Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 50

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 50

3551 Nay là tỉnh Quảng Nam.

3552 Nay là tỉnh Phú Yên.

3553 Nay là tỉnh Bình Thuận.

3554 Nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

3555 Nay là huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

3556 Nay thuộc tỉnh Quảng Bình.

3557 Nay thuộc tỉnh Quảng Bình.

3558 Nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

3559 Tức hương cống triều Lê và sau này triều Nguyễn đổi là cử nhân.

3560 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

3561 Có lẽ họ cho rằng tên "Đăng Bảo" tức là đăng bảo vị (lên ngôi báu), nên họ mới bàn tán.

3562 Bốn chữ "Thảo nhất điền bát" đem chắp liền với nhau, thành một chữ "hoàng" tức là họ của Đình Bảo.

3563 Ý nói: mượn lời sấm để mong làm việc trái với bổn phận. Trong câu này có hai chữ "nhiễm nguyên", tác giả dùng điển trong sách Tả truyện. Thời Xuân Thu, Trịnh Lịnh Công sai nhà bếp nấu thịt ba ba, cho triệu đại phu là Tử Công vào, nhưng không cho ăn. Tử Công giận lắm, thò tay vào vạc lấy thịt ba ba ăn rồi hằm hằm đi ra, sau Trịnh Lịnh Công bị Tử Công giết. Vì thế người ta dùng danh từ "nhiễm chi" hoặc "nhiễm nguyên", để nói về người muốn chấm mút thứ gì mà bổn phận mình không được hưởng thụ.

3564 Câu này có chữ "thỉ" là con lợn và "dương" là con dê. Theo thuyết nhà thuật số thì 12 hàng chi đều có cầm tinh một con vật, ví dụ người đẻ năm tý tức cầm tinh con chuột, đẻ năm sửu tức cầm tinh con trâu v.v... Ở đây vì Đình Bảo tuổi Hợi nên tác giả dùng chữ "thỉ nhất"; hai bố con Sâm và Khải đều tuổi Mùi nên dùng chữ "dương quần".

3565 Ý nói: Thổi phồng lời đồng dao mà làm việc xuẩn động.

3566 Nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

3567 Nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

3568 Nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

3569 Ý nói, lúc ấy bầy tôi nhà Lê đều là hạng tầm thường, không khác gì đàn gà, chỉ Vũ Trần Thiệu là người có khí tiết khác thường. Ví như chim hạc.

3570 Nay đều thuộc tỉnh Nghệ An.

3571 Xem thêm Chính biên cuốn XLIV, tờ 21.

3572 Xem thêm Chính biên cuốn XLIV, tờ 27, 28.

3573 Xem Thêm Chính biên quyển XLIV, tờ 24.

3574 Tục gọi làng Vòng. Nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

3575 Nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

3576 Xem chú thích số 1, Chính biên quyển XXXV, tờ 33.

3577 Binh lính sử dụng thuyền, đánh nhau ở sông biển.

3578 Nay là xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3579 Nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

3580 Nay là xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

3581 Nay Giao Thủy thuộc Nam Định. Chân Định thuộc Thái Bình.

3582 Nay là xã Bách Thuận thuộc huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

3583 Tháng 8 âm lịch.

3584 Nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3585 Tức hoạn quan.

3586 Con gái Trịnh Doanh.

3587 Nay là thôn Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

3588 Nay là Chương Mỹ, thuộc tỉnh Hà Tây.

3589 Nay thuộc tỉnh Hà Giang.

3590 Tham khảo Lê sử bổ (sách chép tay, không có tên tác giả) thì thịnh khoa tức là ân khoa (chế độ thi cử thời phong kiến, khoa thi hương, thi hội đã có từng năm nhất định, nhưng năm nào vua chúa có sự vui mừng gì đó, thì gia ân mở thêm một khoa gọi là ân khoa). Trước kia chúa Trịnh định mở ân khoa, nhưng chưa quả quyết cử hành, nay Trịnh Sâm tự mở khoa thi gọi là thịnh khoa; như thế là Trịnh Sâm có ý xâm lấn cả ân điển và thi cử của vua nhà Lê.

3591 Tỉnh Hà Tây.

3592 Nay là thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

3593 Xem thêm Chính biên, quyển XXVII, tờ 20, 21.

3594 Thời đại Tần Thủy Hoàng, Triệu Cao giữ chức lang trung lệnh, Lý Tư giữ chức tả thừa tướng. Khi Thủy Hoàng đi tuần du, đem người con nhỏ được cưng chiều là Hồ Hợi đi theo, rồi Thủy Hoàng bị bệnh mất ở Sa Khâu, Triệu Cao bàn với Lý Tư lập Hồ Hợi làm vua mà phế truất thế tử là Phù Tô (Tăng Bình lịch sử cương mục bổ, quyển IV, tờ 5).

3595 Tức trấn Sơn Tây và Kinh Bắc.

3596 Nguyên văn chép là "Ngô Nhâm" vì sử thần triều Nguyễn tránh tên húy Tự Đức, nên bỏ chữ "Thì" đi và đổi chữ "Nhậm" làm chữ "Nhâm". Ở đây chúng tôi dịch đúng tên là "Ngô Thì Nhậm".

3597 Nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

3598 Tức làng Mọc, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.

3599 Nay thuộc tỉnh Lai Châu.

3600 Nay là huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu.

3601 Xem thêm Chính biên quyển XXXVIII, tờ 17-19.

3602 Ý nói: ông vua giữ hết đạo làm vua, bầy tôi giữ hết đạo làm tôi, cha giữ hết đạo làm cha, con giữ hết đạo làm con. Câu của Khổng Tử trả lời Tề Cảnh Công, chép trong thiên "nhan uyên" sách Luận ngữ.

3603 Chỉ Trịnh Khải bị truất làm con út (quý tử).

3604 Chỉ Trịnh Cán-Đoạn văn này Cương mục chép không rõ, tham khảo Lê sử bổ chép: "Thế tử tuổi thơ ấu, lại mắc bệnh. Vậy xin vương thượng giữ gìn tôn thế. Khi trăm tuổi về già, trưởng tử đả trưởng thành lên nối nghiệp, đấy là một sự may mắn cho xã tắc tôn miếu". Chép như thế có phần rõ hơn.

3605 Xem chú thích số 4. Chính biên quyển V, tờ 20.

3606 Nguyễn Hoàn đối với Sâm, nói về tình thầy trò, thì Hoàn là thầy dạy Sâm học, đã phong cho Hoàn là quốc sư; nói về nghĩa vua tôi, thì Hoàn là bầy tôi của Sâm. Vì thế nên gọi là sư thần.

3607 Nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

3608 Nay là Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

3609 Nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

3610 Chỉ Trịnh Khải.

3611 Chỉ Trịnh Khải.

3612 Xem chú thích số 1. Chính biên quyển XXXVI, tờ 15.

3613 Nguyên văn chép "đan thư thiết khoán": Văn thư viết bằng son, khoán ước chế bằng sắt, đời cổ dùng ban cho bầy tôi có công, để truyền cho con cháu được miễn tội.

3614 Tức 5 triều: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu ở Trung Quốc (907-960).

3615 Nay là thôn Linh Đàm, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

3616 Nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

3617 Nay là huyện Nam Đàn, tỉnh Hà Tĩnh.

3618 Tức ba phủ Thiệu Thiên, Hà Trung và Tĩnh Gia.

3619 Tức sáu huyện: Thiên Lộc, La Phúc, Chân Phúc, Thanh Chương, Hương Sơn, Nghi Xuân thuộc phủ Đức Quang, hai huyện Đông Thành, Quỳnh Lưu thuộc phủ Diễn Châu, hai huyện Hưng Nguyên, Nam Đường thuộc phủ Anh Đô, hai huyện Thạch Hà, Kỳ Hoa thuộc phủ Hà Hoa.

3620 Chỉ Hoàng Ngũ Phúc.

3621 Ý nói tình nghĩa bạn bè tâm đầu ý hợp, thời đại Tam Quốc. Lý Ứng và Quách Thái nổi tiếng ở kinh sư, hai người kết bạn thân với nhau. Khi Lý Ứng thôi làm quan về nhà, bạn bè ra sông tiễn biệt có hàng ngàn người. Lý Ứng chỉ cùng Quách Thái đi chung một con thuyền mà về. Vì thế, sau này người ta dùng chữ "đồng châu" để nói về tình bạn bè chí thiết.

3622 Nay là thôn Hạ Hoàng, xã Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tỉnh.

3623 Nay thuộc tỉnh Nghệ An.

3624 Cũng như quốc kế.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...