Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 23

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 23

1787 Một chức quan ở trong ty Quân dân chiêu thảo do nhà Lê đặt trông coi việc đánh bắt trộm cướp.

1788 Gồm các lộ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách thượng, Nam Sách hạ và trấn An Bang (Xem Chính biên XV, 5).

1789 Nay gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.

1790 Nay thuộc Hải Dương.

1791 Mười ngày là một tuần.

1792 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1793 Cung điện để nhà vua nghỉ ngơi ở dọc đường.

1794 Xem "Lời chua" của Cương mục (Chính biên XVIII, 8).

1795 Tức là triều Lê Thái Tổ (1428-1433), triều Lê Thái Tông (1434-1442) và triều Lê Nhân Tông (1443-1459).

1796 Tức Ngự sử đài của từng đạo, như Tây đạo Ngự sử đài, Đông đạo Ngự sử đài, Bắc đạo Ngự sử đài, Nam đạo Ngự sử đài và Hải tây đạo Ngự sử đài. Các viên quan ngự sử này đều tập trung ở kinh đô, mỗi người có nhiệm vụ phải giám sát các quan ở hàng đạo của mình, hễ thấy họ có gì sai trái lầm lỗi thì đàn hặc ngay tại triều đình để trung ương xét xử: đồng thời cũng bàn nói những việc hưng lợi trừ hại cho dân bản đạo.

1797 Xem chú giải số 2 ở Chính biên X, 18.

1798 Chỉ việc bọn Ngự sử Hà Lật đàn hặc bọn Thẩm hình Trình Mân, ...

1799 Về lời chiếu của Lê Nhân Tông.

1800 Bấy giờ Lê Nhân Tông mới lên bảy.

1801 Năm Giáp Tý (1444), Liệt đang làm thái phó, vì có người gièm pha, nên bị Lê thái hậu bắt giam vào ngục, đến đây (1448) mới được tha: cách hai năm sau, vợ con của Liệt mới được phóng thích (theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Chính biên XVII, 27).

1802 Gồm các trấn Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa và Gia Hưng (xem Chính biên XV, 5).

1803 Một tuần là mười ngày.

1804 Tượng trưng nơi cung ở của thiên vương để ban bố chính sự và mệnh lệnh.

1805 Tức là Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (1760-1813). Quang Định, tự là Tri Chỉ, hiệu là Tấn Trai, nguyên quán ở huyện Phú Vinh, thuộc Thừa Thiên, vào ngụ tại Gia Định (thuộc Nam Bộ), đỗ năm 1788, làm đến thượng thư triều Gia Long. Ông viết tốt, vẽ khéo. Năm 1802, sang sứ Trung Quốc, đi đến đâu ông cũng thường làm thơ và vẽ cảnh đến đó. Bộ Nhất thống dư địa chí này soạn xong năm 1806, gồm có 10 quyển và 1 quyển đầu. Nội dung nói về cương giới, phong tục, thổ sản và đặc biệt là đường sá giao thông.

1806 Đơn vị đo lường xưa, 8 thước cổ là một tầm (theo Từ Nguyên , trang 467).

1807 Xem chú giải ở Chính biên XVIII, 5.

1808 Ba triều đại Trung Quốc xưa: Hạ, Thương, Chu.

1809 Xem Chính biên XV, 5 và chú giải ở Chính biên XVIII, 1.

1810 Chỉ Lê Nhân Tông.

1811 Tức là ông đồng ông bóng.

1812 Cũng như ngày nay gọi là "bảo đảm".

1813 Ám chỉ bấy giờ gặp thời vận đen tối, không ra sao, nên mới có chuyện Bạch Khuê làm an phủ sứ ở lộ và Bùi Hanh làm tham tri ở đạo.

1814 Tức mặt trăng.

1815 Một tên khác của Thổ tinh.

1816 Xem chú giải ở Chính biên I, 1.

1817 Xem Chính biên XIII, 17.

1818 Nay là xã Phù Lỗ thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

1819 Tức là chức Hành khiển ở cung quan, hay ở Trung thư sảnh được dự bàn những việc lớn của triều đình.

1820 Nguyên văn Cương mục là "bồi nạp", có nghĩa là phải nộp thuế để bồi thường hoặc đền bù. Còn Toàn thư XI, 79, chép là "bội nạp" thì có nghĩa là nộp gấp đôi, đóng thuế gấp hai lần.

1821 Nay Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - Theo Đại Nam nhất thống chí , thì huyện Tam Dương trước thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây, nhưng đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) đã đổi thuộc phủ Vĩnh Tường (trước kia thuộc tỉnh Vĩnh Yên, hiện nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).

1822 Nay là thôn Sơn Đồng, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

1823 Tức năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông.

1824 Đây dịch theo Cương mục . Còn theo Vận phủ thập di quyển IV, tờ 15b thì là phần "Thiên văn chí" trong Hán thư (Hán thư Thiên văn chí).

1825 Năm đạo thường phải tuân giữ theo quan niệm luân lý của nhà nho: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1826 Tức là mạo (nét mặt), ngôn (lời nói), thị (sự trông), thính (sự nghe), tư (sự suy nghĩ).

1827 "Kim", là một trong năm hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), thuộc về mùa thu.

1828 Chức quan đứng đầu Ngự sử đài, hàm tam phẩm.

1829 Chức quan trong Ngự sử đài hàm thất phẩm.

1830 Một chức quan trong Quốc tử giám đứng dưới Tư nghiệp.

1831 Đất huyện Yên Lãng cũ nay thuộc huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn (Hà Nội).

1832 Sau đổi là Gia Bình, nay là Gia Lương thuộc tỉnh Bắc Ninh.

1833 Chỉ triều Lê.

1834 Nay gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.

1835 Chỉ việc Bùi Hanh nói tinh vượn đen ăn mặt trời và bày việc giết vượn thật để làm bùa ếm ở trong cung (xem Chính biên XVI, 8- 9).

1836 Chỉ việc Bùi Hanh đưa ra cái thuyết âm dương khắc hại nhau để xin bỏ đồ trở và cúng trừ tai biến (xem Chính biên XVII, 25-26).

1837Dịch kinh đại toàn , quyển X, tờ 29.

1838 Ý nói hào "Lục tam" (quẻ Giải trong kinh Dịch) thuộc về âm, bản chất mềm yếu, đáng phải ở dưới, lại nhoi lên trên, ở không đúng chỗ; cũng như kẻ tiểu nhân đáng phải ở dưới để gánh vác, vậy mà lại đi xe, thế nào rồi cũng gây nên cái nạn tranh giành cướp giật (theo lời Truyện trong kinh Dịch). Đây dùng để chỉ bọn Thúc Huệ và Bùi Hanh là hạng người xấu, không xứng đáng làm chức to.

1839 Binh chủng sử dụng những ống hỏa hổ (ống chứa thuốc nổ) để đánh trận.

1840 Binh chủng giỏi bơi thuyền.

1841 Binh chủng phụ trách việc bơi chèo thuyền chiến.

1842 Xem Chính biên III, 15.

1843 Nay là xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

1844 Hưởng phần giữ lại để dưỡng lão.

1845 Không người nối dõi, tức là không con.

1846 Họ đồng tông nhà mình.

1847 Người biết rõ sự tình.

1848 Châu Nghệ An (xem Chính biên XV, 10).

1849 Đây dịch theo nguyên văn là "bắc thú", nhưng thực tế thì Minh Anh Tông bị Dã Tiên, một tù trưởng ở phương Bắc Trung Quốc bắt giữ, khi đi đánh viên tù trưởng này. Về sau, được thả về, Minh Anh Tông lại làm vua lần thứ hai (1457-1464) nữa.

1850 Đây dịch theo nguyên văn là "bắc thú", nhưng thực tế thì Minh Anh Tông bị Dã Tiên, một tù trưởng ở phương Bắc Trung Quốc bắt giữ, khi đi đánh viên tù trưởng này. Về sau, được thả về, Minh Anh Tông lại làm vua lần thứ hai (1457-1464) nữa.

1851 Tức là Minh Cảnh Đế (1450-1456).

1852 Xem Chính biên XV, 5.

1853 Xem chú giải các số 1, 2, 3, 4 ở Chính biên XIII, 6.

1854 Nay thuộc xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

1855 Tức là năm Thái Hòa thứ 6 đời Lê Nhân Tông.

1856 Xem chú giải số 2 ở Chính biên X, 18.

1857 Xem chú giải các số 1, 2, 3, 4 ở Chính biên XIII, 6.

1858 Người chồng giữ tình chung thủy đối với vợ.

1859 Người đàn bà trinh tiết.

1860 Về việc Lê Nhân Tông từ nay chính mình cầm quyền, chứ không như trước đây phàm các chiếu chỉ và chính lệnh đều do bọn quyền thần bày đặt ra toàn là chuyện hão huyền cả.

1861 Nội dung tập Quang Thuận trung hưng ký này đại ý nói: Lê Nhân Tông bấy giờ còn bé, thái hậu Nguyễn Thị cầm quyền, triều thần hầu hết là vô học, bất tài, tham ô, thối nát, hối lộ công khai, văn giáo mịt mờ bế tắc, làm cho dân tình xao xuyến, đường sá nôn nao, trình bày một cảnh tượng đầy suy đốn!

1862 Xem Toàn thư bản kỷ XI, 96-97.

1863 Chỉ việc Lê Nhân Tông bị Nghi Dân giết hồi tháng 10 năm Kỷ Mão, 1459 (Xem Chính biên XVIII, 34).

1864 Nguyên văn là "tu".

1865 Tục gọi là làng Vẽ. Nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

1866 Xem thêm chú giải số 3, "Lời tổ Biên dịch", ở Cương mục tập I, trang 6.

1867 Xem lời chua của Cương mục ở Chính biên XVIII, 8.

1868 Tức Thanh Hóa (xem thêm Lời chua ở dưới của Cương mục ).

1869 Tức Thăng Long, nay là Hà Nội.

1870 Xem thêm Thuận Thiên năm thứ 6 (Chính biên XV, 33).

1871 Đi theo hầu xa giá nhà vua.

1872Tức là Đô chỉ huy, Bố Chính ty và Án sát ty.

1873Cương mục Chính biên XVII, 17 chép là Nông Kính.

1874 Xem Chính bên XVII, 17.

1875 Đô chỉ huy ty coi về quân sự.

1876 Bố chính ty coi về tài chính và thuế khóa.

1877 Án sát ty coi về tư pháp.

1878 Xem Chính biên XIII, 32 và XV, 5, 6.

1879 Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

1880 Đây dịch theo nguyên văn, Đảng phải chép là "đương Tấn" (ngang với Tấn) mới đúng.

1881 Về việc Lê Thụ bị tội, xem thêm Chính biên XVIII, 27.

1882 Chức quan do nhà Minh đặt, có nhiệm vụ gữ các bảo tỉ, ấn tín, v.v...

1883 Thuộc Thanh Hóa.

1884 Thuộc Thanh Hóa.

1885 Một chức quan ở trong nội cung, hầu cận nhà vua.

1886 Xem chú giải số 2 ở Chính biên X, 18.

1887 Nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

1888 Nay thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.

1889 Nay là phường Thị Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...