Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 43

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 43

3178 Nay là huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

3179 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

3180 nt.

3181 Nay là huyện Thủy Nguyên, T,P. Hải Phòng.

3182 Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

3183 Nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

3184 Nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3185 Vợ Trịnh Bính, mẹ Trịnh Cương và là bà Trịnh Giang. Giang gọi Trương Nhưng bằng ông cậu.

3186 Chữ "cử nhân" này Cương mục chép không đúng, đáng lẽ phải chép là hương cống. Vì học trò đỗ khoa thi hương, triều nhà Lê gọi là hương cống, đến triều nhà Nguyễn mới đỗi gọi là cử nhân.

3187 Đời cổ, học trò tập ở trường hương học 3 năm thành tài, quan địa phương sẽ xét về đức hạnh và văn nghệ, chọn lấy người hiền tài tiến lên triều đình. Trước khi sĩ tử vào triều, quan địa phương tiếp đãi như người khách quý. Vì thế gọi là "tân hưng". Sau người ta dùng danh từ "tân hưng" nói về khoa thi để chọn lấy nhân tài.

3188 Nguyên văn chép "nam cung đệ nhất danh hư tịch cửu hĩ". Đời cổ thi hội thi đình cũng gọi là "nam cung thí". Câu trên, ý nói. Lâu nay thi đình không có ai đỗ trạng.

3189 Nay thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

3190 Nay là xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

3191 Tên là Phúc Khoát, con cả Phúc Chú.

3192 Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

3193 Nay là huyện Kiến Thụy. T,P. Hải Phòng.

3194 Nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

3195 Nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

3196 Châu Bảo Lạc thuộc Tuyên Quang, xem thêm lời chua của Cương mục Chính biên quyển XXI, tờ 35.

3197 Nay là huyện Ngân Sơn (Cao Bằng) và Na Rì (Bắc Cạn).

3198 Nguyên văn chép: "Tín thần", tức bọn hoạn quan. Xem thêm lời chua của Cương mục chính biên quyển XXXIX, tờ 14.

3199 Nguyên văn chép là "khoáng binh".

3200 Nay thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3201 Nay là thôn Từ Ô, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

3202 Nguyên văn chép: "Hải Dương, Ninh Xá binh khởi". Chữ "binh" chép ở đây, không phải binh lính, mà là nhân dân, nên chúng tôi dịch là "nghĩa binh" cho phân biệt với binh lính của vua chúa lúc bấy giờ, và hợp với lời cẩn án của Cương mục ở dưới.

3203 Chứng bệnh tâm thần bất định, hoảng hốt không thường, hay sinh sợ hãi.

3204 Cuối thời Tây Hán, Vương Mãng làm thừa tướng uy hiếp vua nhà Hán, choán hết quyền bính, bỏ vua này lập vua khác, lập mưu để cướp ngôi vua. Lưu Sùng, họ tôn thất nhà Hán, dấy quân đánh Vương Mãng, nhưng không thắng được.

3205 Sau khi Vương Mãng đã cướp ngôi vua nhà Hán, Phàn Sùng người đất Lang Da, họp dân chúng hơn vạn người, đánh Vương Mãng. Phàn Sùng sợ quân của mình lẫn lộn với quân của Mãng, bèn cho quân bôi lông mi bằng màu đỏ để dễ phân biệt. Lúc ấy người ta gọi là "quân xích mi".

3206 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

3207 Nay thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

3208 Vợ Trịnh Cương và là mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh.

3209 Trước đây, chúa Trịnh đặt phép hương binh đoàn kết, sau bãi bỏ đi, rồi hạ lệnh cho đốc phủ các trấn lựa chọn luyện tập hương binh, đề phòng khi có dùng vào việc đánh dẹp. Hương binh được cấp cho lương ăn và khí giới.

3210 Chế độ đời phong kiến, hàng năm cứ đến hạ tuần tháng chạp dùng một ngày nào đó làm lễ hạp tỉ của vua chúa, hoặc hạp ấn của các quan, nghĩa là bỏ ấn tín vào một cái hộp khóa lại và niêm phong cẩn thận, bắt đầu từ ngày ấy, mọi công việc quan đều nghĩ cả. Đến đầu tháng giêng năm sau sẽ dùng một ngày nào đó làm lễ khai bảo tỉ của vua chúa và ấn tín của các quan, lúc ấy mới vắt đầu làm việc.

3211 Quan chế triều Lê có 24 bậc để đặc ân vinh phong cho bầy tôi có công "Suy trung", và "dực vận" là hai bậc đứng đầu trong 24 bậc. Xem thêm lời chua của Cương mục Chính biên quyển XXII, tờ 26.

3212 Tên phủ đệ của Trịnh Doanh khi làm tiết chế.

3213 Nay là xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

3214 Xem lời chua của Cương mục Chính biên quyển XXXVI, tờ 28.

3215 Nay thuộc xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3216 Nay là huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh.

3217 Nay là thôn Thiết Thượng, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

3218 Nay thuộc xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.

3219 Nay thuộc xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

3220 Nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

3221 Nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

3222 Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

3223 Nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

3224 Đời cổ khi có việc chinh chiến, giấy tờ về việc bắt nộp lương, nộp lính bắt đi khắp nơi. Vì thế, họ mới dùng một phiến gỗ nhỏ hình chữ nhật, chiều ngang, chiều dọc đã có kích thước nhất định, trên mặt phiến gỗ ấy sơn bằng phấn trắng, gọi là "thẻ bài". Thẻ bài nha môn nào có dấu hiệu riêng của nha môn ấy. Gặp việc cần cấp, thì viết công việc phải làm vào mặt thẻ bài (việc xong rồi, người có trách nhiệm thu lấy thẻ bài lau sạch chữ đi). Khi giao thẻ bài cho người nào đó nhận đi làm công việc thì trên đầu thẻ bài lại cắm thêm một cái lông cánh chim, để tỏ ra rằng, phải thi hành một cách nhanh như bay, nên gọi là "vũ hịch". Thẻ bài "hỏa tốc" chép ở đây, chắc cũng chế theo thể thức ấy. Đầu thế kỷ thứ XX, một số nha môn vẫn còn dùng thẻ bài ấy, nhưng không phải là "vũ hịch" hoặc "vũ thư".

3225 nt.

3226 Mỗi tiền 60 đồng, xem thêm lời chua của Cương mục Chính biên quyển XXI, tờ 2.

3227 Tham khảo mục tiền vọng ở "binh chế chí" trong Lịch triều hiến chương (sách chép tay) chép: "cổ tiền".

3228 Tức các trấn Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hưng Hóa.

3229 Nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

3230 Tĩnh Hà Tĩnh.

3231 Nay là huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

3232 Những người tụ tập nhau đi đánh phá các nơi, nay đánh nơi này, mai đánh nơi khác, không nhất định chỗ nào, quan niệm phong kiến gọi là "lưu tặc".

3233 Nay là huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

3234 Nay là huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ.

3235 Nay là huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

3236 Nay thuộc tỉnh Yên Bái.

3237 Thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

3238 Nay là huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

3239 Nt.

3240 Nay là huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

3241 Nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

3242 Nay thuộc tỉnh Hà Tây.

3243 Nt.

3244 Nay là huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

3245 Chế độ ruộng đất nhà Chu (1121-250 tr.c.n), lấy thửa đất 900 mẫu làm một dặm, vạch ra thành 9 khu, mỗi khu 100 mẫu. Khu giữa là ruộng công của vua, còn 8 khu chung quanh chỉ chia cho mỗi gia đình một khu làm ruộng tư, 8 gia đình được chia ruộng này phải góp sức lại để cày cấy ruộng công cho vua, mà ruộng tư của mình không phải nộp thuế. Cách chia ruộng ấy theo hình chữ "tỉnh" ( ), nên gọi "tỉnh điền".

3246 Tức nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu, đời thượng cổ Trung Quốc.

3247 Bây giờ thuộc tỉnh Hà Tây.

3248 Duy Tường (Thuần Tông), Duy Thận (Ý Tông) và Duy Mật đều con Dụ Tông, Duy Diêu (Hiển Tông), con trưởng của Thuần Tông, nên gọi Duy Thận và Duy Mật bằng chú ruột.

3249 Xem chú thích số 2 trang 1728.

3250 Xem thêm Chính biên quyển XXX, tờ 27.

3251 Nguyên văn chép: "Hoằng lạc dục ư thanh nga; thiếp ai minh ư hồng nhạn". Thanh nga và Hồng nhạn, hai thi tập chép trong thiên Tiểu nhã sách Mao thi. Đại ý thơ Thanh nga được sinh ở nơi có nước (theo nghĩa trong đại tự của lời tựa sách Mao thi). Thơ Hồng nhạn nói: dân phải phiêu tán không khác gì tiếng kêu thảm thương của chim Hồng nhạn lạc đàn, nay được trở về yên nghiệp làm ăn, cũng như chim về tổ.

3252 Nt.

3253 Xem thêm Chính biên quyển XXXI, tờ 17.

3254 Bình An Vương Trịnh Tùng, Thanh Đô vương Trịnh Tráng, Tây Vương Trịnh Tạc, Định Nam vương Trịnh Căn, An Đô vương Trịnh Cương, Uy Nam vương Trịnh Giang.

3255 Tương truyền cuối đời Lê-Trịnh có câu sấm: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong". Nghĩa là nhà Lê còn thì nhà Trịnh còn, nhà Lê bại thì Trịnh cũng mất.

3256 Xem thêm Chú thích số 2, tờ 17 trong cuốn này.

3257 Tục gọi làng Bần, nay thuộc thị trấn Bần Yên, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3258 Nay thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

3259 Nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

3260 Chức quan có nhiệm vụ dò la xem xét trong khi hành quân.

3261 Tức Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ.

3262 Vũ Thị: Vợ Trịnh Cương. mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh. Lời phê này có ý khen Vũ Thị lần trước chủ trương việc lập Trịnh Doanh thay Trịnh Giang và lần này điều khiển các tướng bảo vệ kinh thành.

3263 Mộc Hoàn nay thuộc huyện Duy Tiên, Mộc Hoàn và Vũ Điện nay đều thuộc tỉnh Hà Nam.

3264 Tức phố Hiến.

3265 Nay đều thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3266 Nay là xã Vân Canh, huyện Từ Liêm Hà Nội.

3267 Một chức quan võ nằm trong tam ty 12 vệ, hàm tòng ngũ phẩm.

3268 Bây giờ là Hải Yến, tục gọi là Hới, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Làng này nổi tiếng về nghề làm quạt và dệt chiếu.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...