trong một nha môn.

2239 Năm được mùa.

2240 Đạo làm vua.

2241 Tiết thảo người làm tôi.

2242 Vua sáng, tôi hiền.

2243 Tưởng nhớ người anh tuấn, hiền tài (chú thích theo Việt sử mục lục).

2244 Khí vận tỏ vẻ đặc sắc.

2245 Những thư thảo trong lúc vui đùa đã thành văn (chú thích theo Việt sử mục lục).

2246 Người văn học.

2247 Hoa mai.

2248 Chữ "quỳnh" nghĩa đen là viên ngọc quý, người ta thường dùng chữ này để tượng trưng cho thứ gì tinh anh trong sáng. Chữ uyển có một nghĩa là tụ họp. Tống Thái Tổ thường ban yến cho các tiến sĩ ở quỳnh lâm uyển, vua tôi xướng họa thơ phú với nhau. Có lẽ Lê Thánh Tông cùng phỏng theo vận sự đời Tống, nên đặt tên chín khúc hát là "quỳnh uyển cửu ca".

2249 Tao đàn cũng như văn đàn, thi đàn. Chữ "tao" có nghĩa là văn chương thanh tao đến tuyệt diệu. Chữ "đàn" có nghĩa là một nơi quãng trường. Bốn chữ này có ý nói một viên tướng đứng đầu trong quảng trường của Thi Nhân, mặc khách.

2250 Lời phê này nhắc lại việc tai biến đã xảy ra đời Lê Thánh Tông: 11 lần hạn hán, 6 lần thủy tai và 4 lần dân bị kém đói.

2251 Chỉ vào đầu đề của chín khúc hát, như: phong niên, minh lương, kỳ khí v.v...

2252 Chỉ vào việc đặt tên khúc hát là "quỳnh uyển cửu ca" và vua tôi xưng hô là Tao đàn nguyên soái, phó nguyên soái và nhị thập bát tú.

2253 Sử thần nhà Nguyễn cho việc Nghi Dân giết Nhân Tông cướp ngôi vua không phải là chính thống và coi như chính thống nhà Lê đến đây đã mất; đến khi thánh tông lên làm vua, họ cho là lại kế tiếp được chính thống, vì thế họ chép đời Lê Thánh Tông là trung hưng.

2254 Sử phong kiến lẫn lộn nước với vua là một, vì thế họ nhận Lê Thái Tổ sáng lập cơ nghiệp nhà Lê tức là mở nước, nên chép là khai quốc.

2255 Nay thuộc thôn Thúy Lĩnh, xã Lĩnh Nam, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

2256 Nay là xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2257 Văn đế nhà Hán lúc sắp mất, để tờ chiếu lại cho chịu tang 36 ngày, như thế là đem 36 ngày thay thế cho 36 tháng (3 năm).

2258 Mặc áo mới cho người chết, và bó thi thể lại.

2259 Bó thi thể vào áo quan.

2260 Chôn quàn. Theo nghi lễ cổ, thiên tử chết, bảy ngày làm lễ quàn, bảy tháng làm lễ táng; vua chư hầu chết, năm ngày làm lễ quàn, năm tháng làm lễ táng: đại phu sĩ và thứ nhân chết, ba ngày làm lễ quàn, ba tháng làm lễ táng.

2261 Khi linh cửu còn để trong nhà, mỗi ngày hai buổi, con cháu đặt cổ lên bàn thờ để cúng tế, gọi là triệu điện, tịch điện.

2262 Nay là thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

2263 Nay thuộc xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng, Thái Bình.

2264 Nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh.

2265 Nay thuộc xã Quảng Phú, huyện Gia Lương, Bắc Ninh.

2266 Xem chú thích số 1, quyển VI, tờ 20.

2267 Nguyên văn: "Hữu bị võ hoạn" (thiên Duyệt mệnh trung), Thư kinh đại toàn quyển V, tờ 28).

2268 Nguyên văn: Trùng môn kích tích, dĩ dãi bạo khách". (Hệ từ hạ, Dịch kinh đại toàn quyển XIX, tờ 9).

2269 Những người thợ sung vào quân ngũ các vệ, giữ việc xây dựng kho tàng, đền quán và dinh thự... (Việt sử thực lục quyển XIV, tờ 17).

2270 Những người thợ sung vào quân ngũ các vệ, giữ việc xây dựng kho tàng, đền quán và dinh thự... (Việt sử thực lục quyển XIV, tờ 17).

2271 Những người thợ sung vào quân ngũ các vệ, giữ việc xây dựng kho tàng, đền quán và dinh thự... (Việt sử thực lục quyển XIV, tờ 17).

2272 Nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương.

2273 Nay thuộc xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Tây.

2274 Nguyên văn: "bất lưu ngục" (Tượng từ quẻ Lữ, Chu đinh đại toàn quyển XV, tờ 32).

2275 Nguyên văn: "phí tế yếu tù" (thiên khang cáo, Thượng thư đại toàn quyển VII, tờ 39).

2276 Niên hiệu Quang Thuận đời Lê Thánh Tông chỉ có năm kỷ sửu (1469) không có năm Ất Sửu. Ất Sửu thuộc năm Thái Hòa thứ 3 (1445) đời Lê Thánh Tông. Ở đây, có lẽ Cương mục chép lầm, sẽ khảo cứu sau. Làng Thái Bạt nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, Hà Tây.

2277 Xem chú thích số 2. Chính biên, quyển 1, tờ 23.

2278 Xin miễn dự vào việc chấm thi, để tránh tai tiếng.

2279 Nguyên văn: "Quân tử dĩ cư hiền đức thiện tục" (Quẻ Tiệm sách Chu Dịch).

2280 Nguyên văn: "Hoằng phu ngũ điển, thức hỏa dân tắc" (Thiên Quân nha, sách Thượng thư). Năm đạo thường: vua, tôi, cha, con, vợ, chồng, anh em và bè bạn.

2281 Nguyên văn: "kỳ nghĩ bất thắc, chính thị tứ quốc". (thơ XI-cưu, sách Mao thi).

2282 Nguyên văn: "Tề bát chính dĩ phòng dâm, nhất đạo đức dĩ đồng tục (thiên vương chế, sách lễ kỷ). Tám chính sách; thức ăn+thức mặc+nghề nghiệp của từng người+đồ dùng của từng địa phương+trượng thước dùng để đo đạc+đấu hộc dùng để đong lường+số nhiều, số ít của từng đơn vị+bề rộng, bề hẹp của từng đồ dùng (tờ 66, sách đã dẫn trên).

2283 Theo lễ giáo cổ, người đàn bà nào phạm bảy điều sau đây, sẽ bị chồng bỏ: - không có con;- dâm đảng;- không kính thờ cha mẹ chồng;-lắm lời nhiều điều; -ăn trộm, ăn cắp;-ghen tuông;-có chứng bệnh như hủi, điên, câm điếcv.v... Nhưng đối với vợ của bọn vua chúa thì dầu không có con cũng không phải bỏ, nên chỉ có "lục xuất".

2284 Chế độ triều Lê, quân và dân tuy ở nhà làm ruộng, nhưng mỗi xã vẫn có một số người cắt phiên nhau đi làm việc cũng trong một thời gian nhất định.

2285 Nguyên văn chép "mục dân chi quan", tức chỉ các viên phủ, huyện vì phủ, huyện là người gần gủi vớt dân hơn cả, phải làm cho dân được cơm no, áo ấm, nên quan niệm cổ cho phủ huyện có nhiệm vụ chăn dắt dân.

2286 Còn gọi là chùa Thầy, nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

2287 Tên là Huyên, tức Trường lạc hoàng hậu, vợ Thánh Tông, mẹ Hiến Tông, khi Hiến Tông lên ngôi vua, tôn hoàng thái hậu. Theo lời của sử thần Võ Quỳnh khi Thánh Tông còn sống, Nguyễn Thị bị giam lỏng ở một cung riêng, lúc Thánh Tông bị bệnh, mới được vào thăm. Nguyễn Thị liền giấu thuốc độc trong tay, sờ vào mụn nhọt, vì thế mà bệnh Thánh Tông thêm kịch rồi chết.

2288 Tên là Ngô Thị Dao, vợ Thái Tông, mẹ Thánh Tông.

2289 Một danh từ để gọi riêng con vua được lập làm hoàng thái tử, để trù bị nối ngôi sau này.

2290 Cũng như hoàng trừ, đã chú giải ở trên.

2291 Tức hoàng tử Thuần.

2292 Tên là Tấn, con thứ hai của Hiến Tông.

2293 Niên hiệu Tương Dực đế (1509-1516).

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...