Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 34

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 34

2621 Về sau, lại đổi niên hiệu là Quang Hưng (1578 - 1599 ).

2622 Vương Mãng, tên tự là Cự Quân, người Đông Bình Lăng đời Hán, làm quan với Hán đến chức đại tư mã, sau giết Hán Bình đế, lập Nhụ Tử Anh, rồi cướp ngôi, tự lập làm vua, đổi quốc hiệu là Tân, được 15 năm thì bị diệt vong. Tào Tháo, tên tự là Mạnh Đức, người đời Đông Hán, sau khi đón lập Hán Hiến đế, Tào Tháo tự làm thừa tướng, tước Ngụy công áp bức vua Hán, nắm hết quyền bính trong tay. Xem thêm chú giải số 5 ở Thb. 3 (tập 1 tr. 40 ).

2623 Bộ sử của Chu Hi đời Tống (Trung Quốc ).

2624 Bỏ vua cũ, lập vua mới.

2625 Xem thêm điều thứ 28 ở Phàm lệ của Cương mục.

2626 Dịch theo nguyên văn là chữ "thú " đáng phải chép là "tư " (xem chú giải số 2 ở Chb. X. 18 ) thì đúng hơn.

2627 Lê Anh Tông.

2628 Tức bộ sử của Chu Hi đời Tống (Trung Quốc ).

2629 Nay thuộc huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.

2630 Thuộc Hải Dương.

2631 Miếu hiệu của Nguyễn Hoàng.

2632 Số thừa thãi do dự thu phú thuế còn lại.

2633 Xem "Lời chua " ở dưới của Cương mục.

2634 Đất huyện Đông Thành cũ, nay thuộc hai huyện Yên Thành và Diễn Châu tĩnh Nghệ An.

2635 Xem chú giải số 1 ở Chb. XIII, 28 .

2636 Nay thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

2637 Đều thuộc Thanh Hóa.

2638 Thuộc tỉnh Hà Tây.

2639 Tức là các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Vĩnh Lộc và An Định thuộc Thanh Hóa.

2640 Thuộc Thanh Hóa.

2641 Nay là huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

2642 Niên hiệu Lê Trang Tông (1533- 1548 ) Cương mục in lầm là Vĩnh Hòa.

2643 Ba giáp: đệ nhất giáp, đệ nhị giáp, và đệ tam giáp (xem thêm chb. VI, 12 ).

2644 Xem chú giải số 5 ở Chb. VI, 30.

2645 Sau đồi Can Lộc thuộc Hà tĩnh.

2646 Nguyên văn là tổ thúc.

2647 Nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

2648 Chữ "thổ " Cương mục in lầm là chữ "sĩ ".

2649 Xem chú giải số 2 ở Chb, 18.

2650 Nay thuộc tỉnh Ninh Bình.

2651 Tục gọi núi Thầy, nay thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây.

2652 Nt.

2653 Đất huyện Mỹ Lương cũ, nay thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Tây ) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình ).

2654 Nay thuộc xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

2655 Có thể rằng bấy giờ ở Thanh Hóa tuy không mưa gió, nhưng trên nguồn có mưa, nước lũ đổ xuống. Nên nước sông Mã mới thình lình lên to như vậy.

2656 Khoảng từ 11 đến 17 giờ.

2657 Con gái Nguyễn Kim.

2658 Tức là Trịnh Kiểm.

2659 Nay là huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

2660 Thuộc Thanh Hóa.

2661 Độ 4 mét.

2662 Cũng thuộc tỉnh Thanh Hóa.

2663 Tên cũ là huyện Vĩnh Phúc, thuộc tỉnh Thanh Hóa.

2664 Tức Nguyễn Ngọc Bảo, mẹ Trịnh Tùng.

2665 Đất huyện Mỹ Lương cũ, nay thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Tây) và huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

2666 Thuộc tỉnh Hà Tây.

2667 Sau đổi Chương Mỹ, thuộc huyện Hà Tây.

2668 Tứ trấn gồm có Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây.

2669 Mỗi trượng bằng 4 mét. Bề rộng đây có lẽ là kể gộp cả ba lần lũy.

2670 Cương mục chua là xem Lê Uy Mục, năm Đoan Khánh thứ 5.

2671 Tức là chỗ Ô Chợ Dừa ở phố Hàng Bột, Hà Nội, ngày nay.

2672 Xem chú giải số 1 ở Chb. XIII, 28.

2673 Tức đèo Ba Dội.

2674 Thuộc Thanh Hóa.

2675 Thuộc Ninh Bình.

2676 Hàm Khang (335 - 342 ) là niên hiệu thứ 2 của Tấn Thành Đế (326 - 342 ) Cương mục in lầm là Minh đế.

2677 Tức đèo Ba Dội.

2678 Xem chú giải ở Chb. XXIX, 19 và "lời chua " của Cương mục ở Chb. XL, 2.

2679 Thuộc tỉnh Ninh Bình.

2680 Xem chú giải ở Chb. XXIX, 19.

2681 khoảng từ 6 giờ đến 10 giờ sáng.

2682 Toàn thư XVII, 24 chép là Khuông Định Công.

2683 Nguyên văn là án binh bất động (theo toàn thư XVII, 24 ). Cương mục in lầm là tiến binh bất động.

2684 Cứ mỗi cái tai bên tả của một mạng địch mà kẻ chiến thắng đã cắt được là một "quắc " Xem thêm chú giải số 4 ở chb, XII, 31.

2685 Hán văn viết là Cao Kiều.

2686 Đây theo Toàn thư XVII, 25; còn Cương mục in lầm là Nam Bắc.

2687 Thuộc Thanh Hóa.

2688 Sau lại đổi làm huyện Quảng Tế, nay thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

2689 Thuộc Thanh Hóa.

2690 Nguyên Văn là Nhân Mục kiều, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

2691 Chỗ gò tập bắn.

2692 Nguyên văn là Trần Kiều môn ngoại. Tức là ô cầu Giền ở chỗ cuối phố Huế. đầu phố Bạch Mai, giáp đường Đại Cồ Việt, Hà Nội, ngày nay.

2693 Khoản từ 9 giờ đến 14 giờ.

2694 Thuộc tỉnh Ninh Bình.

2695 Nay thuộc thôn Phùng Khoang, xã Trung Văn huyện Từ Liêm, Hà Nội.

2696 Tên là Niên.

2697 Thuộc tỉnh Ninh Bình.

2698 Tức triều Lê.

2699 Nay thuộc Ninh Bình.

2700 Khi ở Mạc, Bùi Văn Khuê tước Sơn quận công (Toàn thư XVII, 31 ).

2701 Nguyên văn chép là Kièm Cố Sơn.

2702 Nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

2703 Nay thuộc Ninh Bình.

2704 Thuộc tỉnh Hà Nam.

2705 Nguyên văn là Sa Thảo tân.

2706 Đây dịch theo nguyên văn Cương mục. Đáng phải chép là "dương Tấn " (ngang với Tấn ) mới đúng.

2707 Thuộc tỉnh Hà Tây.

2708 Cương mục in lầm năm Thiệu Phong thứ 11.

2709 Nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

2710 Thuộc Hải Dương.

2711 Tức là năm Quang Bảo thứ 3 (1556 ) đời Mạc Phúc Nguyên.

2712 Thuộc Hải Dương.

2713 Tức là năm Quang Bảo thứ 6 (1559 ) đời Mạc Phúc Nguyên.

2714 Nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

2715 Tức là năm Sùng Khang thứ 6 (1571 ) đời Mạc Mậu Hợp.

2716 Nay thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

2717 Tức là năm Diên Thành thứ 3 (1580 ) đời Mạc Mậu Hợp.

2718 Thảo Tân (Chb. XXIX, 33 ), hoặc Sa Thảo Tân (Chb. XXIX, 31 ), dịch là bến Cỏ, có thể là ở vùng ga Hàng Cỏ (tức ga Hà Nội ) và phố Hàng Cỏ (nay là đường Lê Duẩn ) Hà Nội Ngày nay.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...