Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 36

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 36

2721 Nguyên văn chép "Thái A đảo trì ". Ý nói giao quyền bính của mình cho người khác, do đấy mà mình bị hại, cũng như trao chuôi gươm Thái A cho người khác nắm, mà mình nắm đằng lưởi, tất bị nguy, Thái A tên một thanh kiếm rất sắc bén.

2722 Tức là thừa dư, xe của vua ngự.

2723 Một ngôi nhà để vua vào thay mũ áo.

2724 Đều là danh từ dùng trong khi làm lễ tế tự. Quán tẩy: Trước khi châm hương, người chủ tế đến nơi đã để sẵn thau nước rất thanh khiết để rửa tay. Thượng hương; chính tay người chủ tế châm hương rồi đưa cho người chấp sự dâng lễ cắm vào bát hương. Quy khấu: Trước khi đọc chức văn, người chủ tế quỳ ở trước hương án, sau khi đọc chúc văn, người chủ tế cuối đầu làm lễ.

2725 Nt.

2726 Nt.

2727 Tức Thuận Hóa, Nguyễn Hoằng ở Thuận Hóa ra yết kiến Lê Thế Tông từ năm Quang Hưng thứ 16 (1593 ).

2728 Chỉ bộ Sử Cương mục này.

2729 Tham khảo Việt sử tục biên thì lúc ấy Nguyễn Hoằng (Tức Gia Dụ hoàng đế sau này ) ngầm xui giục bọn Phan Ngạn làm phản, để lấy cớ ấy xin đem quân đuổi đánh, rồi chuồn vào Thuận Hóa. Lời phê này có lẽ ám chỉ về việc ấy.

2730 Nay thường gọi là bến Gián, khúc sông hai tỉnh Hà Nam và Nam Định tiếp giáp nhau.

2731 Nt.

2732 Xem thêm tờ 3, 4 trong cuốn này.

2733 Nay thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam khúc sông này có một bến đò, nhân dân gọi là bến Lãnh.

2734 Nguyên văn " Thiên hạ nhất gia, ngọa tháp chi trắc, khởi dung tha nhân hãn thụy " Lời nói của Thái Tổ nhà Tống khi đi đánh Giang Nam.

2735 Nay thuộc tỉnh Bắc Giang.

2736 Tên là Phúc Nguyên, con thứ 6 Nguyễn Hoàng, cũng gọi là chúa Bụt.

2737 Lời của Cơ Tử trình bày với Chu Vũ vương chép trong Thiên Hồng phạm sách Thượng thư. Nghĩa là: Chức phận của vua bao quát hết mọi việc trong nước, cũng như một năm bao gồm cả bốn mùa; chức phận của khanh sĩ thì chia nhau mỗi người một việc, cũng như 12 tháng trong một năm, mỗi tháng có từng việc khác nhau; thứ dân cũng ví như các vì sao, có vì sao thích mưa, có vì sao thích gió, lòng sở thích của thứ dân cũng giống như thế.

2738 Chính: Tháng giêng, Sóc : Ngày mồng một. Chính Sóc: Nghĩa là ngày mồng một tháng giêng. Thời cổ Trung Quốc, triều đại nọ thay thế triều đại kia, thì thay đổi cả chính sóc. Ví dụ nhà Hạ Kiến dần, lấy mồng một tháng giêng làm chính sóc; nhà Thương thay nhà Hạ kiến sửu, lấy mồng một tháng 12 của nhà Hạ làm chính sóc; nhà Chu they nhà Thương kiến tí lấy mồng một tháng 11 của nhà Hạ làm chính sóc. Từ Hán Vũ đế trở đi theo kiến dần như nhà Hạ, lấy mồng một tháng giêng làm chính sóc ( tức ngày nguyên đán nông lịch bây giờ ).

2739 Xem thêm Chính biên quyển XXII tờ 12, 25 về thông tư.

2740 Xem thêm Chính biên tờ 17 trong cuốn này.

2741 Tả hữu Thị lang phó của thượng thư hàm tam phẩm tương đương với thứ trưởng bây giờ.

2742 Hữu Thị lang phó của thượng thư hàm tam phẩm tương đương với thứ trưởng bây giờ.

2743 Nay là xã Hoàng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

2744 Nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

2745 Tên là Phúc Lan cũng gọi là chúa thượng, con thứ hai Phúc Nguyên.

2746 Chức quan đứng đầuThái thường tự, coi việc tế tự, Lễ nhạc hàm chánh ngũ phẩm.

2747 Nay thuộc tỉnh Thái Bình.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...