Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 33

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 33

2540 Vì theo quan niệm sử gia phong kiến, phàm triều đại nào thoán đoạt như Hồ và Mạc chẳng hạn đều không được coi là chính thống, nên từ vua chúa đến quan chức... của triều đại ấy đều bị liệt là "ngụy ", là "nghịch " hay là "nhuận " cả.

2541 Nay thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

2542 Nay thuộc xã Đằng Lâm, huyện An Hải. TP, Hải Phòng.

2543 Tục gọi làng Sét, nay thuộc xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

2544 Nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

2545 Tức năm Đại Chính thứ 3 đời Mạc Đăng Doanh.

2546 Đáng phải chép là "dương Tấn " (ngang với Tấn ) mới đúng.

2547 Thuộc tỉnh Hải Dương.

2548 Hành tại, chính nghĩa là chỗ ở của nhà vua khi đi tuần du. Đây Cương mục có ý cho rằng Thăng Long tuy chưa khôi phục được, nhưng vẫn có thể coi như của nhà Lê: cung điện ở Thăng Long vẫn là chỗ ở chính của vua Lê, còn những chỗ doanh trại hành quân như ở Vạn Lại hay ở An Tràng này chỉ là nơi ở tạm thời trong khi đi tuần hành hay du ngoạn của vua Lê đó thôi. Nhưng, thực ra, hành tại đây chỉ là chỗ nhà riêng để vua Lê và gia quyến nhà vua cư trú.

2549 tức thể văn biền ngẫu, hai vế đối nhau, mỗi vế thường thường là đặt từng cụm bốn chữ và sáu chữ, nên gọi là "tứ lục ".

2550 đều thuộc Nghệ An.

2551 đều thuộc Nghệ An.

2552 Chữ "lại " đây là ỷ lại, có chỗ chép chữ "lại " là quan lại (lời chua của cương mục ).

2553 thuộc Thanh Hóa.

2554 thuộc Thanh Hóa.

2555 thuộc Thanh Hóa.

2556 Nguyên văn là "huyền tôn ", tức cháu bốn đời.

2557 Khi về, Kính Điển nói với vua Mạc phong cho ông chài này tước Phù Nghĩa hầu (theo toàn thư XVi, 14 ).

2558 Thuộc Thanh Hóa.

2559 Thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

2560 Sau đổi Nghi Lộc, thuộc tỉnh Nghệ An.

2561 Mỗi tuần mười ngày.

2562 Tức là hành tại An Tràng, xem thêm chú giải ở Chb. XXVIII, 4.

2563 Tức Nguyễn Hoàng con thứ Nguyễn Kim.

2564 Con trưởng Nguyễn Kim.

2565 Tước của Nguyễn Uông.

2566 Con gái cả của Nguyễn Kim (xem Chb. XXVII, 31 ), chị gái của Nguyễn Hoàng.

2567 Tước của Nguyễn Hoàng.

2568 Huyện Tống Sơn thuộc Thanh Hóa là quê quán của Nguyễn Hoàng.

2569 Nay thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

2570 Đất phủ An Tây cũ, nay thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu.

2571 thuộc Thanh Hóa.

2572 Thuộc Thanh Hóa.

2573 Thuộc Thanh Hóa.

2574 Thuộc Thanh Hóa.

2575 Giáp đây là theo tiếng nhân dân thường gọi, còn theo các từ thư thì âm là Hiệp.

2576 Đáng phải chép là "dương Tấn " (ngang với Tấn ) mới đúng.

2577 Xang là theo tiếng Việt, còn Hán Văn là "Xương ".

2578 Ngày nay, Lý Nhân, tức Phủ Lý, thuộc tỉnh Hà Nam.

2579 Tiên Hưng này thuộc Thái Bình.

2580 Đất huyện Văn Giang cũ, nay thuộc các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.

2581 Xem thêm Chb. XIII, 12, 13.

2582 Viên tướng trấn giữ một địa điểm (chỗ khác trong Cương mục quyển 28 này cũng vậy ).

2583 Về sau, lại đổi niên hiệu mấy lần nữa: Sùng Khang (1566 - 1577 ), Diên Thành (1578 - 1585 ), Đoan Thái (1586 - 1587 ), Hưng Trị (1588 - 1590 ) và Hồng Ninh (1591 - 1592 ).

2584 Nay thuộc Hà Nội.

2585 Nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

2586 Nay là huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây.

2587 Nay thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

2588 Đều thuộc Hà Trung.

2589 Thuộc Thanh Hóa.

2590 Thuộc Thanh Hóa.

2591 Viên tướng người bản thổ.

2592 Chân Lộc là tên đặt từ đời Sơn Tây (1778 - 1801 ) đến năm 1889 đổi là Nghi Lộc, thuộc tỉnh Nghệ An (xem Đại Nam Nhất thống chí XIV, 5 - 6 )T

2593 Phủ của Trịnh Kiểm.

2594 Trịnh Kiểm là anh rể, Nguyễn Hoàng là em vợ, vì Trịnh Kiểm lấy Ngọc Bảo, con gái nguyễn Kim (xem chb. XXVII, 31 ), sau Ngọc Bảo sinh ra Trịnh Tùng (theo Toàn thư XVI, 25 ).

2595 Nguyễn Bá Quýnh được dùng làm tổng binh Quảng Nam từ tháng 3, năm Mậu Thìn, 1568 (xem Chb XXVIII, 21 ).

2596 Cương mục in lầm là "Đặng ".

2597 Thuộc Thanh Hóa.

2598 Nay thuộc hai huyện Yên Thành và Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

2599 Nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

2600 Tục gọi làng Đăm, nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

2601 Nay thuộc TP Nam Định.

2602 Đôn Nhượng là con út của Đăng Doanh và là ông chú của Mậu Hợp (xem Chb. XXIX, 12 ).

2603 Bấy giờ Nguyễn Đĩnh làm Lại Bộ thượng thư, tước Từ quận công.

2604 Nay là thôn Hoàng Xá, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

2605 Thuộc tỉnh Nghệ An, đến năm 1886 đổi làm Nam Đàn.

2606 Vũ Sư Thước người huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa (xem Chb. XXVIII, 14 ).

2607 Thuộc Thanh Hóa.

2608 Thuộc Thanh Hóa.

2609 Hễ khúc sông chảy qua địa phận xã nào thì người ta đều gọi sông theo tên xã ấy. Thí dụ: xã Long Sùng, sông Long Sùng, xã Lôi Tân, sông Lôi Tân...

2610 Thuộc Thanh Hóa.

2611 Tục gọi làng Bùn, nay thuộc xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.

2612 Nghĩa là cầu Ngói.

2613 Đất phủ Tân Bình cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Bình và hai huyện Vĩnh Linh, Do Linh (Quảng Trị ).

2614 Chữ "thị " ở đây in lầm là chữ "táp ".

2615 Thuộc Thanh Hóa.

2616 Thuộc Thừa Thiên.

2617 Chức của Trịnh Tùng.

2618 Không đếm xỉa gì đến vua.

2619 Nguyên văn là "Nam, Đổng ", chính nghĩa là Nam Sử thị nước Tề và Đổng Hồ nước Tấn đều là những sử gia trung trực cao quý ở đời Xuân Thu (770 - 403 trước Công nguyên ); sau dùng rộng, chỉ chung những người làm sử hoặc viết phả ký và bút lục. Đây Cương mục dùng thành chữ "Nam, Đổng " ấy chỉ những người làm sử ở hồi Lê Trung Hưng.

2620 Chỉ họ Trịnh.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...