Lục Vân Tiên

LỤC VÂN TIÊN

Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

 

Truyện thơ Lục Vân Tiên 蓼雲仙 của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm được phổ biến rất sâu rộng ở Miền Nam, là một truyện thơ sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 1850, và được Trương Vĩnh Ký phiên âm chữ quốc ngữ và cho xuất bản lần đầu tiên vào năm 1889. Đây là một cuốn tiểu thuyết về luân lý, cốt bàn đạo làm người với quan niệm văn dĩ tải đạo. Tác giả muốn đem gương người xưa mà khuyên người ta về cương thường – đạo nghĩa.

Vì truyện được in nhiều lần nên có nhiều văn bản khác nhau, có khi thêm bớt cả trăm câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, truyện có 2082 câu thơ lục bát, kết cấu theo lối chương hồi. Đương thời, truyện Lục Vân Tiên đã chịu ảnh hưởng và có ảnh hưởng trở lại khá lớn đến tính cách hồn hậu của người dân Nam Kỳ. Một số tôn giáo đặc trưng ở Nam Kỳ cũng được xem chịu ảnh hưởng một phần của phong cách Lục Vân Tiên như Tứ ân hiếu nghĩaĐạo Ông Trần. Hiện nay, ngay phía sau khu chính điện (nơi Ông Trần thường ngồi giảng đạo) vẫn còn lưu giữ bộ ảnh (chữ Nôm) truyện Lục Vân Tiên (trước vẽ trên lụa, sau được vẽ trên kính).

Đến nay, truyện Lục Vân Tiên vẫn giữ được vị trí của nó trong nền văn học Việt Nam. Với ngôn ngữ bình dân gần gũi nên mọi tầng lớp trong xã hội đều nhớ thuộc lòng có khi cả bài thơ. Ảnh hưởng của nó còn lan rộng ra cả toàn quốc, được lưu truyền dưới hình thức sinh hoạt văn hoá như “kể thơ”, “nói thơ Vân Tiên”, “hát Vân Tiên” ở Nam Kỳ và Nam Trung Kỳ.

Đã có nhiều bản truyện Lục Vân Tiên ra đời, bản Nôm có, bản chữ quốc ngữ có, bản dịch ra tiếng Pháp cũng có. Nhưng đáng tiếc là các bản truyền miệng hoặc in thành sách đều có nhiều câu khác nhau. Trong các bản sách đã in ra, có hai bản cổ nhất:
- Bản Nôm dài 2174 câu của Duy Minh Thị đính chính, khắc in ở Quảng Đông, Trung Quốc, do Bảo Hoa Các tàng bản và do Quảng Thạnh Nam phát thụ. Sách không đề năm khắc in nhưng được giới nghiên cứu cho là cổ nhất.
- Bản quốc ngữ dài 2076 câu do Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên đã sưu tập, phiên âm, chỉnh lý và cho xuất bản năm 1889 tại Sài Gòn, nhà in Aug Book. Quyển này đã được in tới lần thứ 5, năm 1901, Sài Gòn Claud & Cie xuất bản.

Mục lục

Hồi 01: Vân Tiên tạ thầy xin về đi thi

Hồi 02: Vân Tiên lên đường gặp lũ sơn đài

Hồi 03: Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Hồi 04: Nguyệt Nga về Hà Khê

Hồi 05: Vân Tiên đi thi

Hồi 06: Vân Tiên để Hớn Minh đi trước, mình về thăm nhà đã

Hồi 07: Vân Tiên ra đi thi. Ghé nhà Võ công gặp bạn

Hồi 08: Vân Tiên từ biệt Võ công, Thể Loan. Lên đường ra kinh thi, gặp: Vương Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm

Hồi 09: Vân Tiên được tin mẹ chết, quày quả trở về

Hồi 10: Trịnh Hâm hại Vân Tiên, trói tiểu đồng trong rừng, xô Vân Tiên xuống sông

Hồi 11: Ngư ông vớt Vân Tiên lên, đem về nhà Võ công

Hồi 12: Võ công giả đưa về Đông thành, đem Vân Tiên bỏ trong hang Thương tòng

Hồi 13: Du thần cứu ra khỏi hang, gặp lão tiều cõng Vân Tiên về nhà

Hồi 14: Hớn Minh đem Vân Tiên về chùa

Hồi 15: Nguyệt Nga nhân có Lục ông, Kiều công mời qua, nghe tin Vân Tiên mất, buồn rầu khóc than

Hồi 16: Thái sư đi nói Nguyệt Nga cho con không được, nên oán mà xin vua đòi đi cống Hồ bên nước Ô Qua

Hồi 17: Nguyệt Nga nhảy xuống sông, nhờ Quan Âm đem vô bờ; vào vườn gặp Bùi ông đem về nuôi, bị Bùi Kiệm dỗ ngon dỗ ngọt

Hồi 18: Nguyệt Nga trốn họ Bùi, lão bà gặp đem về nuôi

Hồi 19: Vân Tiên nhờ thuốc tiên sáng mắt, bỏ chùa, giã từ Hớn Minh về thăm cha

Hồi 20: Vân Tiên ra kinh thi đậu trạng nguyên. Vua sai đi dẹp giặc Ô qua với Hớn Minh

Hồi 21: Vân Tiên gặp Nguyệt Nga, về tâu vua. Ơn đền, oán trả rồi về vinh qui cưới nàng Nguyệt Nga

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...