Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 17

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 17

1165 Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 42, việc đặt lộ Thăng Hoa.

1166 Lộ Thăng Hoa thống hạt bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, nay dân ở châu nào thích hai chữ tên châu vào cánh tay, như chữ "Thăng Châu, Nghĩa Châu", ...

1167 Đời cổ, những địa điểm ở gần kinh kỳ gọi là "phụ", ý nói những địa điểm ấy có trách nhiệm giúp đỡ kinh kỳ.

1168 Một chức giữ việc trông coi các nơi buôn bán.

1169 Quy chế về tôn miếu đời cổ, ngôi nhà dựng đằng trước gọi là miếu, đằng sau gọi là tẩm.

1170 Tên quan, giữ việc lễ nghi, triều yết và giao thiệp với nước ngoài.

1171 Đời cổ, bầy tôi của vua nước chư hầu đối với thiên tử Trung Quốc tự xưng là "bồi thần".

1172 Hán Thương sai sứ sang nhà Minh tâu là dòng dõi họ Trần bị tuyệt tự, Hán Thương tự lấy tư cách là cháu ngoại tạm giữ công việc trong nước. Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 39.

1173 Cũng gọi là Đồ Bàn.

1174 Nguyên văn chép chữ "thự", nghĩa là một đơn vị hành chính.

1175 Người dùng phương thuật chữa bệnh theo phương pháp ngoại khoa.

1176 Nguyên văn chép chữ "ti", chữ này đến triều nhà Nguyễn gọi là "tơ", đơn vị hành chính của tỉnh, như tơ phiên, tức bộ phận của bố chính; tơ niết, tức bộ phận của án sát.

1177 Cũng đọc là Hiệp Sơn.

1178 Trần Tôn nguyên trước giữ chức thiếu bảo triều nhà Trần, lúc quân Chiêm Thành sang lấn cướp, Tôn ngầm thông mưu với giặc, khi giặc rút lui, Trần Thuận Tông hạ chiếu bắt để trị tội, Tôn nhảy xuống nước tự tử, còn bè đảng là Trần Khang chạy sang Lão Qua. Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 13.

1179 Trần Tôn nguyên trước giữ chức thiếu bảo triều nhà Trần, lúc quân Chiêm Thành sang lấn cướp, Tôn ngầm thông mưu với giặc, khi giặc rút lui, Trần Thuận Tông hạ chiếu bắt để trị tội, Tôn nhảy xuống nước tự tử, còn bè đảng là Trần Khang chạy sang Lão Qua. Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 13.

1180 Sứ thần nhận trách nhiệm cắt đất nhường cho nhà Minh.

1181 Nay đều là huyện và đều thuộc đạo Điền Nam, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

1182 Nay đều là huyện và đều thuộc đạo Điền Nam, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

1183 Người bị thiến mất bộ phận sinh dục.

1184 Nguyên văn chép là "án ma tú nữ".

1185 Xem chú thích số 2 ở Chính biên quyển VII, tờ 4.

1186 Tức Thăng Long.

1187 Xem chú thích số 3 ở Chính biên quyển IX, tờ 34.

1188 Xem thêm Chính biên quyển XII, tờ 6.

1189 Xem chú thích số 3 ở Chính biên quyển XII, tờ 2.

1190 Xem chú thích số 2 ở Chính biên quyển VII, tờ 4.

1191Chính biên quyển III, tờ 47 chép là Lãnh Kênh.

1192 Tả tướng quốc Nguyên Trừng ở đây với tả tướng quốc Trừng ở tờ 10 ở trên là một người, tức là con trưởng của Quý Ly. Ở đây, Cương mục in lầm là Nguyễn Trừng.

1193 Chỉ việc vua nhà Minh tra hỏi việc Quý Ly lấn cướp thí nghịch.

1194 Con thứ tư Minh Thái Tổ, được phong là Yên vương ở Bắc Bình, nên gọi là Yên Lệ. Sau khi Minh Thái Tổ mất, Kiến Văn đế lên nối ngôi, Lệ đem quân vào kinh sư, đuổi Kiến Văn đế, cướp ngôi vua, tức là Minh Thành Tổ, một tên vua đã sai binh tướng sang đánh chiếm nước ta.

1195 Bây giờ là biên giới Lào Cai.

1196 Bây giờ là Mục Nam quan.

1197 Xem thêm Chính biên quyển XII, tờ 9, về địa điểm thành Đa Bang.

1198 Tức Thăng Long.

1199 Chỉ quân nhà Hồ.

1200 Chỉ quân nhà Hồ.

1201 Vân thê nghĩa đen là thang mây, một quân khí đời cổ dùng để đánh thành, sở dĩ gọi tên là vân thê, ý nói cái thang cao lắm, có thể trèo lên đến mây được. Theo sách Vũ bị chí , cách chế tạo vân thê như thế này: Dùng phiến gỗ lớn làm cái bàn, dưới cái bàn có sáu bánh xe, trên cái bàn đặt hai cái thang, mỗi cái dài hơn hai trượng, hai cái thang đều có trục chuyển động, có thể dựng cao lên hoặc hạ thấp xuống được. Khi đã đem vân thê đến thành bên địch, thì kéo trục cho hai cái thang đứng ngược lên, rồi quân sĩ trèo lên thang ấy để dòm ngó vào trong thành.

1202 Kiến Hưng: Nay gồm các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản tỉnh Nam Định. Lúc ấy Phan Hòa Phủ làm trấn phủ sứ ở Kiến Hưng. Theo Toàn thư thì chỉ có Nguyễn Nhật Kiên đem dân chúng giết trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ, còn Trần Nguyên Chỉ và Trần Sư Hiền đã đầu hàng quân Minh từ trước.

1203 Kiến Hưng: Nay gồm các huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản tỉnh Nam Định. Lúc ấy Phan Hòa Phủ làm trấn phủ sứ ở Kiến Hưng. Theo Toàn thư thì chỉ có Nguyễn Nhật Kiên đem dân chúng giết trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ, còn Trần Nguyên Chỉ và Trần Sư Hiền đã đầu hàng quân Minh từ trước.

1204 Xã Mộc Hoàn nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Huyện Phú Xuyên nay thuộc tỉnh Hà Tây.

1205 Xã Mộc Hoàn nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Huyện Phú Xuyên nay thuộc tỉnh Hà Tây.

1206 Ngụy Thức giữ chức ngự sử trung tán triều Hồ Hán Thương. Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 41.

1207 Quân lính đi thuyền, dùng vào trận thủy chiến.

1208 Chữ "Ky Lê" theo Hán văn viết Ky: trói, buộc, giàm đầu ngựa. Lê: có nhiều nghĩa, có danh từ riêng là tên của một họ (Tiên tổ Quý Ly làm con nuôi Lê Huấn mới đổi là Lê).

1209 Thiên cầm nghĩa đen là trời bắt. Vì tên chỗ đất này một chỗ có nghĩa bóng là trói họ Lê (Ky Lê), một chỗ có nghĩa là trời bắt (Thiên cầm), nên mới nói là điềm không tốt.

1210 Đoạn văn này sử Cương mục chép không rõ ràng, như hai chữ cuối câu chép là phó viện, nghĩa là đem đến viện trợ. Không rõ đem đến đâu và viện trợ đạo quân nào? Theo Toàn thư và Sử Ký bản kỷ đều chép Hán Thương viết thư bảo Hối Khanh lấy một phần ba số dân mới dời đến và quân lính ở bản thổ giao cho Lỗ quản lĩnh làm quân "cần vương".

1211 Chỉ việc Quý Ly bị quân nhà Minh bắt ở cửa biển Kỳ La.

1212 Trời bắt.

1213 Đàn trời.

1214 Tham khảo sách Đại Việt sử ký bản kỷ , tác giả (có thuyết nói là Ngô Thì Sĩ) chua: Lúc hai họ Hồ bị bắt, núi này chưa có tên là "Thiên Cầm". Đến triều nhà Lê, viên tư mã Lê Khôi lên chơi núi này, nghe thấy trên không có tiếng như tiếng đàn, cho nên đặt tên núi là "Thiên Cầm.

1215 Có lẽ chỉ một số quan lại đã đầu hàng quân Minh và một số kỳ lão bị quân Minh dụ dỗ hoặc doạ nạt, chứ không phải quan lại và kỳ lão cả nước.

1216 Xem chú thích số 3, Chính biên quyển XII, tờ 4.

1217 Tức Đô chỉ huy sứ ti.

1218 Sứ thần nhà Nguyễn cho rằng nhà Hồ cướp ngôi vua nhà Trần, không phải là triều chính thống, nên những quan tước của bầy tôi triều ấy họ đều ghép chữ "ngụy" lên trên, là có ý để phân biệt với bầy tôi triều chính thống.

1219 Sứ thần nhà Nguyễn cho rằng nhà Hồ cướp ngôi vua nhà Trần, không phải là triều chính thống, nên những quan tước của bầy tôi triều ấy họ đều ghép chữ "ngụy" lên trên, là có ý để phân biệt với bầy tôi triều chính thống.

1220 Chỉ việc vua nhà Minh hỏi tội, Quý Ly không trả lời được.

1221 Khánh Phong, người thời Xuân Thu, một quyền thần nước Tề, giết Tề Trang Công để chuyên quyền. Khi Tề Cảnh Tông lên ngôi, toan giết Khánh Phong; Phong chạy sang nước Ngô. Công tử Vi, con thứ hai Sở Cung Vương, khi Cung Vương mất. Công tử Vi đuổi con người anh cả của mình mà cướp ngôi, tức là Sở Linh vương. Linh vương muốn làm ơn với nước Tề, đem quân đánh nước Ngô, bắt Khánh Phong. Linh vương ra lệnh cho Khánh Phong thân đeo xiềng xích đứng trước mặt các quân tướng mà rao to lên rằng: "Từ rầy đừng ai bắt chước như Khánh Phong này giết vua mà chuyên quyền bính". Khánh Phong liền đứng trước mặt tướng sĩ, rao to lên rằng: "Đừng có ai bắt chước Công tử Vi kia đuổi con nhà anh để cướp ngôi vua". Khánh Phong rao dứt lời, tướng sĩ đều cười ồ. - Lời phê này ý nói tiếc rằng Quý Ly không biết đem việc "đuổi Kiến Văn đế, cướp lấy ngôi vua" hỏi vặn lại Minh Thành tổ. Xem thêm chú thích số 2, Chính biên quyển XII, tờ 14.

1222 Khánh Phong, người thời Xuân Thu, một quyền thần nước Tề, giết Tề Trang Công để chuyên quyền. Khi Tề Cảnh Tông lên ngôi, toan giết Khánh Phong; Phong chạy sang nước Ngô. Công tử Vi, con thứ hai Sở Cung Vương, khi Cung Vương mất. Công tử Vi đuổi con người anh cả của mình mà cướp ngôi, tức là Sở Linh vương. Linh vương muốn làm ơn với nước Tề, đem quân đánh nước Ngô, bắt Khánh Phong. Linh vương ra lệnh cho Khánh Phong thân đeo xiềng xích đứng trước mặt các quân tướng mà rao to lên rằng: "Từ rầy đừng ai bắt chước như Khánh Phong này giết vua mà chuyên quyền bính". Khánh Phong liền đứng trước mặt tướng sĩ, rao to lên rằng: "Đừng có ai bắt chước Công tử Vi kia đuổi con nhà anh để cướp ngôi vua". Khánh Phong rao dứt lời, tướng sĩ đều cười ồ. - Lời phê này ý nói tiếc rằng Quý Ly không biết đem việc "đuổi Kiến Văn đế, cướp lấy ngôi vua" hỏi vặn lại Minh Thành tổ. Xem thêm chú thích số 2, Chính biên quyển XII, tờ 14.

1223 Một sở công, đơn vị hành chính, nơi các viên chức làm việc.

1224 Cung khuyết của triều đình nhà Minh.

1225 Tượng trưng dung nghi một vị thiên tử. Ở đây chỉ vua nhà Minh.

1226 Người thời Xuân Thu, làm quan đại phu nước Sở, khi nước Ngô diệt nước Sở, Bao Tư sang cầu cứu với nước Tần, đứng dựa vào tường khóc suốt 7 ngày không ngớt tiếng; vua nước Tần cảm động, mới cho quân sang cứu, đánh lui được quân nước Ngô.

1227 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

1228 Những dân không chịu phục tùng với triều mới.

1229 Phỏng từ 11 giờ đến 16 giờ.

1230 Theo Toàn thư thì Lưu Tuấn làm thượng thư bộ binh nhà Minh. Nhưng Cương mục in lầm chữ "thượng thư" thành "thượng tận", nên có người hiểu "thượng tận" là tên người, rồi nhận lầm là "Thượng Tận" bị quân ta giết cùng một lúc cùng với Lữ Nghị và Lưu Tuấn.

1231 Chẻ tre chỉ khó khăn ở mấy gióng gốc, đã bửa đôi được mấy gióng gốc, thì những gióng kia có thể bỏ dao ra mà dùng tay để róc đôi ra được. Nhà binh dùng thế chẻ tre để ví với việc đánh giặc, đã thắng được một đầu, thừa thế thắng mà đánh, thì trận sau cũng có thể giải quyết một cách dễ dàng như người chẻ tre.

1232 Chỉ việc Đặng Tất dùng dằng không quả quyết tiến quân.

1233 Nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

1234 Xem thêm Chính biên quyển XII, tờ 27-28.

1235 Nay là một phần huyện Chương Mỹ (Hà Tây) và huyện Lương Sơn (Hoà Bình).

1236 Nhục hình bào lạc do chúa Trụ nhà Thương đặt ra. Hình phạt ấy như thế này: Dùng cái cột đồng có bôi mỡ sẵn, hơ vào lửa cho nóng, xung quanh cột đồng đều có đốt lửa. Bọn hung ác bắt người ta phải đi lên trên cột đồng, nếu rơi xuống thì rơi vào đống lửa, chúng thấy thế cùng nhau vui cười.

1237 Đời cổ, binh sĩ đi đánh trận khi giết được địch thì xẻo lấy cái tai bên trái của địch, dâng lên chủ súy để tính công, cứ mỗi cái tai tính là một mạng người. Ở đây, quân của Trương Phụ mổ bụng người chửa, rồi xẻo lấy tai mẹ và tai con (đều tai bên trái) dâng lên cho Phụ; dâng cả tai mẹ và tai con như thế, vừa tỏ ra là tay giết người táo bạo, vừa được tính là hai mạng người.

1238 Chỉ việc Trương Phụ tàn sát nhân dân.

1239 Minh Thành Tổ đem quân vào Nam Kinh, Kiến Văn đế tự nhảy vào đống lửa, Thành Tổ lên ngôi vua, sai Phương Hiếu Nhụ thảo tờ chiếu, Hiếu Nhụ vừa khóc vừa mắng lại, Thành Tổ nói: "Nhà ngươi không nghĩ đến chín họ à?". Hiếu Nhụ nói: "Đến mười họ cũng chả làm gì?". Hiếu Nhụ bị Thành Tổ giết, họ hàng bạn bè của Hiếu Nhụ dây dưa chết đến vài trăm người. Hình pháp thảm khốc nhất đời xưa, một người phải tội, chỉ dây dưa đến chín họ là cùng, Thành Tổ giết đến cả học trò của Hiếu Nhụ, nên gọi là mười họ.

1240 Quan chức - phương giữ sổ sách, ghi đất đai thuộc phạm vi cai trị của một nước. Ở đây ý nói đất Giao Chỉ đã thuộc về nhà Minh, đã ghi vào sổ sách nhà Minh, do quan chức - phương nhà Minh giữ.

1241 Chỉ việc Quý Khoáng cầu phong.

1242 Mới được dự vào hàng tiến sĩ, chưa phải đã đỗ thật.

1243 Xem lời chua ở Chính biên quyển XII, tờ 22.

1244 Niên hiệu Trần Đế Ngỗi.

1245 Ngày trước, người dưới nói với người trên không dám nói rõ tên, nên xưng là "các hạ", tỏ sự tôn kính.

1246 Xem thêm Chính biên quyển XII tờ 25, việc Bá Kỳ bị bắt.

1247 Chữ này nguyên văn trong sách Cương mục chép là "thủy thuyền". Tham khảo sách Đại Việt sử ký bản kỷ chép là "tiểu thuyền" thì đúng nghĩa hơn, nên dịch là thuyền nhỏ theo sách Đại Việt sử ký bản kỷ .

1248 Chỉ việc Trương Phụ không bị Đặng Dung bắt sống.

1249Vệ: quân vệ, như Nghệ An vệ, Thuận Hóa vệ, ... Sở: thủ ngữ thiên hộ sở, như Diễn Châu thủ ngữ thiên hộ sở, Tân Bình thủ ngữ thiên hộ sở, ...

1250Xã: đàn thờ thần thổ địa. Tắc: đàn thờ thần bách cốc, vì trong một nước phải nhờ đất để ở, nhờ thóc để ăn, nên ngày xưa thiên tử và vua chư hầu đều tế thần xã tắc. Danh từ xã tắc tượng trưng cho quốc gia, xã tắc còn thì nước còn, xã tắc mất thì nước mất, cho nên ngày xưa nước nọ diệt nước kia thì phá hủy đàn xã tắc của nước bị bại đi, để đánh dấu là nước ấy đã mất.

1251 Theo lời chua trong Đại Việt sử kỷ bản kỷ thì, từ đời nhà Trần trở về trước, nước ta vẫn có tục cắt tóc, vẽ mình. Đến đời nhà Trần, nhân dân ở mạn hạ lưu thích mạnh mẽ, nên vẫn cắt tóc xăm trán, nhất là những đô vật ở huyện Giao Thủy không thay đổi tục cũ, vì họ thấy như thế là mạnh mẽ.

1252 Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử ký bản kỷ , lúc ấy nhà Minh bắt mỗi hộ phải khai 10 mẫu, mà diện tích mỗi mẫu chỉ có 3 sào, tiếng là 10 mẫu, mà thực chỉ có 3 mẫu.

1253 Xem thêm Chính biên quyển XI, tờ 42.

1254 Theo quan chế các triều đại xưa ở Trung Quốc thì nội quan mỗi triều một khác, riêng triều nhà Minh gọi hoạn quan là nội quan.

1255 Giấy tờ chứng nhận có đóng dấu, khi cần phải xuất trình để khám xem dấu đóng trong giấy tờ có hợp với dấu công không.

1256 Theo Toàn thư thì lái buôn phải nộp vàng mới được lĩnh giấy khám hợp. Ai có giấy khám hợp hạng lớn được lĩnh 10 cân, hạng nhỏ được lĩnh một cân.

1257 Sở Hà bạc đặt ở ven sông ven biển để đánh thuế buôn bán.

1258 Tức chức quan Tham tri chính sự thời Trần, có trách nhiệm tham dự bàn bạc việc triều chính.

1259 Một chức quan nằm trong Ty Bố chính.

1260 Chỉ bọn Nguyễn Huân.

1261 Lời phê này chúng tôi dịch thật sát với nguyên văn. "Người Nam Kỳ" đây là chỉ một số người đã đầu hàng giặc Pháp hồi Tự Đức.

1262 Ký chế là dịch theo âm Hán - Việt, thực ra dân ở địa phương này gọi là Cấy Chấy.

1263 Nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

1264 Nguyên văn chép là "vi tử thủ". Theo chú thích trong Cương mục Chính biên XXXV, 14, vi tử là những người sung vào làm công việc ở nơi quan phủ. Ở đây, có lẽ Trương Phụ chọn những người khoẻ mạnh hùng dũng đem vào dinh thự cho ở xung quanh mình để đề phòng sự bất trắc.

1265 Chức quan coi về quân lính.

1266 Quyển sổ cần để khảo cứu cho biết tình hình số hộ số khẩu, ruộng đất và thuế lương.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...