Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 48

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 48

3451 Đông Thành và Quỳnh Lưu, nay đều thuộc Nghệ An.

3452 Nay là thôn Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

3453 Nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

3454 Tức Thanh và Nghệ.

3455 Nay là xã nội Duệ, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3456 Nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

3457 Nay là thị trấn Nam Đàn, thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

3458 Quan chế triều Lê, phong tước công cho bầy tôi có công, dùng tên phủ hoặc tên huyện làm hiệu để phong , nhưng chỉ dùng một chữ. Ví dụ: Tuyên quốc công, tức là dùng chữ "Tuyên", tên gọi của phủ Tuyên Quang; Sùng quận công, tức là dùng chữ "Sùng", tên gọi của huyện Sùng An (Chính biên quyển XXII, tờ 14).

3459 Nay là thôn Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội

3460 Nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

3461 Nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

3462 Viên quan không do tiến sĩ xuất thân, nhưng được bầy tôi trong triều bảo cử, cũng được bổ dụng như hàng tiến sĩ, gọi là tiến triều. Xem thêm chính biên, quyển XXXVI, tờ 28.

3463 Một đơn vị hành chánh nhỏ ở miền thượng du, cũng như trại, xóm ở miền xuôi.

3464 Năm Cảnh Hưng thứ 8 (1747), Trịnh Doanh đặt cái chuông và cái mõ ở ngoài cửa phủ đường, để cho ai muốn bày tỏ công việc hiện thời thì đánh chuông; ai có đều oan ức chưa được xét rõ lý lẽ thì đánh mõ tâu bày.

3465 Nay là xã Lạc Đạo, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3466 Nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội

3467 Nay là thôn Cao Mỗ, xã Chương Dương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

3468 Các huyện Lâm Thao, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê, nay đều thuộc tỉnh Phú Thọ.

3469 Nay gồm huyện Chương Mỹ (Hà Tây) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

3470 Nt (1).

3471 Huyện Tam Dương nay hợp với huyện Bình Xuyên thành huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

3472 Huyện Sơn Dương nay thuộc tỉnh Tuyên Quang.

3473 Thiên Thi nay Ân Thi. Các huyện Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ, nay đều thuộc tỉnh Hưng Yên.

3474 Nt.

3475 Các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục, nay đều thuộc tỉnh Hà Nam.

3476 Hữu Lũng, Yên Thế và Lục Ngạn, nay đều thuộc tỉnh Bắc Giang.

3477 Nt.

3478 Bình Xuyên nay hợp nhất với huyện Tam Dương thành huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

3479 Tức là trọng xuân (tháng 2) trọng hạ (tháng 5), trọng thu (tháng 8) và trọng đông (tháng 11).

3480 Nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.

3481 Nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

3482 Nay thuộc tỉnh Lai Châu.

3483 Sách chép sự việc khi Trịnh Sâm chưa lên ngôi.

3484 Sách Thiên nam dư hạ lục biên soạn năm Hồng Đức thứ 14. Xem thêm Chính biên quyển XXIII, tờ 40.

3485 Nt.

3486 Tức Hoàng Công Chất, xem thêm tờ 15 trong cuốn này.

3487 Tức Yên Quảng, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn.

3488 Ở góc phố Quan Thánh và đường Thanh Niên, nhìn ra Hồ Tây, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội.

3489 Chính Hòa (1680-1704) một niên hiệu triều Lê Hi Tông.

3490 Cuối đời Tây Hán, Tào Tháo làm thừa tướng, uy quyền át cả vua. Phục hoàng hậu, vợ Hán Hiến đế, lập mưu giết Tháo, việc bại lộ, Tháo sai Hoa Hâm đem quân vào cung để bắt. Phục hậu đóng cửa lại rồi núp ở bức tường trong cung, Hoa Hâm phá cửa, đạp đỗ tường lôi ra. Phục hậu bảo Hiến Đế rằng: "Chả thể sống được để trông thấy nhau đâu!". Hiến Đế nói: "Tính mạng của tôi cũng chưa biết sống chết lúc nào đây!" (Tư trị thông giám quyển LXVII, tờ 2134).

3491 Xem thêm tờ 37 trong cuốn này.

3492 Chỉ việc Nguyễn Thị không cho Trịnh Sâm được ngồi chung chiếu với Duy Vĩ.

3493 Xem thêm chú thích số 1, Chính biên quyển XXXVIII, tờ 38.

3494 Tỉnh Thanh Hóa.

3495 Tỉnh Hà Nam.

3496 Xà tức xà bồn xà nói tắt, tục dân Man gọi người tù trưởng là xà. Xem thêm lời chua của Cương Mục Chính biên quyển XXXIV, tờ 48.

3497 Thi hành năm Bảo Thái thứ 2 (1721) xem thêm Chính biên quyển XXXV, tờ 40.

3498 Thi hành năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) xem thêm Chính biên quyển XXXVIII, tờ 22.

3499 Xem thêm tờ 11, 12 trong cuốn này.

3500 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

3501 Hiện nay chùa Tiên Tích hãy còn, ở gần ga Hàng Cỏ, đường Lê Duẩn Hà Nội.

3502 Tức hoạn quan.

3503 Chỉ việc Lê Quý Đôn có tiếng là người thông minh, đỗ đến bảng nhãn, mà lấy bạc đút lót của dân dâng chúa Trịnh. Xem thêm Chính biên quyển XLII, tờ 27.

3504 Câu này ý nói phong cảnh Hồ Tây, dù trời nắng hay mưa, lúc nào cũng đáng bơi thuyền để thưởng ngoạn.

3505 Câu này nghĩa đen: e rằng cỏ cây không phải của nhà Chu nữa. Chữ "thảo mộc" dùng nghĩa rộng là giang sơn đất nước, là nhân dân. Chữ Chu câu trên là "cái thuyền", cùng một âm với chữ Chu câu dưới là "nhà Chu" (một triều đại cổ Trung Quốc). Vì trong câu thơ có chữ "Chu", nên người hiếu sự mới xuyên tạc ra chữ "chu" là "nhà Chu" để nói bóng về nhà Trịnh.

3506 Trở về dân chịu dao dịch.

3507 Nay thuộc tỉnh Thanh Hoa.

3508 Thận Vi: nay là xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

3509 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

3510 Nay là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...