Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 41

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 41

3058 Tức tăng chánh, tăng phó, đạo chánh, đạo phó.

3059 Nguyên văn chép "lợi hám" Tham khảo Lịch triều tạp kỷ chép "tư hảm" có phần đúng hơn. Ở đây dịch theo Lịch triều tạp kỷ.

3060 Nay gồm 2 huyện Phong Thổ và Sìn Hồ (Lai Châu).

3061 Nay tương đương với đất thị xã Lai Châu và huyện Mường Tè (Lai Châu).

3062 Nay thuộc tỉnh Sơn La.

3063 Nay thuộc tỉnh Hòa Bình.

3064 Chiêu Tấn châu là Lai Châu: nay thuộc tỉnh Lai Châu, Quỳnh Nhai Châu: nay thuộc tỉnh Sơn La, Mai Châu: nay thuộc tỉnh Hòa Bình.

3065 Nay thuộc xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

3066 Mỗi tiền 36 đồng, xem thêm Chính biên quyển XXI, tờ 2.

3067 Hán Văn đế cùng Hoài Nam vương Trường đều là con Hán Cao Tổ, Văn Đế bắt tội Hoài Nam vương Trường đày đi nơi xa, Trường nhịn ăn rồi chết. Lúc ấy dân gian làm câu ca dao: "Nhất xích bố, thượng khả phùng, nhất đẩu tuất, thượng khả thung, huynh đệ nhị nhân bất tương dung". Ý nói, một thước vãi, một đấu thóc là số rất ít, còn có thể may thành áo, giã thành gạo để anh em cùng mặc, cùng ăn với nhau, thế mà người làm vua trong một nước, có hai anh em mà không bao dung được nhau.

3068 Tào Phi và Tào Thực đều là con Tào Tháo, khi Phi làm vua muốn giết Thực, bắt Thực đi bảy bước làm xong bài thơ, nếu không xong sẽ xử theo pháp luật. Thực liền ứng khẩu đọc bốn câu: "Chử đậu nhiên đậu ky, đậu tại phủ trung khấp, bản thị động căn sinh, tương tiên hà thái cấp!", nghĩa là: dùng dây đậu nấu hạt đậu, hạt đậu khóc ở trong nồi. Khóc rằng: vốn cùng một gốc sinh ra, sao lại nung nấu nhau cấp bách như thế?

3069 Câu này có ý ám chỉ Trịnh Cối, Trịnh Tùng đem quân đánh lẫn nhau, việc Trịnh Xuân lập mưu giết Trịnh Tùng, việc Trịnh Lịch, Trịnh Sầm nổi loạn; việc Trịnh Tạc giết Trịnh Toàn và việc Trịnh Luân Trịnh Phất lập mưu giết Trịnh Cương v.v...

3070 Ở đây Cương mục cũng như Lịch triều hiến chương đều chép lầm. Theo Chính biên quyển XX, tờ 2 chép: "Thiên Trường (tức Sơn Nam chép ở đây) và Thuận Hóa thuộc Nam quân phủ", không có Quảng Nam. Vì đến năm Hồng Đức thứ 2 (1471), Thánh Tông mới lấy đất Chiêm Thành đặt đạo Quảng Nam, thì năm Quang Thuận thứ 7 (1466) làm gì đã có đạo Quảng Nam mà bảo là thuộc Nam quân phủ.

3071 Nay là xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

3072 Theo Lịch triều tạp kỷ thì bài từ "phong niên", Trịnh Cương làm theo điệu "Kiều dương cách".

3073 Là một viên thừa tướng cuối đời Tây Hán, Vương Mãng uy hiếp vua, choán hết quyền bính trong nước. Lúc ấy, thị tộc Việt thường đem dâng vua Hán một chim trĩ trắng, hai chim trĩ đen, bầy tôi nhà Hán là bọn thái sư Khổng Quang, tư đồ Mã Cung ca tụng công đức Vương Mãng có thể sánh được với Chu Công Đán nhà Chu.

3074 Tham khảo Lịch triều tạp kỷ thì số ruộng tư của các quan được miễn tô, khác với số ruộng mà Cương mục đã chép ở trên: Các quan nhất nhị phẩm được miễn 25 mẫu; tam, tứ phẩm 20 mẫu; ngũ, lục phẩm 15 mẫu; thất, bát phẩm 10 mẫu; cửu phẩm 5 mẫu. Viên quan nào số ruộng hiện có quá với số được miễn tô, thì số ruộng quá lệ định ấy phải nộp tô bằng tiền; viên quan nào số ruộng hiện có không kịp với số được miễn, thì được triều đình theo phẩm trật và số ruộng viên ấy hiện có mà miễn tô, còn lại bao nhiêu thì ban cho tiền; viên quan đã nghĩ việc về nhà và viên quan giữ công việc nhà tản, được miễn tô bằng nửa số ruộng đã trình bày ở trên.

3075 Lâm Thao nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

3076 Tam Nông nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

3077 Tức nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu đời thượng cổ Trung Quốc.

3078 Xem thêm Chính biên quyển XV, tờ 13.

3079 Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 29.

3080 Mồng một tháng giêng âm lịch, hàng năm.

3081 Mồng 5 tháng 5 hàng năm.

3082 Sinh nhật của vua chúa.

3083 Đều là những lễ chúc mừng vua chúa sống lâu.

3084 Xã nào trên 300 suất đinh là xã lớn, trên 100 suất đinh là xã vừa, dưới 100 suất đinh là xã nhỏ.

3085 Mỗi tiền 36 đồng, xem thêm Chính biên quyển XXI, tờ 2.

3086Xã nào trên 300 suất đinh là xã lớn, trên 100 suất đinh là xã vừa, dưới 100 suất đinh là xã nhỏ.

3087 Xã nào trên 300 suất đinh là xã lớn, trên 100 suất đinh là xã vừa, dưới 100 suất đinh là xã nhỏ.

3088 Nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh.

3089 Nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

3090 Nay thuộc xã Vĩnh Hào, huyện Vũ Bản, tỉnh Nam Định.

3091 Một danh từ để gọi chung các viên quan to trong triều. Ở đây có ý chỉ bọn phủ liêu trong phủ chúa Trịnh.

3092 Bầy tôi ở phiên trấn, các viên quan này có trách nhiệm giữ biên giới để bảo vệ kinh kỳ.

3093 Xem chú thích số 1 quyển V tờ 41. Chữ "thang mộc" ở đây có ý dùng nghĩa bóng là nơi phát tích của nhà Lê.

3094 Lúc Lê Trang Tông khởi binh đánh Mạc Đăng Dung, dân đinh ở Nghệ An hưởng ứng theo việc khởi nghĩa trước tiên.

3095 Xem lời chua của Cương mục quyển XXXV, tờ 14 về dân tạo lệ.

3096 Nay thuộc huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên.

3097 Tức Thái Công Vọng, tên chính là Khương Thượng, một viên tướng giúp Chu Vũ Vương đánh chúa Trụ nhà Thương Khương. Thượng làm 6 quyển binh thư nhan đề là Lục thao; văn thao, võ thao, long thao, hổ thao, báo thao và khuyển thao.

3098 Hoàng Thạch Công làm 3 quyển binh thư.

3099 Tức Tôn Vũ, người thời Xuân Thu, làm binh thư gồm 13 thiên nhan đề: Tôn tử thập tam thiên.

3100 Tức Ngô Khởi, người thời Chiến quốc, làm binh thư nhan đề: Ngô tử gồm 6 thiên.

3101 Tức Tư Mã Nhương Thư, người thời Xuân Thu. Sách binh thư nhan đề Tư mã pháp trước kia chép là do Tư Mã Nhương Thư biên soạn.

3102 Người thời Chiến quốc, là học trò Quy cốc tử, Sách của Uất Liêu Tử nói về việc dụng binh gồm 5 quyển, 24 thiên.

3103 Tức Lý Tĩnh, người thời nhà Đường, Lý Tĩnh cùng Đường Thái Tông bàn luận việc binh, sau người ta chép thành sách, gồm 3 quyển, nhan đề Lý Vệ Công vấn đối.

3104 Túc Phúc Chú, con cả của Phúc Chu, tự xưng là Đình quốc công, hiệu Vân Tuyền đạo nhân.

3105 Nay thuộc huyện Mê Linh tĩnh Vĩnh Phúc.

3106 Chức quan trông coi về nông nghiệp có nhiệm vụ động viên khuyến khích dân chúng chú trọng về nghề nông. Chức này ở hàm tòng cửu phẩm, được đặt từ thời Thánh Tông nhà Lê. Nhưng ở đây dùng toàn quan đại thần cấp tham tụng (như Thủ tướng) để làm khuyến nông sứ chắc là đi kinh lý địa phương.

3107 Xem chú thích số 2 Chính biên quyển III, tờ 23.

3108 Giải trãi. Tên một giống thú rừng, có một sừng thẳng ở giữa trán, theo truyện cổ thì giống thú này có đặc tính phân biệt được người tà người chính, đời cổ dùng giống thú này để húc đánh người gian tà, nham hiểm, nên đời Hán theo hình cái sừng giải trãi mà chế mũ của các viên quan giữ về hình pháp, gọi là mũ giải trãi. Có ý để tượng trưng cho sự ngay thẳng.

3109 Xem lời chua của Cương mục chính biên quyển XXXII, tờ 37.

3110 Ý nói chưa chức đã khiến người ta biết kiêng kỵ răn sợ, mài giũa thành người liêm khiết, siêng năng.

3111 Bốn chữ này ý nói: hết đời này qua đời khác giữ ngôi báu ở phương nam.

3112 Viên quan giữ việc suy tính thiên văn, làm lịch.

3113 Chỉ vua nhà Lê lúc bấy giờ.

3114 Đều xem lời chua của Cương mục ở dưới.

3115 Xem thêm Chính biên quyển XXXIII, tờ 27.

3116 Xem thêm lời chua Chính Biên quyển XXXIV, tờ 6.

3117 Xem thêm lời chua Chính biên quyển XXXIV, tờ 6.

3118 Nguyên văn chép: "Diên xưởng".

3119 Vị trí cương giới của nhà Thanh lúc bấy giờ.

3120 Nguyên văn chép: "Đồng xưởng" . Có lẽ lúc bấy giờ những địa điểm này có trường xưởng khai mỏ chì, mỏ đồng.

3121 Tức sinh đồ.

3122 Tức hương cống. Đến triều nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 6 (1825) đổi sinh đồ làm tú tài, hương cống làm cử nhân.

3123 Không rõ thứ quả gì, trong Hậu Lê tạp kỷ chỉ chép là quả, không có chữ "hồng". Có thuyết nói "tức quả hồng". Họ viện chứng là vùng Cao Lạng sản giống hồng rất ngon. Nhưng vì nguyên văn không chép "thị tỉ", mà chép "hồng quả", nên chúng tôi không dám dịch là "quả hồng", xin tồn nghi.

3124 Tức các châu Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm và Quảng Yên, nay đều thuộc tỉnh Cao Bằng.

3125 Xem chú thích số 1. Chính biên quyển III, tờ 21.

3126 Cổ Bi nay thuộc huyện Gi a Lâm, Hà Nội. Như Kinh nay thuộc huyện Mỹ Văn, Hưng Yên.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...