Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 28

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 28

2173 Bàn thờ tiên hiền, tiên nho theo đạo Khổng. Bàn thờ này đặt ở hai bên giải vũ, cũng có nơi gọi là tả vu, hữu vu.

2174 Thánh Tông là con thứ tư của Thái Tông, nên gọi Cung vương là thứ huynh.

2175 Xem thêm Chính biên quyển XIX, tờ 5, 20-21.

2176 Về tiêu chuẩn này, Việt Sử thực lục chép là cháu trưởng của các tước: công, hầu, bá, tử, nam, không chép các con (chúng tử) của các tước ấy.

2177 Xem chú thích số 1, Chính biên quyển XV, tờ 14.

2178 Một thứ binh khí thời cổ. Hán văn chép là "thuẫn", ta thường gọi là khiên, mộc hoặc lá chắn. Cách chế: hoặc đan bằng tre, bằng mây hoặc làm bằng gỗ. Tác dụng: trong khi hai bên đánh nhau, bên nọ dùng để đỡ mũi tên hoặc giáo mác của bên kia.

2179 Xem lời chua của Cương mục ở dưới.

2180 Lại sử: Như nhân viên hành chính, văn phòng ngày nay.

2181 Đô tổng binh sứ là một ty trọng yếu trong một xứ, mà số lại sử chỉ có 2 người, kém xa với số lại sử ở ty Thừa chính sứ và Hiến sát sứ. Con số "2" này có lẽ nguyên văn chép sai.

2182 Những người làm quan không có xuất thân, chưa được liệt vào hạng chính ngạch cùng những người quyên tiền quyên thóc mà được phẩm hàm, gọi là cửu phẩm tạp lưu.

2183 Tức Đô Tổng binh sứ ty, Thừa chính sứ ty và Hiến sát sứ ty.

2184 Tức Đô Tổng binh sứ ty, Thừa chính sứ ty và Hiến sát sứ ty.

2185 Mỗi lần khảo công là 3 năm. Xem thêm chính biên quyển XXIV, tờ 8.

2186 Nguyên văn chép "thủ tiễn" xem chú thích số 1. Chính biên quyển XV, tờ 14.

2187 Xem chú thích số 2. Chính biên quyển XXIII, tờ 5.

2188 Nguyên văn bằng chữ Hán. Câu cuối cùng lấy nguyên câu của Khổng Tử trả lời Công Tôn Giả: "Kỳ nhiên khởi kỳ hồ" Nghĩa là: "Vậy à? có thật như vậy không?" Lời phê này dùng 6 chữ ấy làm câu thúc kết, có lẽ muốn nói một cách nghi ngờ rằng: "như thế mà gọi là văn minh à? Có thật văn minh là như thế không?

2189 Chỉ việc 5 đạo quân cộng 18 vạn.

2190 Nay chỉ huyện thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2191 Nay chỉ huyện thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2192 Viên quan do triều đình bổ đi cai trị một địa phương nào đó, lúc cai trị địa phương này lúc cai trị địa phương khác, không có nhất định, khác với thổ quan. Xem thêm chú giải số 2 ở Chb, XVI, 23.

2193 Một danh từ để gọi các viên chức vào hàng võ tướng.

2194 Nay là huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

2195 Nay là thôn An Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

2196 Xem chú thích ở Chb X, 36.

2197 Xem chú thích ở Chb. X, 36.

2198 Nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

2199 Tức Ngự sử đài và Hiến sát sứ ty.

2200 Chỉ quan chức trong Ngự sử đài và Hiến sát sứ ty. Quan chức ở Ngự sử đài giữ việc tâu hặc các quan trong kinh và ngoài các đạo làm sự trái phép: quan chức trong Hiến sát sứ ty giữ việc tâu bày lời nóoi trung thực, đàn hặc sự phi pháp và xét hỏi kiện tụng trong đạo của mình. Vì thế nên gọi những quan chức này là giữ chức trách ngôn luận (ngôn trách).

2201 Xem chú thích số 1. Chính biên quyển XXIII, tờ 3.

2202 Trước ngày chính tế một ngày, các quan chức được tham dự vào hành lễ, đều tề tựu văn miếu túc trực, để sáng sớm hôm sau hành lễ gọi là túc yết.

2203 Xem thêm Chính biên quyển XXI, 1-4, 28-29, XXIII, 28-30.

2204 Hàng ngày, ngoài thì giờ công tác nhất định, còn có thì giờ nhàn rỗi nghĩ ngơi, thì giờ ấy Hán văn gọi là "dư hạ".

2205 Khoa Nhâm Tuất (1442), năm Đại Bảo thứ 2; khoa Mậu Thìn (1448) năm Thái Hòa thứ 6; khoa Quý Mùi (1463), năm Quang Thuận thứ 4; khoa Bính Tuất (1466); năm Quang Thuận thứ 7; khoa Kỷ Sửu (1469), năm Quang Thuận thứ 10; khoa Nhâm Thìn (1472), năm Hồng Đức thứ 9; khoa Ất Mùi (1475), năm Hồng Đức thứ 6; khoa Mậu Tuất (1478), năm Hồng Đức thứ 10; khoa Tân Sửu (1481), năm Hồng Đức thứ 12.

2206 Một danh từ để gọi chung các bia đá, vì bia đá thường dùng thứ đá rắn hơn hết, có thể để lâu đời được.

2207 Nguyên văn trong Cương mục in năm Tây Tỵ là sai, ở đây dịch là Tân Sửu cho đúng khoa thứ.

2208 Bầy tôi vào hạng nho học, có sở trường về văn từ.

2209 Xem chú thích số 3, Chính biên quyển VI, tờ 3.

2210 Đàn thờ Thần Nông, một ông vua truyền thuyết về thời thượng cổ Trung Quốc.

2211 Một ngôi nhà để nhà vua ra ngự ở đấy xem nông dân làm ruộng.

2212 Xem chú thích số 2, Chính biên quyển 1, tờ 23.

2213 Những cung điện dựng ở ngoài kinh thành, để bất thần vua chúa đi tuần hành đến địa phương nào, thì đã sẵn có chỗ để nghĩ, gọi là hành điện

2214 Nay thuộc phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...