Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 39

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 39

2857 Duy Hài và Viết Thứ mới làm việc trong Ngự sử đài từ tháng 11 năm trước.

2858 Nay là xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

2859 Nay là xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

2860 Nay thuộc xã Phú Châu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

2861 Nay thuộc xã Đồng Nguyên, huyện Tuyên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2862 Xem chú thích ở Chính biên quyển XXXIII tờ 17 về việc hộ, việc hôn và lời chua của Cương mục về việc kiện lớn, kiện nhỏ.

2863 Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 25, 26.

2864 Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 2, 26.

2865 Câu ngạn ngữ: "Đánh giặc đất Hàm, làm quan họ Đặng". Hàm tức Đinh Văn Tả ở Hàm Giang. Có thuyết nói: "Đánh giặc họ Đinh làm quan họ Đặng". Vì Đinh Văn Tả và Đặng Đình Tướng cùng làm quan trong một thời. Đinh Văn Tả thì đời đời giữ việc binh nhung. Đặng Đình Tướng thì bố là Yên quận công Đặng Tiến Thự và anh em 5 người đồng thời làm quan to.

2866 Toán người hợp nhau đi cướp phá, khi đóng ở vùng này, khi đóng ở vùng khác, gọi là "lưu tặc". Trong Minh sử có truyện lưu tặc.

2867 Nay là phố Hàng Bạc, Hà Nội.

2868 1619-1628, niên hiệu Lê Thần Tông.

2869 Thái sư, thái phó, thái bảo, thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo.

2870 Người giữ văn thư giấy tờ trong một nha, như thông lại, đề lại, đạt lại v.v...

2871 Người có chức phận nhỏ, như cung thừa trong một cung, dịch thừa trong một trạm, tượng thừa trong một xưởng thợ v.v...

2872 Xem thêm chính biên quyển XV, tờ 2.

2873 Đoạn văn này chép không được rõ lắm. Tham khảo Chính biên quyển XXXIX, tờ 3 và "khoa mục chí" trong Lịch triều hiến chương, thì học trò vào hạng thi đủ được thể văn bốn kỳ, sẽ được cùng với sinh đồ đỗ các khoa trước cùng đi thi hương. Như vậy thì số học trò của huyện lớn 20 người, huyện vừa 15 người, huyện nhỏ 10 người, là chỉ kể học trò vào hạng toàn thông mà thôi.

2874 Viên chức giữ việc tuần phòng chung quanh trường thi, để ngăn ngừa sự gian trá.

2875 Viên chức giữ việc khám xét lều chiếu, ống quyển, hộp tráp của học trò khi vào trường thi, để ngăn ngừa việc đem bài cũ hoặc sách vỡ vào trường; lại trông coi xem xét khi học trò làm bài để giữ trật tự.

2876 Viên chức thu quyển của thí sinh khi làm bài xong, để nộp, rồi đóng vào hòm niêm phong lại.

2877 Viên chức soạn số hiệu từng quyển văn của học trò, để khỏi xảy ra sự lầm lẫn tên người nọ dán vào quyển người kia.

2878 Trong trường thi có chia ra ngoại trường và nội trường, ngoại trường là đề điệu và giám thí, nội trường là giám khảo và đồng khảo.

2879 Xem chú thích số 1 Chính biên quyển XXIX, tờ 25.

2880 Cùng một tên đất chép trong một đoạn văn mà trên chép "Giang Mãng", dưới chép "Mãng Giang", nên chưa hiểu địa danh này thế nào là đúng. Chúng tôi cứ dịch theo đúng với nguyên văn đã chép.

2881 Ở thư viện Sử học có một bộ bốn cuốn (sách chép tay) nhan đề (Lịch triều tạp kỷ) chép công việc từ Lê Gia Tông đến Lê Hiển Tông. Tác giả, Ái Châu, Cổ Đằng, Nổ Giang, Cao Tẩu, lược biên không rõ bộ sách này có đúng là Tạp kỷ của Cao Lãng mà Cương mục đã dẫn ra đây không? về việc đánh Mạc ở Cao Bằng, sách này (quyển thứ nhất) chép: "Luận Đinh Văn Tả, ,Nguyễn Hữu Tham (Sâm) đằng thảo phá Mạc Nguyên Thanh công" (bàn công đánh phá Mạc Nguyên Thanh của bọn Đinh Văn Tả và Nguyễn Hữu Tham).

2882 Nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.

2883 Ninh Bình.

2884 Nay là huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

2885 Đất huyện Lôi Dương cũ, nay thuộc hai huyện Thọ Xuân và Thường Xuân (Thanh Hóa).

2886 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

2887 Nt.

2888 Một thứ hình phạt của chế độ phong kiến. Người can phạm đã bị xử vào tội đem chém, nhưng còn được đợi ít lâu để xét lại.

2889 Chỉ việc tha tội và trao quan chức cho bọn Kính Liêu.

2890 Một danh từ để gọi chung các quan vào hàng khoa mục, giữ quyền cao chức trọng trong triều.

2891 Một thứ mũ của hoạn quan đội. Mũ này đằng trước có hình con ve trang sức bằng vàng. Văn ngôn, thường dùng danh từ này, để nói riên về bọn hoạn quan.

2892 Bốn chữ này nghĩa là "có lòng trung thành hiếu kính để giữ nước".

2893 Chữ này nguyên văn chép và chua rằng: "đã tra tự điển cùng Bị khảo, Bổ di đều không có, không hiểu âm là gì". Ở đây chúng tôi thấy chữ này bên tả có chữ "hắc" nên tạm phiên là "Hắc" cho đủ tên một người để dể đọc mà thôi. Tên này có sách chép là "Điều Sính".

2894 Chỉ việc Minh Đồ dùng lễ riêng phúng Trịnh Tạc.

2895 Trước đây là Định quốc vương, sau là Định vương, có lẽ tước vương, dùng một chữ to hơn tước vương hai chữ.

2896 Tên là Phúc Trăn, cũng gọi chúa Nghĩa, con Phúc Tần.

2897 Tiết chế: Tức tổng chỉ huy quân đội trong toàn quốc.

2898 Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 33, 34.

2899 Tên châu này về phần mục chép "Vị Xuyên" đến lời chua lại chép lầm là Vị Châu, vì "Xuyên" và "châu" theo hán văn, 2 chữ này gần giống nhau. Vị Xuyên nay thuộc tỉnh Hà Giang, Bảo Lạc nay thuộc tỉnh Cao Bằng.

2900 Châu Thủy Vỉ nay thuộc tỉnh Lào Cai.

2901 Nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

2902 Nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

2903 Xem chú thích ở Chính biên quyển XXXIII, tờ 16.

2904 Nay là xã Đông La, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

2905 Chỉ triều đình nhà Thanh.

2906 Nay thuộc thị trấn Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

2907 Khoa Nhâm Thìn, Đinh Phụ Ích do chân sĩ vọng thi đỗ tiến sĩ.

2908 Xem thêm lời chua Cương mục về Triều Dương, Chính biên quyển II, tờ 23.

2909 Tên Phúc Tu, hiệu Thiên Túng đạo nhân, con trưởng Phúc Trăn.

2910 Xem thêm tờ 13 trong cuốn này.

2911 Nay thuộc tỉnh Lào Cai.

2912 Nơi đất rộng người đông, việc binh việc lương gấp đôi nơi khác, phải bận rộn về việc bắt bớ đốc giục; thêm vào đấy việc kiện tụng nhiều, án từ phiền phức phải bận rộn về khám hỏi xét xử. Xem thêm chú thích ở tờ 19 Chính biên quyển XXXV.

2913 Tri phủ Phụng Thiên.

2914 Thanh Hóa.

2915 Xả Lực Điền nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

2916 Nay là xã Liên Bảo, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2917 Nay là xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

2918 Nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

2919 Nay là phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

2920 Nay là xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn Bắc Ninh.

2921 Nay thuộc xã An Lâm, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương.

2922 Nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

2923 Nay là thôn Tỉnh Thạch, xã Tùng Lộc, huyện Hà Tĩnh.

2924 Nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

2925 Xem thêm Chính biên quyển III, tờ 30.

2926 Xem thêm Chính biên quyển XXIII, tờ 38.

2927 Xem thêm Chính biên quyển XX, tờ 19.

2928 Bản giấy do viên quan giữ quyền tuyển bổ cấp cho người được tuyển bổ giữ làm bằng chứng cũng như văn bằng sau này.

2929 Nguyên văn chép "giáp đệ", tức những người thi đình đỗ tiến sĩ.

2930 Xem thêm Chính biên quyển XXVIII, tờ 4.

2931 Đầu bài thi "Ngư thủy long vân luận".

2932 Tức năm Cảnh Trị thứ nhất (1663) đời Lê Huyền Tông. Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 6.

2933 Chức quan đứng đầu ở ngự sử đài, hàm chánh tam phẩm.

2934 Xem thêm tờ 11 trong cuốn này.

2935 Tiền biên quyển Iv, tờ 10 chép: "Các man ở trấn Man, trấn Ninh và Lạc Biên, tục đều gọi là Lào. Ở đây chỉ chép Lạc Biên và trấn Ninh không có trấn Man. Lạc Biên trước thuộc Nghệ An, năm Vĩnh Mệnh thứ 21 (1840) thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Trấn Ninh đặt năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) thuộc Nghệ An.

2936 Tức thủ đô nước Lào bây giờ.

2937 Xem thêm tờ 47 trong cuốn này.

2938 Thời đại Lê - Trịnh, trong phủ chúa Trịnh có các chức: chưởng phủ sự, quyền phủ sư, thự phủ sự và tham tụng, bồi tụng gọi là "ngũ phủ phủ liêu". Xem thêm Chính biên quyển XLI, tờ 11.

2939 Tức phó chủ khảo.

2940 Giấy đóng quyển thi của con Lê Hy Tông, dùng dạng giấy Thanh Hoa (Lịch triều tập ký quyển I).

2941 Xem thêm tờ 33, 34 trong cuốn này.

2942 Tức các viên phúc khảo, giám khảo.

2943 Tức chánh chủ khảo.

2944 Bắt phạm nhân thắt cổ chết. Một tội nặng trong ngũ hình thời cổ.

2945 Một chức quan ở Ngự sử đài, hàm chánh ngũ phẩm.

2946 Nay là thôn võng, xã võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội.

2947 Tức trạng Bựu, vì xã Hoài Bão tục gọi là làng Bựu, nay là thôn Hoài Bão, xã Liên Bão, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

2948 Tức bộ đại việt sử ký bản kỷ tục biên.

2949 Tức năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) triều Lê Huyền Tông.

2950 Lời chua của nguyên văn không được rõ lắm. Tham khảo Từ thư (Từ Hải, trang 537, 598) thì ý tiền, tục gọi "than tiền". Nguyên tắc đánh than tiền như thế này: Trong bản đánh bạc chia thành bốn cửa: 1,2,3,4 các người đương trường được tùy ý lấy một số hạt gì đó (không rõ số lượng) bỏ vào trong một cái hộp đã để sẵn ở giữa bàn. Trong 4 cửa, con bạc muốn đánh cửa nào thì đặt tiền vào cửa ấy. Xong rồi, người cầm cái đổ số tiền hoặc hạt đã đựng trong hộp ra kiểm điểm, cứ lấy số 4 làm một đơn vị mà trừ

2951 Tức thái sư, thái phó, thái bảo và thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo.

2952 Xem thêm Chính biên quyển XXXVII, tờ 3, 45.

2953 Xem chú thích ở Chính biên, quyển XXXIII, tờ 16.

2954 Xem thêm Chính biên XXXIII, tờ 33, 34 và tờ 20, 21 trong cuốn này.

2955 Một danh từ cũ dùng để gọi về thầy dạy học. Công Chí là học trò Hồ Sĩ Dương và Hồ Lại là thế huynh Công Chí.

2956 Nay là xã Thổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

2957 Chức quan giữ việc giảng nghĩa sách.

2958 Đất huyện Vĩnh Thuận cũ, nay thuộc quận Ba Đình và quận Đống Đa, Hà Nội.

2959 Câu này nguyên văn chép: "Chỉnh tô thuế", nếu dịch đúng là "đánh tô thuế" sợ không rõ nghĩa. Chúng tôi thấy ở liền đấy có câu: "Việc cống nạp, việc tô thuế không thiếu thốn" là tham khảo Lịch triều tập kỷ chép: "Bổ quý thuế" nghĩa là bổ sung quý và thuế bỏ thiếu từ trước, vì thế dịch: "thu tô thuế để nộp" cho được rõ nghĩa.

2960 Xem chú thích ở tờ 38 trong cuốn này.

2961 Xem chú thích ở tờ 38 trong cuốn này.

2962 Nay là huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

2963 Xem thêm tờ 34 trong cuốn này.

2964 Trước đây chúa Trịnh có đặt Thủy sư phiên, Hộ Phiên và Binh phiên.

2965 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

2966 Tên làng của Nguyễn Quán Nho.

2967 Tham khảo Từ Nguyên (Dần tập tờ 44): Thời đại nhà Đường, nơi nào ruộng nhiều, người ít, gọi là khoan hương, nơi nào ruộng ít người nhiều, gọi là hiệp hương.

2968 Trấn thủ Sơn Nam là Lê Đình Kiên chết từ tháng 2 năm Chính Hòa thứ 25 (1704).

2969 Đình Tướng gọi Trịnh Căn bằng cậu ruột.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...