Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 24

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 24

1890 Theo phần Kinh tịch chí trong Tùng thư thì sách Hán thư âm nghĩa có hai bộ: một bộ 7 quyển, tác giả Vi Chiêu, một bộ 12 quyển, tác giả Tiêu Cai. Ở đây Cương mục không nói rõ tên tác giả, nên không rõ câu này đã dẫn ở sách Hán Thư âm nghĩa nào.

1891 Xem thêm Chính biên quyển XV, tờ 5.

1892 Nguyên văn trong Cương mục in lầm chữ "thất" ra chữ "lục".

1893 Xem thêm Chính biên quyển VII tờ 30-31.

1894 Xuy Vưu: tên người. Theo truyền thuyết thì đời thượng cổ Trung Quốc, Xuy Vưu pháp thuật cao cường, đánh nhau với Hoàng đế ở đất Trác Lộc, Xuy Vưu kỳ nghĩa đen là cờ của Xuy Vưu nhưng ở đây là tên một ngôi sao khác thường.

1895 Xuy Vưu: tên người. Theo truyền thuyết thì đời thượng cổ Trung Quốc, Xuy Vưu pháp thuật cao cường, đánh nhau với Hoàng đế ở đất Trác Lộc, Xuy Vưu kỳ nghĩa đen là cờ của Xuy Vưu nhưng ở đây là tên một ngôi sao khác thường.

1896 Xuy Vưu: tên người. Theo truyền thuyết thì đời thượng cổ Trung Quốc, Xuy Vưu pháp thuật cao cường, đánh nhau với Hoàng đế ở đất Trác Lộc, Xuy Vưu kỳ nghĩa đen là cờ của Xuy Vưu nhưng ở đây là tên một ngôi sao khác thường.

1897 Có một âm nữa là Truân.

1898 Tước cũ của Nghi Dân. Xem Chính biên quyển XVII, tờ 21.

1899 Chỉ Lê Thái Tổ.

1900 Sau khi Hán Cao Tổ mất, vợ là Lữ hậu chuyên quyền, Lữ Lộc và Lữ Sản toan cướp ngôi vua nhà Hán. Thái úy nhà Hán là Chu Bột đem quân giết Lữ Lộc, Lữ Sản cùng đồ đảng họ Lữ, lập con Hán Cao Tổ làm vua, tức Hán Văn đế.

1901 Tức Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn biên soạn ngày tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).

1902 Nay thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

1903 Huyện Lương Giang cũ nay là các huyện Đông Sơn, Lang Chánh, Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.

1904 Trên phần hiện hàm được đề thêm hai chữ "nhập nội". Ví dụ nhập nội tư mã, nhập nội hành khiển, nhập nội thiếu bảo, v.v...

1905 Xem Lời cẩn án và Lời chua của Cương mục ở dưới.

1906 Xem Lời cẩn án và Lời chua của Cương mục ở dưới.

1907 Phủ đệ của Gia vương.

1908 Niên hiệu Lê Nhân Tông.

1909 Xem thêm Chính biên quyển XVIII, tờ 34-35.

1910 Xem Lời chua của Cương mục ở dưới.

1911 Hoa lợi ruộng này dùng vào việc cúng tế giỗ chạp.

1912 Người chết dầu là con cháu, nhưng cứ sau ngày chết một trăm ngày rước bài vị người ấy lên nhà Thái miếu để được phụ thờ với tiên tổ gọi là lễ phụ.

1913 Cũng như quý phi, một danh hiệu của phi tần, vợ vua chúa đời phong kiến.

1914 Danh hiệu một nữ quan ở trong cung, cũng là vợ vua, nhưng cấp bậc thấp hơn các hàng phi tần.

1915 Niên hiệu Lê Nhân Tông (1454-1459).

1916 Niên hiệu Lê Nhân Tông (1454-1459).

1917 Nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.

1918 Viên quan giữ chức nhàn tản, hoặc viên quan không có nhiệm vụ nhất định, khi nào có việc gì cần sẽ dùng đến, khác với viên quan giữ việc phiền kịch như hành chính, việc hình ngục, việc quân sự, v.v...

1919 Được phong chức tước cao hơn chức tước cũ.

1920 Nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1921 Niên hiệu Lê Thánh Tông (1470-1497).

1922 Những chức có nhiệm vụ thảo thiện giấy tờ như trát về công văn, như bọn thơ lại, thông lại, đề lại hoặc thừa phái, lục sự sau này.

1923 Dùng một phiến gỗ hình chữ nhật, trên mặt phiến gỗ ấy khắc những chữ mà vua chúa đã ban ân cho một người nào đó. Thông thường thì xung quanh phiến gỗ ấy có trạm chỗ và sơn son thếp vàng, những chữ khắc vào phiến gỗ ấy thì sơn then.

1924 Nhà nào được vua chúa biểu dương, thì ngoài cổng nhà ấy dựng một cái chòi cao, mặt ngoài cái chòi quay ra đường treo cái khung hình vuông có đề chữ, để người qua lại trông thấy. Ví dụ: những chữ "Tiết nghĩa môn" hoặc "Hiếu đễ môn", v.v...

1925 Chỉ vào lúc quân thần giết được Nghi Dân, rước Thánh Tông lên ngôi vua.

1926 Theo quan niệm đời phong kiến, cho họ của vua chúa đương thời là họ quý (hoàng gia quý phái), nên người bầy tôi nào có công được vua chúa tin yêu, thì vua ban ân cho được mang theo họ của vua, nhưng chỉ ban ân cho bản thân người ấy thôi, còn con cháu vẫn mang theo họ cũ của mình.

1927 Một danh từ để gọi các viên quan quyền cao chức trọng thứ nhất, thứ nhì trong triều.

1928 Niên hiệu Lê Nhân Tông (1444-1459).

1929 Cũng như tế thần đã chua ở trên.

1930 Thị tộc này, nguyên văn trong sách Cương mục chép hai chỗ có đôi chút khác nhau. Ở đây chép Lư Cầm, ở quyển XVIII tờ 8 chép Cầm Lư. Chúng tôi tham khảo những sách hiện có, thì Phương đình địa chí (quyển 4 tờ 27) của Nguyễn Văn Siêu chép Lư Cầm; Đại Nam nhất thống chí (quyển 14 tờ 10) của Cao Xuân Dục chép Cầm Lư. Đại Việt sử ký toàn thư (quyển 12 tờ 6) chỉ chép có một chữ Cầm. Vì thế, không rõ tên thị tộc này thế nào là đúng, sẽ khảo cứu sau.

1931 Vì quân và dân có nhiều hạng người: quân thì có quân thủy, quân bộ, quân điều khiển ngựa voi, ...; dân thì có người làm thợ, người làm ruộng, người đi buôn... nên gọi chung là các sắc.

1932 Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối, hai người danh nhân dưới triều Thái Tông nhà Đường.

1933 Một viên quan giữ chức Dân bộ thượng thư dưới triều Đường Thái Tông, Đái Trụ là một người minh mẫn, quả quyết.

1934 Một hiền thần đời Tống, thờ bốn triều vua, ở triều đình giữ chức tướng văn, ra ngoài biên cương giữ chức tướng võ, danh tiếng lừng lẫy cả lân bang.

1935 Nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

1936 Tức bảng nhãn.

1937 Niên hiệu Lê Thái Tông.

1938 Nay là thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

1939 Niên hiệu Lê Nhân Tông.

1940 Chỉ việc làm ruộng.

1941 Chỉ việc buôn bán và công nghệ.

1942 Lời cáo giới trọng đại của vua chúa để dạy bảo dân.

1943 Chỉ Nghi Dân.

1944 Nay là thôn Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.

1945 Niên hiệu Lê Thái Tông.

1946 Sư Hồi cùng các đại thần bắt giết Nghi Dân, rước Thánh Tông, lập làm vua.

1947 Nguyễn Xí theo Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn, lập được nhiều chiến công, sau khi trong nước đã bình định, xét công đánh giặc, chiến công của Xí đứng vào hàng thứ năm, được ban cho quốc tính. Xí lại giúp Thái Tông, Nhân Tông và sau lại cùng các thần bắt giết Nghi Dân lập Thánh Tông làm vua.

1948 Một thứ ngọc quý.

1949 Một thứ dây thao dùng để buộc quả ấn. Hai thứ này chỉ người bầy tôi nào có công to, giữ chức trọng, mới được vua chúa ban cho. Kích thước ngọc khuê và màu sắc dây thao, đã có thể lệ định sẵn.

1950 Trong Tứ thư và Ngũ kinh , học trò đã chuyên môn nghiên cứu về kinh nào phải khai rõ trên mặt quyển thi.

1951 Tức hoàng thái tử để sẽ nối ngôi vua sau này.

1952 Danh từ để gọi chung các viên quan gần gụi với nhân dân như những viên đứng đầu ở lộ, phủ, châu hoặc huyện.

1953 Nay là xã Chi Lăng, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.

1954 Thôi làm quan, về ở nhà riêng. Danh từ "trí sĩ" trước kia dùng riêng cho các quan, sau này quan hoặc lại điền thôi làm việc về, đều gọi chung là hưu trí.

1955 Thôi làm quan, về ở nhà riêng. Danh từ "trí sĩ" trước kia dùng riêng cho các quan, sau này quan hoặc lại điền thôi làm việc về, đều gọi chung là hưu trí.

1956 Nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

1957 Nay là xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.

1958 Nay thuộc xã Lan Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.

1959 Nay thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, Hà Tây.

1960Toàn thư chép là Nguyễn Thị Bồ.

1961 Xem thêm Chính biên XIX, 20 ở trên.

1962 Tượng truyền thần, để di truyền lại cho con cháu.

1963 Tương đượng với Bộ trưởng Bộ quốc phòng bây giờ, hàm nhị phẩm.

1964 Tương đương Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hàm tam phẩm.

1965 Đều là niên hiệu Lê Nhân Tông.

1966 Một tước mà Nghi Dân bị phế truất.

1967 Nay là thôn Phương Quất, xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

1968 Nay là thôn Nhân Lý, thị trấn Nam Sách, huyện Nam Thanh, Hải Dương.

1969 Nay là thôn My Sơn, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

1970 Nay thuộc xã La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

1971 Chỉ việc Lê Thánh Tông không để cho con cháu quần thần bị mất gốc rễ của tổ tông.

1972 Chữ "đinh" thuộc về một hàng trong mười hàng can, can chi phối hợp với nhau, thành những ngày đinh sửu, đinh mão, đinh tỵ, đinh mùi, đinh dậu và đinh hợi. Mỗi mùa 90 ngày thì 9 ngày có chữ "đinh", vì thế nên mỗi năm cứ đến mùa xuân và mùa thu, thì mỗi mùa chọn lấy một ngày có chữ "đinh" để làm lễ tế Văn miếu. Sở dĩ dùng ngày "đinh" là lấy ý rằng "đinh" thuộc hàng hỏa, hỏa là tượng trưng cho văn chương.

1973 Mười người lỗi lạc trong môn đồ Khổng Tử, tức là Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung, Tể Ngã, Tử Cống, Nhiễm Hữu, Quý Lộ, Tử Du, Tử Hạ và Tử Trương. Theo lễ giáo thời phong kiến, ở kinh sư và các lộ đều có Văn miếu thờ Khổng Tử, Tứ phối và Thập triết, nhưng có lẽ về thời Lê sơ, các lộ chỉ được thờ Thập triết, còn Khổng Tử là bậc thánh sư, Tứ phối là bậc đại hiền, thì do kinh sư thờ tế.

1974 Những hộ khẩu nào bỏ quê quán cũ của mình, mà đến trú ngụ ở một xã khác gọi là khách hộ.

1974 Hai mắt bị mù, hai chi thể bị hỏng.

1975 Một mắt bị mù, một chi thể bị hỏng.

1976 Một tội đày đi nơi cực xa hoặc chung thân hoặc một kỳ hạn lâu dài.

1977 Ngày rằm tháng 7 âm lịch. Theo truyền thuyết hôm ấy là ngày "vong nhân xá tội".

1978 Các trấn Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa và Gia Hưng thuộc về Tây đạo. Nay gồm các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La.

1979 Tang Văn Trọng: Một viên đại phu giỏi giang ở nước Lỗ về thời Xuân Thu, Tang Văn Trọng biết Liễu Hạ Huê là người hiền, mà không cất nhắc để dùng, nên Khổng Tử chê là "thiết vị". Ý nói không xứng đáng với ngôi mình hiện giữ, không khác gì người đi ăn trộm được của mà giữ một cách thầm vụng.

1980 Tượng trưng cho quốc gia.

1981 Chế độ đời phong kiến, phủ đệ của các tước vương tước hầu ở bên ngoài kinh thành gọi chung là "phiên để". Chữ "phiên" nghĩa đen là cái phên, cái giậu, ý nói nhà của vương hầu như cái phên, cái giậu ở ngoài để bảo vệ kinh thành của vua ở trong. Lê Thánh Tông lúc chưa lên ngôi vua, được phong làm Bình Nguyên vương, rồi lại đổi phong là Gia vương. Chỗ ở của Gia vương lúc ấy gọi là Tây để.

1982 Xe của thiên tử đi, ngoài bọc lục màu vàng, nên sau dùng chữ "hoàng ốc" để tượng trưng xe của thiên tử.

1983 Xem thêm Chính biên quyển XIX tờ 2-6, việc Lê Xí giết Nghi Dân, phò lập Thánh Tông.

1984 Một chức quan có nhiệm vụ và chức năng gần giống như Hàn lâm viện và Đông các học sĩ.

1985 Nơi vua chúa đọc sách, ở đây ý nói Bá Ký được vào Kinh Diên cùng vua giảng bàn nghĩa sách.

1986 Câu này, nguyên văn trong Cương mục chép không rõ nghĩa. Ở đây chúng tôi dịch theo Toàn thư cho dễ hiểu hơn.

1987 Quân chiến đấu ở dưới nước.

1988 Quân chiến đấu bằng voi. Lê Thánh Tông có đặt 4 vệ Tuần tượng.

1989 Quân chiến đấu bằng ngựa. Lê Thánh Tông có đặt 4 vệ Mã nhân.

1990 Lê Thánh Tông có đặt 2 vệ Kim Ngô và Cẩm Y, 4 vệ Hiệu lực, 4 vệ Thần võ, là quân túc vệ trong kinh thành.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...