Sunday, September 27, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 21

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 21

1565 Lễ tiến cống hàng năm. Xem thêm Chính biên XV, 29.

1566 Về việc này, Cương mục cũng như Toàn thư (quyển XI, tờ 1b-2a) không chép rõ là đưa trả nhà Minh số người còn bị giữ lại hay là số vàng tuế cống.

1567 Tức tháng giêng năm Giáp Dần (1434).

1568 Chỗ trấn mình ở. Thí dụ như quân ở Thanh thì gọi Thanh Hóa là bản trấn, quân ở Nghệ thì gọi Nghệ An là bản trấn.

1569 Quân hiệu này nếu chia tách ra thì là Tả Dực thánh quân, Hữu Dực thánh quân, Tiền Dực thánh quân và Hậu Dực thánh quân.

1570 Có thể là trường đua ngựa hoặc bãi tập bắn ở đương thời.

1571 Tháng 2 âm lịch.

1572 Trần Khát Chân cùng các đồng đảng mưu giết Hồ Quý Ly nhưng thất bại. Xem Chính biên XI, 34.

1573 Về việc Lê Thái Tổ tin dùng Lê Sát.

1574 Chỉ việc Lê Thái Tông chết ở Lệ Chi Viên.

1575 Chỉ việc Hán Cao Tổ, khi sắp mất biết rõ trong các bầy tôi có người hiền như Tào Tham, Vương Lăng, Trần Bình và nhất là Chu Bột, người có thể giữ cho họ Lưu (họ Hán Cao Tổ) được vững vàng yên ổn, nên đặt lại cho Chu Bột làm Thái úy.

1576 Chỉ việc Hán Văn Đế biết Chu Á Phu là một tướng tài giỏi, nên phong làm Trung uý, và dặn lại Cảnh Đế nên dùng Chu Á Phu khi có việc nguy cấp.

1577 Hiện nay đền này vẫn còn ở Hà Nội.

1578 Tức là quân ở Bắc đạo thuộc quyền Lê Văn An.

1579 Châu Bố Chính (Xem Chính biên XV, 10).

1580 Những người có chức vị ở trong xã hội phong kiến, cũng như đời sau gọi là "chức sắc" hoặc "cước sắc".

1581 Chỉ Lê Thái Tổ.

1582 Thuộc tỉnh Bắc Ninh.

1583 Nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

1584 Tức Đông Đô được đổi làm Đông Kinh từ năm Canh Tuấtn, 1430 (xem Chính biên XV, 26).

1585 Cũng như Cương mục, toàn thư XI, 7b chép việc Lê Khả làm Tuyên úy đại sứ ở trấn Lạng Sơn này vào tháng 4 năm Giáp Dần (1434), nhưng đến việc Lê Khả nhậm chức quân vệ ở Nam Sách hạ thì chép là đồng tổng quản, chứ không phải là đồng quản lãnh , và đặt vào chỗ tháng 6 năm Đinh Tị, 1437 ( Toàn thư XI, 40a)

1586 Cũng như Cương mục, toàn thư XI, 7b chép việc Lê Khả làm Tuyên úy đại sứ ở trấn Lạng Sơn này vào tháng 4 năm Giáp Dần (1434), nhưng đến việc Lê Khả nhậm chức quân vệ ở Nam Sách hạ thì chép là đồng tổng quản, chứ không phải là đồng quản lãnh , và đặt vào chỗ tháng 6 năm Đinh Tị, 1437 ( Toàn thư XI, 40a)

1587 Cũng như Cương mục, toàn thư XI, 7b chép việc Lê Khả làm Tuyên úy đại sứ ở trấn Lạng Sơn này vào tháng 4 năm Giáp Dần (1434), nhưng đến việc Lê Khả nhậm chức quân vệ ở Nam Sách hạ thì chép là đồng tổng quản, chứ không phải là đồng quản lãnh , và đặt vào chỗ tháng 6 năm Đinh Tị, 1437 ( Toàn thư XI, 40a)

1588 Chỉ việc Bùi Hanh nói tinh vượn đen hút khí mặt trời và xin yểm bằng con vượn thật.

1589 Chúc Chiêm Thành (xem Chính biên XVI, 8).

1590 Đánh thuế nặng để làm giàu cho bề trên.

1591 Chỉ bọn Nguyễn Thúc Huệ và Lê Cảnh Xước.

1592 Chữ trong thiên Ích tắc, kinh Thư , lời Hạ Vũ khuyên vua Thuấn, ý nói thuận theo chính đạo mà đứng chính chỗ chỉ thiện.

1593 Chịu trách nhiệm nhận lĩnh và bảo đảm.

1594 Chỉ việc Trãi giận mắng bọn Nguyễn Thúc Huệ góp ý kiến xin sửa lại vài chữ trong bài tấu.

1595 Chỉ việc sau này Trãi bị tru di tam tộc vì vụ án trại Vải (Lệ Chi Viên).

1596 Trương Lương, tên tự là Tử Phòng, giúp mưu bày kế cho Hán Cao Tổ thống nhất thiên hạ. Khi Hán Cao Tổ làm vua, vì có công, Trương Lương được phong Lưu hầu; về sau, đi tu tiên, thoát ra ngoài vòng danh lợi.

1597 Xem Chính biên XVI, 5.

1598 Xem Chính biên XV, 10 và XVI, 5.

1599 Tức đầu triều Lê.

1600 Chỉ Lê Thái Tổ.

1601 Chỉ Lê Thái Tổ.

1602 Chỉ Lê Thái Tổ.

1603 Tức tòa tư pháp giữ việc xét xử hình ngục.

1604 Chỉ Lê Thái Tổ.

1605 Chỉ việc Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cầm Hổ về hùa với Lê Sát, buộc tội Bùi Ư Đài.

1606 Tên tự của Cấp Ảm, người Bộc Dương đời Hán. Dưới triều Hán Vũ đế (140-87 tr.c.ng.). Cấp Ảm được vời làm cửu khanh, rất cương trực trong những việc can ngăn và đàn hặc ở triều đình, khiến cho vua cũng phải e dè kiêng nể. Hán Vũ đế thường nói: "Đời xưa có hạng bầy tôi làm trụ cột cho xã tắc, xem như Cấp Ảm bây giờ có thể gần bằng đấy".

1607 Xem việc năm Thuận Thiên thứ 1 (Chính biên XV, 5).

1608 Tức Phạm Thị, tên là Trần, mẹ đẻ Lê Thái Tông.

1609 Theo kinh nhà Phật, khi mẹ của Mục Liên ở nơi địa ngục, hễ đồ ăn vừa vào đến miệng liền hóa thành lửa bỏng, nên không ăn được gì cả.

1610 Nghĩa là cứu người bị treo ngược, ý nói cấp cứu người đang ở trong cảnh vô cùng đau khổ.

1611 Lễ tế tam sinh gồm có bò, dê và lợn.

1612 Một nghi thức xưa để tỏ ý trọng đãi người hiền.

1613 Xem "Lời chua" của Cương mục ở Chính biên XV, 23.

1614 Tứ thư, tức là bốn sách của nhà nho: Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh tử .

1615 Như hưu trí.

1616 Một chức quan ở đương thời.

1617 Thuộc tỉnh Thanh Hóa.

1618 Chỉ Lê Thái Tổ.

1619 Lê Vĩ sang Minh cáo phó (tin Lê Thái Tổ mất), tháng 11, năm Giáp Dần, 1434 (theo Toàn thư XI, 17b-19a).

1620 Từ Vĩnh Đạt sang sứ ta năm Kỷ Dậu, 1429 (Chính biên XV, 25).

1621 Chương Xưởng sang ta năm Tân Hợi, 1431 (Chính biên XV, 29).

1622 Điện này làm từ cuối năm Quý Sửu, 1433 (Chính biên XV, 33).

1623 Xem chú giải ở Chính biên XVI, 13.

1624 Tang vua Lê Thái Tổ. Xem thêm chú giải ở Chính biên V, 19.

1625 Chỉ việc Thiên Tước đàn hặc Lê Thụ và việc Lê Thái Tông đối xử với một số đại thần phạm lỗi.

1626 Ngô Sĩ Liên là người triều Lê, nên gọi Lê là bản triều.

1627 Tức bà Cung Từ, mẹ đẻ Lê Thái Tông.

1628 Xem chú giải số 3 ở Chính biên IV, 25.

1629 Hán Văn đế (179-157 tr.c.ng.), trước khi mất, còn để tờ chiếu lại, đại ý nói: Phàm những chỗ họ thân phải trở 9 tháng thì rút xuống chỉ để 15 ngày, phải trở 5 tháng thì để 14 ngày, sau khi chôn cất. Còn quan lại và nhân dân trong nước thì kể từ sau khi ban bố mệnh lệnh theo lời di chiếu, chỉ để tang ba ngày. Mãn tang rồi, phàm những việc lấy vợ, gả chồng, cúng tế, uống rượu, ăn thịt đều không cấm (Theo Tư trị thông giám , của Tư Mã Quang) quyển XV, trang 508-509.

1630 Về việc này, Toàn thư XI, 25b chép rõ hơn: "Dùng Lê Thiêm làm Phòng ngự sử, coi quản công việc quân và dân ở châu Nam Mã, châu Tàm thượng, châu Tàm hạ và huyện Lan Hòa". Và: "Nhân bấy giờ các Mường Ai Lao bề ngoài tuy quy thuận, nhưng vẫn tráo trở bất thường, nên triều đình phải đặt quan để cai quản". Như vậy hai chữ "lưu quan" đây là do Cương mục đặt thêm sau, chứ Toàn thư không có. Lưu quan, Từ nguyên (trang 871), nghĩa là quan lại do chính phủ trung ương ủy nhiệm ở những địa phương thông thường, đối lại với thổ quan là người bản thổ trong các dân tộc như Miêu, Dao, nối đời giữ chức. Theo Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật thì lưu quan là chức quan được luân lưu thay đổi.

1631 Vì theo đề nghị của Nguyễn Trãi, trước khi bỏ tang, còn mặc đồ trắng trong 27 ngày (Chính biên XVI, 22).

1632 Đồ mặc của người không có tang.

1633 Về việc Lê Thái Tông mặc đồ trắng ra coi triều v.v...

1634 Nguyên văn là "Kim ngân tửu khí", chép như vậy không được sáng nghĩa, nên mấy chữ này cũng có thể dịch là "vàng, bạc, đồ dùng uống rượu...".

1635 Tên đất.

1636 Làm lễ đặt chén rượu ở trước thần vị để tế tiên sư.

1637 Ngày "thượng đinh" gọi tắt, tức nhảy đứng vào ngôi thứ tư trong mười thiên can (như giáp, ất, bính, đinh, ...) thuộc thượng tuần (từ mồng 1 đến mồng 10) tháng 2 hay tháng 8 âm lịch.

1638Toàn thư XI, 24a chép là Nguyễn Tông Trụ.

1639Kỳ nhân , nghĩa đen, là người già, trạc 60 tuổi. Còn cương vị và nhiệm vụ của kỳ nhân trong sứ bộ đương thời thế nào, chưa rõ.

1640 Chỉ việc Lê Thái Tổ giết Lê Hãn (tức Trần Nguyên Hãn) và Lê Văn Xảo (tức Phạm Văn Xảo). Xem Chính biên XV, 20, 27.

1641Châu Bố chính . Xem Chính biên XV, 10 và XVI, 5.

1642 Châu Nghệ An. Xem Chính biên XV, 10.

1643 Hạng bầy tôi bé nhỏ ở trong cung.

1644 Người nữ sư vừa săn sóc vừa dạy dỗ hạng vua trẻ tuổi.

1645 Tức là Trần Thị và Phạm Huệ Phi, hai người vợ lẽ Lê Thái Tổ, đều là dì ghẻ của Lê Thái Tông.

1646 Chức quan võ gần vua ở đương thời.

1647Cương mục in là Nghiêu, Thuấn. Đây theo Toàn thư XI, 22b chép là "Ngu Thuấn" đúng hơn, vì bấy giờ Bá Ích khuyên răn Ngu Thuấn đừng biếng nhác, đừng buông tuồng (vô đại, vô hoang) thì Nghiêu đã chết rồi (xem Thiên đại vũ mô trong Kinh thư ).

1648 Tên là Thế Dân, con Đường Cao Tổ, trị vì từ năm 627 đến năm 649.

1649 Ngụy Trưng, tên tự là Huyền Thành, người Khúc Thành đời Đường, khi làm quan dưới triều Đường Thái Tông, Trưng có dâng đến hơn hai trăm bản tấu để can ngăn, lời lẽ thiết tha thành khẩn, được nhà vua kính sợ.

1650 Nguyên văn là "Thập tiệm", tức là mười điều Đường Thái Tông tỏ ra dần dần không được tốt bằng khi mới lên ngôi: 1- Sai sứ đi xa hàng muôn dặm để lùng tuấn mã và kiếm đồ báu lạ; 2- Do lòng xa xỉ kiêu rông, định dùng nhân lực vào việc doanh tạo; 3- Buông thả lòng ham muốn, làm nhọc người ta; 4- Suồng sã với tiểu nhân, xa lánh quân tử; 5- Thích nhận những của hiếm có, ham làm những sự để chơi; 6- Yêu hay ghét ai chỉ tùy theo ý riêng của mình; 7- Ham thú săn bắn; 8- Nét mặt không có thái độ để tiếp người dưới và hay vặn hỏi lỗi nhỏ của người ta; 9- Gây to kiêu ngạo, dùng nhằm việc võ; 10- Làm cho dân khổ vì diêu dịch đến nhọc mệt, xơ xác, oán thán, chia lìa.

1651 Thuộc tỉnh Hà Nam.

1652 Về việc ra sắc lệnh khuyên bảo trăm quan tu tỉnh, chăm lo làm tròn chức vụ.

1653 Xem chú giải số 2 ở Chính biên VII, 4.

1654 Xem chú giải số 2 ở Chính biên VII, 4.

1655 Tức bà Cung Từ, mẹ Lê Thái Tông.

1656 Chỉ việc sai sư điểm nhỡn cho hai pho tượng vàng.

1657Quan: đàn ông không vợ. Quả: đàn bà góa chồng.

1658Toàn thư XI, 31b chép rõ là "xem năm quân (ngũ quân) thi bơi". Như vậy cuộc thi bơi này chỉ riêng có quân đội được dự thôi.

1659 Năm Ất Mão, 1435.

1660 Theo mê tín xưa, nhật thực là một tai biến, nên gặp khi nhật thực, người ta thường cứu chữa bằng mọi hình thức như gõ mâm, nồi, đập nong, mẹt, v.v...

1661 Chức quan nằm trong một vệ ở đầu thời Lê. Đứng đầu mỗi vệ là Đề đốc, Tham đốc đứng thứ hai.

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...