Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 25

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 25 

1991 Nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

1992 Nay thuộc xã Kim Chân, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

1993 Nam Sách theo âm Việt thì một âm, nhưng theo tự dạng trong Hán văn thì hai chữ sách khác nhau.

1994 Nam Sách theo âm Việt thì một âm, nhưng theo tự dạng trong Hán văn thì hai chữ sách khác nhau.

1995 Nay là thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên.

1996 Theo Nghi lễ đời phong kiến, mỗi khi bầy tôi vào chầu vua thì mặc triều phục, triều phục có nhiều màu: như màu tía, màu hồng, màu lục, màu lam, màu xanh... tùy theo phẩm trật cao thấp. Triều phục nào ở đằng trước ngực và sau lưng cũng đều có một bức lụa hoặc dạ hoặc nỉ hình vuông đính thêm vào gọi là bổ tử. Trên bổ tử có thêu các hình chim muông để làm tượng trưng. Thí dụ về hàng quan văn thì bổ tử thêu chim công, chim hạc; về hàng quan võ thì bổ tử thêu con hổ, con sư tử...

1997 Một tên gọi để dành riêng cho những người lấy công chúa.

1998 Một danh từ riêng để chỉ Ngự sử đài, vì các quan trong Ngự sử đài có nhiệm vụ giữ về phong hóa hiến chương trong nước, nếu ai làm điều gì trái với phong hóa hiến chương thì ngự sử có quyền đàn hạch, nên gọi Ngự sử đài là Phong Hiến đường.

1999 Bầy tôi vào triều yết vua theo một thời kỳ nhất định để quy định từ trước, gọi là thường tham.

2000 Bầy tôi được phái đi sứ ở nước ngoài, hoặc được cử đi công cán đặc biệt, trước khi đi làm nhiệm vụ vào sân rồng bái mạng để ra đi, gọi là bệ tử.

2001 Theo Phương đình địa chí loại của Nguyễn Văn Siêu thì triều Lê đặt hai huyện phụ thuộc vào kinh kỳ là Quảng Đức và Thọ Xương.

2002 Xem chú thích số 3, 4 Chính biên quyển XX tờ 3.

2003 Đầu niên hiệu Lê Nhân Tông (1443-1459).

2004 Anh em, con cháu về họ vợ của vua lúc đương thời.

2005 Ý nói không phân biệt được trái phải. Câu này dùng điển trong Sử ký đời Tần. Thừa tướng Triệu Cao dâng con hươu lên Tần Nhị Thế, lại nói đấy là con ngựa. Nhị Thế hỏi những người bên cạnh, thì người nói là hươu, người nói là ngựa, sau Triệu Cao dùng kế làm hại người nào đã nói là hươu.

2006 Nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

2007 Một danh từ để chỉ một viên quan vào chầu yết kiến vua, chứ không phải tên một chức quan.

2008 Nay là huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

2009 Huyện Lương Giang cũ, nay thuộc hai huyện Đông Sơn và Ngọc Lặc.

2010 Sử Cương mục chép lầm là năm thứ nhất.

2011 Chỉ việc hai viên tướng dạy quân sĩ diễn tập trận đồ mãi không thành thuộc.

2012 Nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

2013 Nay ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2014 Ông Trãi chính là họ Nguyễn, vì có công giúp Lê Thái Tổ diệt quân Minh xâm lược khôi phục lại đất nước, nên được theo họ vua là họ Lê. Ở đây, Cương mục chép theo họ mà Lê Thái Tổ ban cho ông.

2015 Tham khảo Ức trai dị tập, Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi có 42 bức thư, phần nhiều là thư từ trao đổi với nhà Minh và một số thư chiêu dụ các thành ra hàng.

2016 Cũng gọi là An Nam vũ cống , vì sách Dư địa chí này trình bày theo thể văn thiên Vũ Cống trong kinh Thượng thư.

2017Ức trai dị tập chép là "Thạch khánh đồ", trong sách Cương mục này Chính biên quyển XVII tờ 2 cũng chép "Thạch khánh đồ". Xem thêm chú giải số 4 ở Chính biên quyển XVII tờ 3 (tập IX, trang 60).

2018 Theo Ức trai dị tập thì văn thơ của Nguyễn Trãi hiện nay còn sót lại một tập thơ, phú và ca bằng chữ Hán và một tập thơ bằng chữ Nôm.

2019 Vua chúa khi ra ngoài kinh thành đóng ở nơi nào, thì nơi ấy gọi là hành điện hoặc hành tại.

2020 Vua chúa khi ra ngoài kinh thành đóng ở nơi nào, thì nơi ấy gọi là hành điện hoặc hành tại.

2021 Phẩm vật gì không phải là thứ thường dùng, cho nên không liệt vào số cống phẩm hàng năm, chỉ khi nào vua cho lệnh đem cống mới được cống nạp, gọi là tích cống.

2022 Tức quan đứng đầu Ngự sử đài, hàm tam phẩm, giống như Thị ngự sử thời Trần.

2023 Xem chú thích số 4, Chính biên quyển XIX, tờ 36.

2024 Trích một câu trong tờ phong sự của Ngụy Nguyên Trung dâng lên Đường Cao Tông ( Tư trị thông giám quyển 202, tờ 6387).

2025 Bốn chữ này nghĩa đen là: siêng năng, thành thật, đôn hậu, cẩn thận.

2026 Xem chú thích số 2, Chính biên quyển VIII, tờ 8.

2027 Nguyên văn chép chữ "quắc", xin xem chú thích số 4 ở Chính biên quyển XII, tờ 31.

2028 Xem chú thích số 4 ở Tiền biên quyển IV, tờ 9.

2029 Nay là huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2030 Niên hiệu Lê Hi Tông (1676-1680).

2031 Nguyên văn chép là viễn châu: Theo hình luật đời Lê Thái Tổ, viễn châu tức châu Bố Chính.

2032 Nay là huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định.

2033 Một vệ trong 6 vệ của Tây quân phủ. Theo Chính biên XX tờ 5 ở trên chép là "Lôi Oai vệ" mà ở đây chép là "Oai Lôi vệ" không rõ bên nào là đúng.

2034 Chỉ việc Lê Thánh Tông sai bộ Lại dụ bảo và lời Lương Như Hộc nói riêng với Văn Lư.

2035 Dương Hải, vốn tên là Mỗi, khi vào thi đình vua Nhân Tông đổi cho là Hải, người làng Mi Sơn, nay thuộc xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng.

2036 Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

2037 Tham chính là chức quan đứng hàng thứ 2 ở Ty Thừa chính, thuộc hàm tứ phẩm. Ty Thừa chính là cơ quan kiểm sát của Trung ương đặt tại địa phương.

2038 Tham chính là chức quan đứng hàng thứ 2 ở Ty Thừa chính, thuộc hàm tứ phẩm. Ty Thừa chính là cơ quan kiểm sát của Trung ương đặt tại địa phương.

2039 Xem chú thích số 3, Chính biên quyển V, tờ 22.

2040 Câu này nguyên văn trong Cương mục có nêu hai chữ "Ngự điểm". Xem thêm chú thích số 2, Chính biên quyển III, tờ 34, về chữ "ngự điểm".

2041 Cũng như Thiên Trì, nghĩa đen là cái ao của trời, nghĩa bóng là dòng dõi họ nhà vua. Theo quan niệm đời phong kiến, họ nhà vua chia ra nhiều chi nhiều phái, đều bắt nguồn từ ao trời.

2042 Nay là huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ.

2043 Nhà Mạc cướp ngôi vua nhà Lê, sử phong kiến cho là không phải triều chính thống, nên họ chép là Ngụy Mạc. Vua đầu tiên của triều Mạc là Mạc Đăng Dong, vì kiêng chữ "Dong", nên đổi "Tư Dong" làm "Tư Khách".

2044 Theo chế độ phong kiến, khi Thái tử khôn lớn, vua cha cho ra ở riêng một cung điện gọi là đông cung, cho nên mới dùng danh từ "đông cung" để tượng trưng cho Thái tử. Ở đông cung có các văn thần chầu chực để dẫn giải nghĩa sách cho Thái tử, chức quan của bọn văn thần gọi là đông cung thị giảng.

2045 Xem thêm Chính biên quyển XIX, tờ 31 và quyển XX, tờ 6.

2046 Chỉ bọn nha lại.

2047 Tên một chức quan giữ việc ghi chép về chính trị trong nước, về lời nói việc làm của vua chúa đương thời, dầu hay, dầu dở, đều ghi chép đầy đủ để sau chép vào sách sử.

2048 Tức quyển Nhật ký, hàng ngày vua cùng bầy tôi bàn luận hoặc thi hành công việc trong nước hoặc lời nói việc làm của vua, thì viên Khởi cư lang ghi chép tường tận, hết ngày, niêm phong sổ lại giao cho sử quan giữ.

2049 Tên một chức quan giữ việc ghi chép về chính trị trong nước, về lời nói việc làm của vua chúa đương thời, dầu hay, dầu dở, đều ghi chép đầy đủ để sau chép vào sách sử.

2050 Tên là Thế Dân làm vua 23 năm (627-649).

2051 Một tên gọi riêng của sách sử. Theo nghĩa của nó, thì Thực lục là phải chép sự thực không bịa đặt, không giấu giếm. Thời đại phong kiến, triều vua nào cũng đều có một Thực lục riêng của triều vua ấy.

2052 Thế Dân và Kiến Thành, Nguyên Cát, ba anh em tranh giành ngôi vua. Thế Dân đem quân phục ở cửa Huyền Vũ giết chết Kiến Thành và Nguyên Cát.

2053 Xem chú thích số 3, Chính biên quyển VIII, tờ 9.

2054 Chỉ việc Lê Thái Tông viện dẫn điển tích Đường Thái Tông để xem Nhật lịch .

2055 Chỉ việc Lê Nghĩa cuối cùng đem Nhật lịch dâng Lê Thánh Tông.

2056 Theo danh lệ trong hình luật đời phong kiến, có điều lệ bát nghi, người phạm tội mà được dự vào một điều trong "bát nghị" thì khi luận tội, hình quan được dựa vào tiêu chuẩn ấy mà luận tội nhẹ cho người can phạm. Ở đây, Trần Thốc muốn dựa vào tiêu chuyển nghị công để luận tội nhẹ cho Lê Hối.

2057 Đoạn văn này từ chữ "Phép nước" đến chữ "du thuyết", nguyên văn trong sử Cương mục chép không rõ ràng. Ở đây, chúng tôi dịch theo trong sách Toàn thư cho được rõ nghĩa hơn.

2058 Dùng miệng lưỡi hoạt bát để biện luận, làm rung động cả người nghe gọi là du thuyết.

2059 Hai câu này lấy điển ở thiên Duyệt Mạnh trong kinh Thượng Thư lời Cao Tông nhà Ân bảo Phó Duyệt.

2060 Nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

2061 Xem chú thích số 3, Chính biên quyển XI, tờ 32.

2062 Dùng một thứ loại kim dát cho mỏng ra làm thành hình lá cây, trong cái lá bằng vàng ấy có khắc những chữ thuộc về biểu văn, đựng vào một cái hộp bằng vàng, gọi là "kim diệp biểu". Nghi lễ này đến triều nhà Thanh, nước Miến Điện vẫn còn dùng để dâng lễ cống.

2063 Xem thêm Chính biên quyển XIX, tờ 24, việc quân sĩ hằng năm phải hội duyệt.

2064 Nay gồm các huyện Quỳnh Phụ, Đông Quan cũ (nay thuộc Đông Hưng). Thụy Anh cũ (nay thuộc Thái Thụy), tỉnh Thái Bình.

2065 Thời đại quân chủ, mệnh lệnh của vua chúa ban bố cho thần dân tuân hành, gọi là chỉ thư hoặc sắc chỉ.

2066 Một thứ dùng làm phù hiệu để làm tin, chế bằng tr, gỗ hoặc loại kim, trên mặt khắc chữ, cắt ra làm đô, triều đình và viên quan ngoài phiên trấn mỗi bên giữ một nửa. Mỗi khi triều đình có hạ mệnh lệnh cho viên quan phiên trấn nào, thì sai trung sứ cầm một nửa phù hiệu đi để làm ghi dấu. Khi tới nơi, viên quan phiên trấn đem một nửa phù hiệu mình giữ kháp với một nửa phù hiệu mà trung sứ mang đi, để phân biệt sự thật hay giả. Ngược lại, khi viên quan triều trấn sai người về tâu việc ở triều đình cũng theo thể thức ấy.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...