Friday, September 18, 2020

Điển tích - Q

Q

QUA GIÁP 

Qua: Tên một loại binh khí, cây giáo. Giáp: Áo mặc để ra trận địa.

Qua giáp là tiếng dùng để nói về việc võ, quan võ hay thuộc binh lính.



Can chi gây việc cõi ngoài,

Đem tài qua giáp, ép người văn chương.

(Nhị Độ Mai).



Truyền chúng tướng chỉnh tu qua giáp,

Rao tam quân bố liệt tinh kỳ.

(Nhạc Hoa Linh).



QUA MÂU 

Qua: Một loại binh khí giống như kích, giáo. Mâu: Thứ binh khí cán dài, mũi nhọn.

Qua mâu nói chung các loại binh khí thời xưa. Chỉ chiến tranh, loạn lạc.



Thái sư trước bệ quỳ tâu,

Ô qua dấy động qua mâu cũng vì.

(Lục Vân Tiên).



Thù Hàn chúa thù kia còn tạc,

Quyết phen nầy phấn động qua mâu.

(Nhạc Hoa Linh).



QUA PHÂN 

Qua: Trái dưa. Phân: Chia ra.

Qua phân là cắt chia trái dưa ra thành nhiều mảnh, dùng để ví với đất nước bị chia xẻ manh mún.



Than là than bờ cõi lúc qua phân,

ngày tháng trông vua ngơ ngẩn một phường trẻ dại.

(Văn Tế Trương Định).



QUÁ KỲ TRI THIÊN

Quá kỳ: Vượt qua khỏi thời kỳ. Tri Thiên: Tức tri thiên mệnh là biết được mệnh trời.

Đức Khổng Tử có nói: Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mạng  , , , nghĩa là con người, ba mươi tuổi thì lập, bốn mươi tuổi thì không còn nghi ngờ, lầm lẫn nữa, năm mươi tuổi thì biết mệnh trời.

Quá kỳ tri thiên ý nói qua khỏi tuổi năm mươi.

Xem: Tri Thiên.



Thôi gần hết kiếp còn gì,

Co tay đếm tuổi quá kỳ tri thiên.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUÁ NIÊN 

Quá: Vượt qua. Niên: Năm.

Quá niên tức là những năm mà mình đã từng sống qua, đó cũng là số tuổi của mình.



Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.

(Truyện Kiều).



QUÁ QUAN 

Quá: Đi qua. Quan: Cửa quan.

Quá quan là đi qua cửa ải để đến một nước khác.



Quá quan này khúc Chiêu Quân,

Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia.

(Truyện Kiều).



QUẢ BÁO 

Quả: trái, kết quả. Báo: trả lại.

Theo đạo Phật, tất cả những sự kiện tốt hay xấu, lành hay dữ xảy ra trong đời này đều là quả báo của những nghiệp nhân của chính mình tạo ra trong các đời sống quá khứ, và cả trong đời sống hiện tiền nữa. Tất nhiên, những quả báo do nghiệp nhân tạo ra trong đời sống hiện tại, thì dễ hiểu và dễ thấy. Nhưng cũng có những quả báo do những nghiệp tạo ra từ các kiếp sống trước, đến nay mới chín mùi và kết quả, cho nên khó tin, khó hiểu. Ví dụ như mới lọt lòng mẹ đã đui, mù, mang tật. Làm ăn lương thiện nhưng vẫn nghèo khổ và gặp nhiều chuyện không may.

Theo Phật, gieo hạt giống gì thì hưởng được quả nấy. Sách có câu: Chủng qua đắc qua, chủng đậu đắc đậu  , , nghĩa là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.

Lời Phật dạy: Nếu gieo hạt giống lành thì hái được quả lành, gieo hạt giống ác, thì gặt hái quả ác.



Trời kia quả báo mấy hồi,

Tiếc công son điểm phấn dồi bấy lâu.

(Lục Vân Tiên).



Đua nhau kỉnh chuộng đạo tà,

Một câu quả báo, muôn nhà đều tin.

(Dương Từ Hà Mậu).



Kiếp này không xé được da.

Kiếp sau quả báo, oan gia kẻo gì.

(Nhị Độ Mai).



Dầu nghiệt chướng số căn quả báo,

Đừng hãi kinh, cầu đảo Chí Tôn.

(Kinh Tận Độ).

 

QUẢ KIẾP 

Quả: Trái, kết quả. Kiếp: Kiếp sống.

Quả kiếp là cái kiếp sống chịu sự kết quả báo ứng do các nghiệp nhân tạo tác ra.

Kiếp sống hiện tại là cái kết quả của kiếp sống trước, tức những việc làm thiện ác trong kiếp sống trước sẽ báo ứng trong kiếp sống hiện tại.

Âu đành quả kiếp nhân duyên,

Cũng người một hội, một thuyền đâu ra.

(Truyện Kiều).



Chốn Hư linh chờ ngày hội hiệp,

Dầu căn xưa quả kiếp dường bao.

(Kinh Thế Đạo).



QUẢ KIẾP NHÂN DUYÊN 

Quả kiếp: Cái kiếp chịu sự kết quả báo ứng do các nghiệp nhân tạo tác ra. Nhân duyên: Cái hạt giống từ kiếp trước lưu lại kiếp sau.

Kinh Phật có câu: Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị  , . , , tức là muốn biết cái nhân duyên trước thế nào, thì hãy xem đời nay được hưởng thế nào. Muốn biết quả kiếp đời sau thế nào,hãy xem kiếp này ăn ở thế nào.



Âu đành quả kiếp nhân duyên,

Cũng người một hội, một thuyền đâu ra.

(Truyện Kiều).



QUẢ MAI BA BẢY

Bởi chữ “Phiếu mai   là nói việc hôn kỳ đã qua đi.

Do trong Kinh Thi nói: Quả mai rụng, mười phần chỉ còn bảy, rồi còn ba, chỉ thời con gái nên lấy chồng, nếu không thì hôn kỳ sẽ qua mất.

Xem: Phiếu mai.



Quả mai ba bảy đương vừa,

Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.

(Truyện Kiều).



Dập dìu lá thắm chim xanh,

Quả mai chi để trên cành bảy ba.

(Hoa Tiên Truyện).



QUẢ NAN ĐỊCH CHÚNG 

Quả: Ít. Nan: Khó khăn. Địch chúng: Chống lại với số đông.

Quả nan địch chúng là nói ít người khó chống lại với nhiều người.



Xin tưởng câu tiểu dũng bất thành,

Lại có chữ quả nan địch chúng.

(Nhạc Hoa Linh).



QUẢ PHÚC 

Quả: Kết quả, trái cây. Phúc: Hạnh phúc, những sự tốt đẹp may mắn.

Quả phúc là cái kết quả do những hành vi phước đức tạo ra, hay hoàn thành được những kết quả tốt đẹp, may mắn.



Hãy tu vẹn quả phúc này,

Đừng lòng tiếc ngọc, chớ lay cơ huyền.

(Truyện Phan Trần).



Ao Thất Bửu gội mình sạch tục.

Ngôi liên đài quả phúc Dà Lam.

(Kinh Tận Độ).



QUẢ TANG 

Quả: Thật. Tang: Vật chứng, tức là vật mà kẻ gian đã lấy, hoặc vật đem hối lộ.

Quả tang tức là tang vật rõ ràng trước mắt.



Quả tang bắt được dường này,

Máu ghen ai cũng chau mày nghiến răng.

(Truyện Kiều).



QUÁCH CỰ 

Quách Cự sinh vào đời nhà Hán, thờ mẹ rất có hiếu, cửa nhà sa sút. Hai vợ chồng mới sinh đứa con lên ba tuổi, ông thường thấy bữa ăn mẹ ông không dám ăn no, cứ bớt lại để phần lại cho con ông ăn, vợ chồng mới bàn nhau rằng: Vợ chồng còn đương thì sinh đẻ, mẹ già chỉ có một lần, đã chẳng phụng mẹ cho được sung túc, lại để con chia ngọt xẻ bùi của mẹ, thì không phải đạo làm con.

Bèn bàn nhau đào hố đem chôn đứa con đi, vợ cũng nghe theo lời ông. Khi đào hố được độ ba thước bề sâu, thì bắt được một hủ vàng, trên có chữ đề là “Hiếu tử Quách Cự, hoàng kim nhất phủ, dụng dĩ tứ nhữ  , , ”, nghĩa là người con hiếu là Quách Cự, một hủ vàng đây dành cho mầy. Hai vợ chồng mừng quá, đem con về và càng hiếu thảo với mẹ già.

Hán Quách Cự cửa nhà sa sút,

Thờ mẫu thân chăm chút mọi bề.

(Nhị Thập Tứ Hiếu).



QUÁCH KHAI 

Quách Khai là sủng thần của vua nước Triệu thời Chiến Quốc, hay ăn hối lộ.

Vua Tần đánh Triệu không thắng nổi vì nhờ có tướng tài là Liêm Pha chống giữ. Tần sai Vương Ngao đem một ngàn cân vàng đút lót Quách Khai để làm kế ly gián. Quách Khai bèn đặt điều gièm cho Liêm Pha bị thay thế, sau cũng gièm đại tướng Lý Mục bị hại.Vì mất tướng tài nên Triệu bị thua. Còn Quách Khai được vua Tần phong làm Thượng Khanh.

Vì tích trữ nhiều vàng, Quách Khai xin vua Tần về Triệu vận chuyển gia tài, Vàng chở mấy xe. Giữa đường bị bọn cướp chận giết chết.



Sợ Quách Khai hay đặt nên điều,

Sợ Lâm Phủ ngọt lời báng huỷ.

(Sãi Vãi).



QUÁCH NGỖI 

Quách ngỗi là người đời Chiến Quốc, được vua Yên phong làm Tướng quốc. Yên Chiêu Vương muốn cầu hiền khắp bốn phương, mới vấn kế Quách Ngỗi. Ngỗi nói: Ngày xưa có ông vua sai một tên môn dịch đem ngàn vàng để mua ngựa thiên lý. Tên môn dịch đi giữa đường gặp ngựa thiên lý đã chết, còn lại bộ xương, liền bỏ ra 500 nén vàng mua bộ xương ấy. Về bị vua quở thì người môn dịch tâu: Đem 500 nén vàng mua bộ xương ngựa, việc lạ chắc sẽ truyền xa, rồi đây thế nào cũng có người đem ngựa quý đến. Sau quả đúng như vậy.

Nay xin bệ hạ coi Ngỗi như bộ xương ngựa, đãi kẻ hạ thần như là một kẻ sĩ thì thiếu gì người đua nhau tìm đến. Vua nghe lời, đãi Quách Ngỗi như bậc hiền tài, truyền xây cho một cái đài cao chứa vàng bạc để cung cấp cho hiền sĩ, gọi là Hoàng Kim Đài. Sau hiền sĩ khắp nơi như Kịch Tân, Trâu Diễn, Nhạc Nghị…đều tìm đến nước Yên.

Vàng Quách Ngỗi ai đồn ai rước,

Ngọc Biện Hoà ai ước ai hay.

(Hoài Nam Ca Khúc).



QUÁCH PHÁC 

Quách Phác, tự là Cảnh Thuần, người đất Văn Hỉ, nước Tấn, tinh về bói toán, có sách Động Lâm về bói toán.



Những mong Quách Phác tầm long,

hàm rồng hẳn được,

Chẳng cốc Trang Chu hóa điệp,

hồn bướm thoát bay.

(Thập Giới Cô Hồn).



QUAI KHIÊN 

Quai: Trái. Khiên: Lỗi lầm.

Quai khiên là làm những điều sai trái, lỗi lầm.



Đều là chính lệnh quai khiên,

Đứa ngu chịu tội người hiền lánh thân.

(Hạnh Thục Ca).



QUAN ÂM 

Hay Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh của thế gian, có nghĩa là Ngài quán xét tiếng kêu đau khổ của chúng sanh thì Ngài đều đến cứu giúp hóa độ. Ngài còn có hiệu là Quán Tự Tại Bồ Tát, có nghĩa là quán chiếu thâm sâu, giác ngộ tự tại mà cứu độ chúng sinh.

Đức Quán thế Âm có phép thần thông quảng đại, thường hay biến hiện nhiều sắc tướng để cứu giúp chúng sanh, nên người đời thường thờ Ngài bằng nhiều tượng khác nhau.

-Thiên thủ thiên nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát tượng có nghìn tay nghìn mắt.

-Chuẩn Đề Quan Âm : Tượng có ba mắt và mười tám tay.

-Quan Âm Nữ Phật : Tượng là một người phụ nữ, cho nên còn gọi là Phật Bà Quan Âm, do hai sự tích : Quan Âm Diệu Thiện và Quan Âm Thị Kính.



Quan âm thương đấng thảo ngay,

Bèn đem nàng lại bỏ rày vườn hoa.

(Lục Vân Tiên).



Xa xa phảng phất dạng hình,

Đức Quan Âm đã giáng sinh bao giờ.

(Truyện Phan Trần).



Phổ Đà có Phật Quan Âm,

Ra công cứu thế, ân thâm đức dày.

(Xưng Tụng Công Đức).



Uổng kẻ nhiệt thành chiu chít phận,

Phải duyên có thuở gặp Quan Âm.

(Đạo Sử).



QUAN CÔNG 

Quan Công tức là Quan Võ, sau đổi là Vân Trường, sanh nhằm triều vua Hoài Đế, đời Đông Hán, quê quán tại Bồ Châu, tỉnh Sơn Đông Trung Quốc.

Sanh ra trong thời kỳ Hán thất suy vi, bên trong bọn hoạn quan chuyên quyền, bên ngoài giặc Huỳnh cân dấy lên tứ phía, ông tuy ham học, thích đọc kinh Xuân Thu, nhưng trước cảnh loạn lạc, đành châu du để tìm hào kiệt mưu cầu đại nghiệp.

Ông kết nghĩa đào viên với hai người là Lưu Bị, tự Huyền Đức là anh cả, thuộc dòng dõi nhà Hán, và một người nữa là Trương Phi, tự Dục Đức, là em út.

Có lần ông bị Tào Tháo dụ phong cho chức Hán Thọ Đình Hầu, nhưng sau ông trả lại ấn. Quan Công cùng Trương Phi phò Lưu Bị lập nên nhà Thục, một nước trong Tam quốc: Thục, Ngụy, Ngô.

Ông lầm mưu của Lữ Mông mà bị bắt, rồi Ngô Quyền đem xử trảm, thọ 58 tuổi.

Ông được người đời sau tặng cho đôi liễn: Chí tại Xuân Thu công tại Hán, Trung đồng Nhựt Nguyệt nghĩa đồng Thiên  , , nghĩa là chí tại Xuân Thu công ở Hán, trung cùng Nhựt Nguyệt, nghĩa đồng trời đất.

Ông Quan Công sáu ải thoát qua,

Vì cậy có thanh long xích thố.

(Lục Súc Tranh Công).



QUAN CHÂM 

Quan: Người điều hành việc nước. Châm: Một bài văn dùng để khuyên răn.

Quan châm là bài răn những người ra làm quan.



Quan châm chẳng chút sai ngoa,

Lộc trời chung đỉnh, gánh nhà quân dân.

(Hoa Tiên Truyện).



QUAN ĐÁNG MẸ CHA

Bởi chữ “Dân chi phụ mẫu  ” từc quan là cha mẹ của người dân.

Người xưa thường cho rằng kẻ làm quan là cha mẹ của dân, phải biết thương dân, xem dân như là con đỏ.

Mình vợ quan đáng phận mẹ cha,

Phải yêu mến trăm nhà như con đỏ.

(Phương Tu Đại Đạo).



QUAN ĐẾ 

Tức Quan Vân Trường, tục gọi Quan Công, là một võ tướng trung can nghĩa khí thời Tam Quốc, khi mất Ngài được hiển Thánh, nên người đời sau xưng tụng Ngài là “Quan Thánh Đế Quân” hay Quan Đế.

Xem: Quan Công.

Cùng nhau xướng họa một giờ,

Tặng ông Quan Đế bài thơ khen rằng.

(Dương Từ Hà Mậu).



QUAN GIA 

Quan: là người làm việc nước. Gia: Nhà.

Quan gia chỉ vua (hay thiên tử).

Sách Thuyết Uyển ghi: Bào Bạch Lệnh đáp Tần Thuỷ Hoàng: Thiên hạ quan tắc nhượng hiền,Thiên hạ gia tắc thế kế. Cố Ngũ đế dĩ thiên hạ vi quan, Tam vương dĩ thiên hạ vi gia  , . , , nghĩa là quan trong thiên hạ thì chuộng người hiền, nhà trong thiên hạ là kế thừa.Cho nên Ngũ đế lấy thiên hạ làm quan, Tam vương lấy thiên hạ làm nhà.

Vì vậy, sau này nói “Quan gia” là ý muốn nói đến “Đế vương”.



Hẵn quan gia đà thiệt chúa ái nhân,

Đảnh thánh thể để cho ai oán nữ.

(Tần Cung Nữ).



QUAN GIAI 

Quan: Người thi hành việc nước. Giai: Thứ bậc.

Quan giai là thứ bậc trong quan trường, tức cấp bậc của chức quan.



Một nhà phúc lộc gồm hai,

Ngàn năm dằng dặc quan giai lần lần.

(Truyện Kiều).



QUAN HÀ 

Quan: Cửa ải. : Sông.

Quan hà là đưa người qua cửa ải và qua sông, nghĩa rộng tức là tiễn biệt đi xa, hay nói về dặm đường của lữ khách.

Quan hà còn có nghĩa chỉ giang san đất nước.

1.- Chỉ Xa xôi, cách trở:



Tiễn đưa một chén quan hà,

Xuân đình thoắt đã dạo ra cao đình.

(Truyện Kiều).



Chiếc thân tựa bóng quan hà,

Nỗi niềm tâm sự trăng già thấu chăng?

(Tự Tình Khúc).



Ngó trông rợp bóng quan hà,

Thẻ bài phụng chỉ ngọn cờ vinh hương.

(Nhị Độ Mai).



Bắc nam nhớ bước quan hà,

Xa xa ngàn dặm đâu là cố nhân?

(Thơ Tản Đà).



Nẻo danh lợi vào ra ai cấm,

Mắt sáng soi cái dặm quan hà.

(Phương Tu Đại Đạo).

2.- Giang san đất nước:

Chông gai một cuộc quan hà,

Dù khi chiến tử còn là hiển linh.

(Quốc Sử Diễn Ca).



Tiêu Tư nghe gió chạy xa,

Đông tây muôn dặm quan hà quét thanh.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUAN HẦU 

Người họ Quan thọ lãnh tước Hầu.

Tức Quan Võ, hay Quan Vân Trường, người đời Tam Quốc, theo phò Lưu Bị lập nên nhà Hán. Khi Quan Võ giữ thành Hạ Bì, bị Tào Tháo đánh, bắt được dụ phong làm Hán Thọ Đình Hầu. Nhưng ông không chịu theo Tào, sau trả lại ấn tước, rồi trở về với Lưu Bị.

Xem: Quan Công.



Một người cỡi ngựa, tốt râu,

Đến gần nhìn thật Quan Hầu thuở xưa.

(Dương Từ Hà Mậu).



QUAN HOÀI 

Quan: Liên quan đến. Hoài: Tưởng nhớ.

Quan hoài là trong lòng luôn luôn tưởng nghĩ và nhớ nhung đến.



Nay một thân nuôi già dạy trẻ,

Nỗi quan hoài mang mễ biết bao.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



QUAN HÔN 

Quan là cái mão. Hôn là việc cưới vợ gả chồng.

Theo nghi lễ thời xưa, một đời người có bốn cái lễ lớn: Quan, hôn, tang, tế. Quan hôn chịu ảnh hưởng hỉ lạc, tang tế chịu ảnh hưởng ai bi.

Quan: Theo sách Lễ Ký, hễ con trai đến trưởng thành đúng 20 tuổi thì thọ lễ “Gia quan” (lễ đội mão), còn con gái đến trưởng thành đúng 18 tuổi thì thọ lễ “Gia kê” (lễ cài trâm).

Hôn: Nghi lễ cưới vợ gả chồng.

Khi tế tự chớ lờn chớ dể

Việc quan, hôn thủ lễ nghiêm trang

(Kinh Sám Hối).



QUAN HÔN TANG TẾ 

Theo nghi lễ xưa, quan, hôn, tang, tế là bốn lễ lớn trong đời người. Quan là gia quan, tức là lễ đội mũ cho những trẻ vừa mới trưởng thành; hôn tức là lễ kết thành chồng vợ; tang lễ trong lúc có người chết, tế tức là các lễ cúng tế trong gia đình, trong làng hay trong nước.



Nhân sinh y thực làm đầu,

Quan, hôn, tang, tế, lại hầu vãng lai.

(Huấn Nữ Ca).



QUAN HƯU TRÍ

Quan: Ông quan, quan lại. Hưu trí: Nghỉ làm việc trở về quê.

Quan hưu trí là vị quan vì tuổi già sức yếu được cho nghỉ làm việc theo luật định.



Xưa đà định chữ lương duyên,

Cùng quan hưu trí ở miền Hàn Giang.

(Lục Vân Tiên).



QUAN LỘC  祿

Quan: Quan chức. Lộc: Tài lộc, tức là những thứ vật chất được thừa hưởng.

Quan lộc tức là hưởng lộc trong lúc làm quan.

Theo khoa tử vi, con người chịu ảnh hưởng mười hai cung, trong đó có ba cung: Quan, lộc và nhi.

Ngay tin trời có phụ nào,

Tốt cung quan lộc, vượng hào thê nhi.

(Truyện Phan Trần).



QUAN NHA 

Quan: Người xử lý việc nước. Nha: Nha sở, nơi làm việc của quan.

Như chữ nha môn, quan nha chỉ nơi công thự làm việc của quan.



Một nhà về đến quan nha,

Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy.

(Truyện Kiều).



QUAN PHÁP NHƯ LÔI 

Quan pháp: Phép quan. Như lôi: Như sấm sét.

Quan pháp như lôi là phép quan như sấm, ý nói quan như thiên lôi, sai đâu làm đó.

Quan pháp như lôi còn có nghĩa pháp luật của nhà nước nghiêm khắc.

Lệ rằng: Quan pháp như lôi,

Chỉ đâu đánh đấy chẳng đâu là đành.

(Nhị Độ Mai).



QUAN PHÒNG 

1.- Quan phòng là đề phòng việc gìn giữ quan ải, tức nơi cửa ải phải cảnh giác gìn giữ kẻo địch xâm lấn.



Tướng công nghe nói mừng lòng,

Chiến tâm cũng chẳng quan phòng như xưa.

(Lưu Nữ Tướng).

2.- Quan phòng còn có nghĩa là quan tâm đề phòng, tức lo lắng đề phòng.

Quan phòng then nhặt, lưới mau,

Nói lời trước mặt, rơi châu vắng người.

(Truyện Kiều).



QUAN QUẢ CÔ ĐƠN 

Quan: Người goá vợ. Quả: Người goá chồng. : Mồ côi cha mẹ. Đơn: Già không con cái.

Quan quả cô độc (đơn) là bốn hạng người có tình cảnh đơn chiếc đáng thương, vì không nương tựa vào đâu.



Thương người quan quả cô đơn,

Thương người lỡ bước, lầm than kêu đường.

(Gia Huấn Ca).



QUAN SƠN 

Hay “Quan san



Quan: Cửa ải ở biên giới. Sơn: Núi non.

Quan sơn là của ải và chốn núi non, ý chỉ nơi xa xôi cách trở.



Nỡ nào đôi lứa thiếu niên,

Quan sơn để cách, hàn huyên bao đành.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



Hỏi thăm qua chốn Ô Sào,

Quan san mấy dặm đi nào tới nơi.

(Lục Vân Tiên).



Quan san nghìn dặm quản chi,

Song hiềm thiếu kẻ nữ nhi theo đòi.

(Nữ Tú Tài).



QUAN SỬ NỐI ĐỀ THÍ VUA

Thôi Trữ nước Tề, thời Xuân Thu giết vua là Tề Trang Công, rồi sai quan Thái sử là Bá chép vua bị bịnh mà chết. Thái sử Bá không nghe lời, bèn chép: Thôi Trữ thí vua. Thôi Trữ giận, giết Bá. Hai người em của Bá là Trọng và Quý đều lần lượt nối theo anh giữ chức Thái sử. Thôi Trữ cũng bảo chép vua bị bịnh mà chết, hai người cũng kiên quyết chép: Thôi Trữ thí vua, nên cả hai đều bị giết.



Kìa như cái giản nước Tề,

Ba phen quan sử nối đề thí vua.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



QUAN TÁI 

Quan: Cửa biên giới. Tái: Cửa ải.

Quan tái là cửa ải đóng ở vùng biên giới xa xôi.

Nghĩa bóng: Chỉ chốn xa xôi.

Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,

Một màu quan tái mấy mùa gió trăng.

(Truyện Kiều).



QUAN THÁNH 

Do chữ “Quan Thánh Đế Quân  ”, tức là Quan Vân Trường, tục danh là Quan Công, người đời Tam Quốc.

Nhờ lúc sanh tiền Quan Công là một tướng trung can nghĩa khí, nên khi mất Ngài được hiển Thánh, và nhờ oai linh hiển hách cứu trợ phò nguy cho vạn linh, nên Ngài được người đời sau xưng tụng là Quan Thánh Đế Quân hay Quan Thánh.

Xem Quan Đế.



Hớn trào Quan Thánh bia danh,

Trung can nghĩa khí háo sanh giúp đời.

(Xưng Tụng Công Đức).



QUAN THẾ ÂM

Hay Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát có lòng từ bi, thường nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh nơi cõi trần, Ngài liền hiện đến để cứu khổ nạn.

Trong Kinh Pháp Hoa có câu: Khổ não chúng sinh, nhất tâm xưng danh, Bồ Tát tức thì quan kỳ âm thanh, giai đắc giải thoát. Dĩ thị danh Quan Thế Âm  , , , , , nghĩa là chúng sanh bị khổ não mà nhất tâm niệm đến tên Bồ Tát, tức thì Ngài xem âm thanh của chúng sanh mà độ cho được giải thoát. Vì thế nên gọi Ngài là Quán Thế Âm. Người đời thường gọi tắt Ngài là Quan Âm.

Xem: Quan Âm.



Quan Thế Âm lân mẫn ân cần,

Vớt lê thứ khổ trần đọa lạc,

(Kinh Tận Độ).



QUAN THƯ 

Quan Thư là tên một thiên trong Kinh Thi, nói về bà Hậu phi vợ vua Văn Vương mong có một người thục nữ để giúp đỡ mình.

Kinh Thi chép: Quan quan thư cưu, Tại hà chi châu. Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu  , . , . Dịch nôm: Quan quan kìa tiếng thư cưu, Bên cồn hót hoạ cùng nhau vang vầy.

U nhàn thục nữ thế nầy, Xứng cùng quân tử sánh vầy lửa duyên.



Vừa đôi phải lứa Quan thư,

Há rằng Trịnh với Tề ư mà ngờ.

(Quan Âm Thị Kính).



Ước trao chỉ Tấn tơ Tần,

Sắt cầm hảo hợp, lựa vần Quan thư.

(Thanh Hoá Quan Phong).



Thiên Thiếu nghi, thiên Nội tắc,

giáo lành chép lấy làm gương,

Thơ Quyển nhĩ, thơ Quan thư,

đức thịnh phen đòi bắt chước.

(Cung Trung Bảo Huấn).



QUAN VÂN TRƯỜNG 

Tức là Quan Võ, tục gọi là Quan Công người đời Tam Quốc, tự là Trường Sinh, sau đổi là Vân Trường, kết nghĩa đào viên với Lưu Bị , Trương Phi, dựng nên nhà Thục, cùng với Ngụy, Ngô tạo thành thế chân vạc.

Quan Võ phò Lưu Bị đánh thắng nhiều trận, uy danhh lừng lẫy. Sau Ngô Tôn Quyền dùng kế Lữ Mông đánh thắng Kinh Châu, Quan Võ bị bắt ở Mạch Thành.

Xem: Quan Công.



Quan Vân Trường gặp Lữ Mông,

dễ sa cơ ấy;

mảng thấy chữ “Phệ tê hà cập”,

dạ những ngùi ngùi.

(Văn Tế Nguyễn Biểu).



QUÁN NƯỚC LÀNG MÂY

Quán làng: Chỉ quê hương xứ sở. Nước mây: Nói việc xa cách nghìn trùng.

Quán nước làng mây là nói quê quán làng mạc xa xôi, cách trở.



Hay là quán nước, làng mây,

Gió xuân thổi xuống chốn này đấy sao?

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



Nguồn cơn xin dạy cho hay,

Nhật tiền quán nước làng mây thế nào.

(Truyện Phan Trần).



QUÁN SỞ LẦU TẦN

Bởi thành ngữ “Tần lâu Sở quán  ”.

1.- Dùng để chỉ chung các lầu gác sặc sở, cung điện nguy nga.

Hương đèn khuya sớm độ thân,

Biết đâu quán Sở lầu Tần viễn vong.

(Truyện Phan Trần).

2.- Dùng để chỉ nơi hò hẹn giữa trai gái, hay nơi ăn chơi ca vũ. Do tích:

Quán Sở, chỗ Sở Tương Vương nằm mơ thấy thần nữ vu sơ… nên trong văn thơ dùng quán Sở để chỉ những nơi hò hẹn. Lầu Tần là lầu của vua Tần Mục Công cho công chúa Lộng Ngọc, là nơi Tiêu Sử dạy nàng thổi sáo, sau hai người lấy nhau. Từ đó lầu Tần được dùng để chỉ nơi hò hẹn của trai gái.

Xem: Lầu Tần quán Sở.

Mảng vui quán Sở lầu Tần,

Lựa sợi tơ vương chắp mối dần.

(Thơ Chu Mạnh Trinh).



QUÁN TỤC 

Tức là quán trọ của khách phàm tục.

Triết lý Tôn giáo cho rằng cõi trần là quán trọ của khách trần. Người khách trần tạm ở nơi quán trọ một thời gian rồi cũng trở về quê cũ đúng với câu “Sanh ký tử quy  ” là sống tạm thác trở về.

Phi thị mặc đời nơi quán tục,

An nhàn rảnh dạ khách Thiên Thai.

(Đạo Sử).



Chẳng qua khách ăn nằm quán tục,

Vắn một ngày, lâu chút trọn đời.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUẢN BAO

Quản bao có nghĩa là đâu ngại gì, chẳng nệ hà, há ngại sao…Quản bao là tiếng dùng để chỉ sự chịu đựng, nhẫn nhục, chấp nhận sự hy sinh.

Xem: Bao quản.

Quản bao tháng đợi năm chờ,

Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.

(Truyện Kiều).



Ra vào theo lũ thanh y,

Dãi dầu tóc rối da chì quản bao.

(Truyện Kiều).



QUẢN CÁT 

Tức là Quản Trọng và Gia Cát Lượng, hai bậc kỳ tài trong thời Xuân Thu và đời Tam Quốc.

Quản Trọng, tên là Di Ngô, làm Tể tướng, giúp vua Tề Hoàn Công dựng nên nghiệp Bá. Quản được vua Tề kính trọng, tôn vào bậc Trọng phụ, tức xem như bậc cha.

Còn Gia Cát Lượng tức Khổng Minh phò Lưu Bị lập nên nhà Thục thời Tam Quốc.

Xem: Quản Trọng và Khổng Minh.

Kinh luân găm một túi đầy,

Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.

(Thập Loại Chúng Sinh).



QUẢN GIA 

Quản: Trông coi. Gia: Nhà.

Quản gia tức là người phụ việc được tín nhiệm cho coi sóc tất cả công việc trong nhà.



Quản gia có một mụ nào,

Thấy người thấy nết ra vào mà thương.

(Truyện Kiều).



QUẢN HUYỀN 

Quản: Ống sáo. Huyền: Dây đàn.

Quản huyền là ống sáo và dây đàn, nói chung các loại nhạc khí.



Cung Vị thủy lúc nỉ non giọng rế,

trướng thu phong lạt bậc quản huyền xưa,

Cửa Hàm quan khi chói lói ngọn đào,

rèm tà nguyệt ố màu la ỷ cũ.

(Tần Cung Nữ).

 

QUẢN NINH 

Quản Ninh tự là Ấn An, ở đất Châu Hủ, người nước Nguỵ, đời Tam Quốc. Lúc nhỏ kết bạn với Hoa Hâm, thường ngồi chung một chiếu để đọc sách.

Một hôm , hai người đang ngồi đọc sách, có kẻ quyền quý, ngựa xe rầm rộ, đi ngang qua trước cửa, Hoa Hâm buông quyển sách chạy ra xem. Quản Ninh liền cắt đôi chiếc chiếu, không ngồi chung với Hoa Hâm nữa.

Cuối đời Hán, Quản Ninh trốn đi tỵ loạn ở Liêu Đông, ba mươi bảy năm mới trở về. Quản Ninh được các vua Văn Đế, Minh Đế phong những phẩm tước lớn, nhưng ông đều từ chối không chịu làm quan.



Gặp cơn Tam Quốc chia giành,

Chính làm cái mão Quản Ninh sạch mình.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



QUẢN TRỌNG 

Quản Trọng, tự Di Ngô, người nước Tề thời Xuân Thu, học rộng hiểu nhiều, lại có tài kinh bang tế thế, cùng Bảo Thúc Nha kết bạn sống chết có nhau. Khi chia tiền của với nhau, Quản Trọng lấy phần hơn, Thúc Nha không cho bạn là tham, vì nghĩ rằng bạn còn nghèo. Quản Trọng ba lần ra làm quan, ba lần bỏ chức mà về, Thúc Nha không cho bạn là kẻ bất tài mà cho rằng bạn chưa gặp thời. Khi Quản Trọng ba lần ra trận, ba lần lui lại đằng sau, Thúc Nha không cho bạn là hèn nhát mà cho rằng bạn còn mẹ già đang phụng dưỡng. Quản Trọng thường nói: Sinh ra ta là cha mẹ, biết ta thì chỉ có Bảo Thúc Nha mà thôi.

Sau Quản Trọng làm tướng và giúp cho Tề Hoàn Công dựng nên nghiệp bá.

Có khi Quản Trọng ra vào,

Có khi khuya sớm du ngao Tô Tần.

(Tống Thần Cùng).



Tay tả nhẫm áo kia khỏi mặc,

việc ấy bởi vì ai,

đọc Luận Ngữ cớ sao chê Quản Trọng.

(Gia Định Thất Thủ Phú).



QUANG ÂM 

Quang: Ánh sáng. Âm: Bóng tối.

Quang âm là nói ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm thay đổi nhau.

Nghĩa bóng dùng để chỉ thời gian trôi qua.

Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở,

Tiếc quang âm lần lữa gieo qua.

(Chinh Phụ Ngâm Khúc).



Việc sanh tử như dường chớp nháng,

Bóng quang âm ngày tháng dập dồn.

(Kinh Sám Hối).



Nhặt thúc quang âm xuân đã lụn,

Liệu qua cho khỏi cuộc tang dâu.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



QUANG PHONG TỄ NGUYỆT 

Quang phong: Trời trong gió êm. Tễ nguyệt: Sau cơn mưa trời sáng.

Quang phong tễ nguyệt tức là gió êm dịu lúc trời trong sáng, trăng tỏ sau cơn mưa. Ý dùng để chỉ người có tấm lòng thẳng thắn, phóng khoáng.

Hoàng Đình Kiên đời Tống có viết: Chu Mậu Thục nhân phẩm thậm cao, hung trung sái lạc như quang phong tễ nguyệt  , 如光 , nghĩa là Châu Mậu Thục nhân phẩm cao xa, tấm lòng trải khắp như gió êm trời sáng, trăng tỏ mưa tạnh.

QUANG VÕ 

Hay “Quang Vũ”.

Quang Võ là vị vua trung hưng nhà Hán, tên Lưu Tú, tự Văn Thúc, cháu chín đời của Hán Cao Tổ.

Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, cai trị một thời gian, thiên hạ nổi lên chống Vương Mãng khắp nơi. Quang Võ dấy binh ở Bạch Thuỷ, đánh bại Vương Mãng ở Côn Dương, tiến quân đánh Trường An, Vương Mãng bị thiêu chết. Quang Võ lên ngôi hoàng đế, gọi là Đông Hán, đóng đô ở Lạc Dương.



Quang Vũ thuở Bạch Thuỷ thôn,

Theo chiều chư tướng gối tròn đại phu.

(Thiên Nam Ngữ Lục).



QUẢNG HÀN 

Hay “Quảng Hàn Cung  ”.

Tên một cái điện ở trên nguyệt cung, chỉ mặt trăng.

Do tích đêm rằm tháng tám, vua Đường Minh Hoàng lên chơi nguyệt điện, thấy ở cung trăng có bảng đề mấy chữ: “Quảng Hàn Thanh Hư Chi Phủ . Do vậy trong văn chương, người ta thường hay dùng chữ “Quảng Hàn” hoặc “Quảng Hàn cung” để chỉ mặt trăng.

1.- Quảng Hàn:

Hỡi chị Hằng Nga náu Quảng Hàn,

Bốn mùa trăng gió với giang san.

(Hằng Nga, Khuyết Danh).



Dầu may duyên gặp khách Quảng Hàn,

Cũng cột chặt vững vàng gió túi.

(Phương Tu Đại Đạo).

2.- Quảng Hàn Cung:

Gẫm thấy một thu là một hợp,

Còn hơn kẻ chực Quảng Hàn cung.

(Hồng Đức Quốc Âm).



QUẢNG LĂNG 

Hay Quảng Lăng Tán là tên một khúc đàn, tả cái cảnh tan rã, bại trận của quân đất Quảng Lăng do Gia Cát Đản và Vô Khâu Kiệm khởi nghĩa chống nhà Tấn, khôi phục nhà Nguỵ.

Thời Tam Quốc, Kê Khang đến chơi ở Lạc Tây, đêm nghỉ ở Hoa Dương Đình, ngồi buồn lấy đàn ra đàn. Nửa đêm, bỗng có người khách đến mượn đàn của Khang dạo khúc Quảng Lăng Tán, rồi dạy cho Kê Khang, thanh điệu tuyệt trần. Kê Khang chẳng muốn dạy lại cho bất cứ ai. Đến khi Kê Khang bị Tư Mã Chiêu bắt, lúc sắp đem hành hình, bèn mang đàn ra đàn và nói: Ngày xưa Viên Hiếu Ni từng theo ta xin học Quảng Lăng Tán, nhưng ta tiếc không truyền, Quảng Lăng Tán từ đây thất truyền rồi.

Xem: Kê Khang.



Kê Khang này khúc Quảng Lăng,

Một rằng Lưu thuỷ, hai rằng Hành vân.

(Truyện Kiều).



QUẢNG TRI THẾ SỰ 

Quảng tri: Hiểu biết rộng. Thế sự: Việc đời.

Quảng tri thế sự là nói người thông minh, hiểu biết một cách rộng rãi về việc đời.



Thần mẹ thêm cách vật trí tri,

Con ắt đặng quảng tri thế sự.

(Phương Tu Đại Đạo).



QUẠNH QUẼ

Cảnh vắng vẻ và không khí im lặng làm cho người có cảm giác cô đơn, buồn bã.



Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời.

(Truyện Kiều).



Ngồi quạnh quẽ đèn tàn một bóng,

Chịu góa thân tuyết đóng song thu.

(Kinh Thế Đạo).



Đông lạnh ngắt mảnh mền úm trẻ,

Ngồi đêm trường quạnh quẽ phòng không.

(Nư Trung Tùng Phận).



QUẠT GIÓ TRĂNG ĐÈN

Quạt gió trăng đèn có nghĩa là lấy gió làm quạt, dùng trăng làm đèn, ý muốn nói sống an nhàn với cảnh vật thiên nhiên.



Thong dong quạt gió trăng đèn,

Nhành dương làm bạn, sách hiền gọi quen.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUẠT NỒNG ẤP LẠNH

Quạt nồng ấp lạnh là công việc của người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, quạt khi nóng bức, ấp chiếu chăn cho ấm khi trời rét lạnh.

Sách Lễ Ký viết: Phàm vi nhân tử chi lễ, đông ôn nhi hạ sảnh, hôn định nhi thần tỉnh  , , , nghĩa là phàm theo lễ của người làm con, mùa đông lo cho cha mẹ ấm, mùa hè lo cho cha mẹ mát, buổi tối lo mền chiếu, buổi sáng thăm hỏi cha mẹ có mạnh giỏi không.

Xem: Hôn định thần tỉnh.



Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

(Truyện Kiều).



Thức khuya dậy sớm cho cần,

Quạt nồng ấp lạnh, giữ phần đạo con.

(Thanh Hoá Quan Phong).



QUÂN LỆNH 

Quân: Quân đội. Lệnh: Mệnh lệnh.

Quân lệnh tức là mệnh lệnh trong quân đội.



Đã lòng tri quá thì nên,

Truyền quân lệnh xuống trường tiền tha ngay.

(Truyện Kiều).



QUÂN PHÙ 

Quân: Quân đội. Phù: Vật hoặc tín hiệu của vua hoặc quan ban cho để làm tin.

Quân phù dấu hiệu riêng trong quân đội hoặc vật mà cấp trên giao cho để làm tin.



Quân phù vâng lệnh chỉ huy,

Tiệp thư sai một tiểu ty về chầu.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUÂN SỬ THẦN DĨ LỄ  使

Quân sử thần: Vua khiến bề tôi. Dĩ lễ: Lấy lễ.

Quân sử thần dĩ lễ nghĩa là vua lấy lễ mà khiến bề tôi. Sách Luận Ngữ chép: Đinh Công vấn “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà?” Khổng Tử đối viết: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung  : 使 , , ? : 使 , , nghĩa là vua Lỗ Định Công hỏi: Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua nên như thế nào? Khổng Tử đáp: Vua lấy lễ mà khiến bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua.

Xem: Thần sự quân dĩ trung.

Sãi muốn nói một chuyện:

"Quân sử thần dĩ lễ",

Sãi những e Tần Sở phiền lòng;

(Sãi Vãi).



QUÂN TỬ 

Có bốn nghĩa:

1.- Quân tử dùng để chỉ người tài đức:

Thiên Khúc Lễ viết: Bác văn cường thức nhi nhượng, đôn thiện hạnh nhi bất đãi vị chi quân tử  , , , nghĩa là biết rộng hiểu nhiều mà khiêm cung, đôn đốc nết thiện không ngừng, ấy là quân tử.



Có thiên đàng thì quân tử tu lên,

Có địa ngục thì tiểu nhân tu xuống.

(Sãi Vãi).

2.- Quân tử dùng chỉ người có địa vị:

Sách Luận ngữ có câu: Quân tử chi đức phong, tiểu nhân đức thảo  , , nghĩa là địa vị của người quân tử như gió, địa vị của kẻ tiểu nhân như cỏ.

3. Quân tử dùng cho vợ gọi chồng:

Thiên Chu Nam trong Kinh Thi viết: Vị kiến quân tử, ưu tâm xung xung  , , nghĩa là chưa thấy chồng, lo lắng trong lòng.



Vẻ hồng mắc mỏ bao mươi,

Đưa cho quân tử trọn đời chủ trương.

(Nữ Trung Tùng Phận).

4. Quân tử dùng để gọi người cha đã mất.

QUÂN TỬ CỐ CÙNG

Quân tử: Một hạng người có tài có đức trong Nho giáo. Cố cùng: Giữ tiết tháo lúc nghèo.

Do chữ trong sách Luận Ngữ, thiên Vệ Linh Công: Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hỹ  , , nghĩa là người quân tử gặp lúc cùng khốn thì giữ vững tiết tháo, còn kẻ tiểu nhân gặp lúc khốn cùng thì làm bậy.



Nhớ câu "quân tử cố cùng",

Đèn trăng, gió quạt, non sông phận đành.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



QUÂN TỬ HẢO CỪU 

Hay “Quân tử hảo cầu”.



Quân tử: Người quân tử. Hảo cừu (Hay hảo cầu): Tốt đôi.

Quân tử hảo cừu là cùng người quân tử đẹp đôi.

Do thiên “Quan Thư” trong Kinh Thi viết: Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu  , . Dịch nôm: U nhàn thục nữ thế nầy, Xứng cùng quân tử sánh vầy lửa duyên.

Xem: Quan Thư.



Dạy tôi đem đến thưa hầu,

Nguyện xin quân tử hảo cầu kết duyên.

(Nữ Tú Tài).



Thung dung quân tử hảo cừu,

Năm thê bảy thiếp mặc dầu trăng hoa.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUÂN TỬ NHẤT NGÔN 

Quân tử nhất ngôn là người quân tử nói một lời. tức là nói ra phải giữ lời mình đã nói.

Lão Tử nói: Quân tử nhất ngôn, khoái mã nhất tiên; nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy  , ; , nghĩa là khi người quân tử nói ra một lời, như con ngựa hay bị chạm một roi vậy; một lời đã nói ra, thì dù cho bốn ngựa cũng khó theo kịp.

Thuyền dời nào bến có dời,

Khăn khắn một lời quân tử nhất ngôn.

(Ca Dao Việt Nam).



QUÂN TỬ TRÚC 

Cây tre được ví với người quân tử.

Cây tre, cây trúc có lóng ngay, thân đâm thẳng lên, chứ không cong queo, nên người xưa dùng để ví với quân tử (Ngay thẳng).

Sương Minh Tử có câu: Trúc hữu quân tử chi đạo  , tức là trúc có đạo của người quân tử.



Tiết cứng khá phen Quân tử trúc,

Thói cao chẳng nhượng Đại phu tùng.

(Hồng Đức Quốc Âm)



QUÂN THÂN 

Quân: Vua. Thân: Cha mẹ.

Quân thân tức là vua và cha mẹ. Làm con người ai cũng phải thọ ơn của quân thân, nên phải lấy trung và hiếu mà báo đáp lại.



Quân thân thề hết lòng thờ một,

Xuất xử cầu chưa đạo được hai.

(Bạch Vân Quốc Ngữ).



Quân thân chưa báo lòng canh cánh,

Tình phụ ơn trời áo cha.

(Quốc Âm Thi Tập).



Quân thân tuy cách, lòng không cách,

Trọn đạo con là trọn đạo tôi.

(Thơ Trịnh Hoài Đức).



QUÂN THẦN 

Quân thần là nói vua và bề tôi.

Đối với Nho giáo, sự quan hệ giữa vua tôi theo một đạo lý, gọi là đạo quân vương.

Đạo quân vương là những phép tắc giữa vua và bề tôi đối xử với nhau cho hợp đạo lý. Đạo này thuộc về một trong ngũ luân là Quân thần cang.



Dạy trọn thờ hai chữ quân thần,

Rán nên mặt đai cân cùng thế sự.

(Phương Tu Đại Đạo).



QUÂN THIÊN NHẠC TẤU 

Quân thiên: Ý nói trời đúc nên muôn vật, nên Quân thiên chỉ trời. Quân thiên còn là khúc nhạc tấu trên thiên đình, gọi là Quân thiên quảng nhạc. Nhạc tấu: Hoà tấu âm nhạc.

Quân thiên nhạc tấu hay nhạc tấu Quân thiên tức là hoà nhạc dâng lên để cúng tế Trời (Thượng Đế).



Quân thiên nhạc tấu vang lừng,

Tiệc la ỷ mở tưng bừng xôn xao.

(Hoa Điểu Tranh Năng).



Đêm qua sơn tự chuông còn gióng,

Mường tượng Quân thiên tiếng nhạc tâu.

(Bạch Vân Quốc Ngữ).



QUÂN THIỀU 

Quân: Tức quân thiên quảng nhạc là một khúc nhạc tấu trên thiên đình. Thiều: Nhạc thiều là khúc nhạc của vua Thuấn.

Quân thiều là nói khúc nhạc nơi cõi thần tiên.



Quân thiều nhạc tấu tiên nga,

Điệu than Nghê vũ khúc pha sinh hoàng.

(Sơ Kính Tân Trang).



QUÂN VƯƠNG 

Quân: Vua của các chư hầu. Vương: Vua của một nước lớn.

Quân vương là tiếng tôn xưng các vị vua chúa.



Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt,

Lòng quân vương chi chút trên tay.

(Cung Oán Ngâm Khúc).



Chánh tà có thế dễ chi phân,

Hễ có quân vương ắt có thần.

(Đạo Sử).



Phạm Trọng Yêm mấy lần xa vợ,

Nợ quân vương nhiều thuở truân chuyên

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUẦN ANH 

Quần: Nhiều người, đám đông. Anh: Anh hùng.

Quần anh là hội tụ anh hùng, tức cuộc tập hợp hoặc gặp gỡ giữa các vị anh hùng.



Thỉnh chàng vào chốn hiên tây,

Lễ sơ giao mở tiệc vầy quần anh.

(Lưu Nữ Tướng).



QUẦN BỐ TRÂM KINH

Do thành ngữ “Bố quần kinh thoa  ”, nghĩa là quần bằng vải bô, trâm cài đầu bằng gai.

Quần bố trâm kinh dùng để chỉ người vợ ăn mặc giản dị, hiền đức. Lấy điển tích nàng Mạnh Quang khi về nhà chồng lột bỏ hết đồ gấm lụa, trang sức quý giá để mặc áo vải bô, dùng gai làm trâm giắt tóc (Kinh thoa bố quần), rồi theo chồng làm việc.

Dầu là quần bố, trâm kinh,

Cũng cho tề chỉnh, giữ mình đoan trang.

(Huấn Nữ Ca).



QUẦN HÀNG ÁO LỤA

Hàng lụa là loại vải tốt và quý giá.

Quần hàng áo lụa là quần áo may bằng hàng lụa đẹp đẽ và quý giá, chỉ sự giàu có sang trọng.

Đòi quần hàng áo lụa cho xinh,

Đồ trang sức đeo mình cho đáng giá.

(Phương Tu Đại Đạo).



QUẦN HỒNG 

Quần: Áo quần. Hồng: Màu đỏ.

Quần hồng là cái quần màu đỏ. Do ngày xưa bên Trung Hoa, tục người con gái thường mặc quần màu đỏ. Từ đó, chữ “Quần hồng” hay “Hồng quần” được người ta dùng để chỉ người đàn bà con gái.

Xem: Hồng quần.

Dụng văn hoá trau tria nữ phách,

Lấy kinh luân thúc thách quần hồng.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUẦN SINH 

Hay “Quần sanh”.



Quần: Nhiều người tụ họp đông đảo. Sinh: Sống.

Quần sinh là tất cả các loài sinh vật sống trên trần này, gồm Thảo mộc, thú cầm, nhơn loại.

Đồng nghĩa với Chúng sinh. Thông thường, chữ Quần sinh cũng như Chúng sinh có nghĩa hẹp là nhơn loại hay nhơn sinh.

Từ bi hóa độ quần sanh,

Chẳng cầu những sự lợi danh thế thường.

(Hứa Sử Tân Truyện).



Tìm Ðạo mà chi khá hỏi mình,

Bến mê mới vững vớt quần sinh.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



Ách đất rắp nhồi trường náo nhiệt,

Cửa Trời kịp mở vớt quần sinh.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



QUẦN THOA 

Hay “Quần xoa”.



Quần: Cái quần. Xoa (Thoa): Cái trâm cài tóc.

Cái quần và cái trâm cài tóc là đồ trang sức của đàn bà con gái, cho nên chữ “Quần thoa” hay “Quần xoa” được dùng để chỉ giới phụ nữ.

Xem: Bố kinh.

1.- Quần thoa:



Trên chín bệ có hay chăng nhẽ,

Khách quần thoa mà để lạnh lùng!

(Cung Oán Ngâm Khúc).



Tứ cao cách lạ tột vời

Quần thoa hiếm nhỉ nảy tài Âu, Tô!

(Mai Đình Mộng Ký).

2.- Quần xoa:

Quần xoa đỡ ngọn binh đao,

Xây hình thục nữ giặm màu nước non.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUEN HƠI

Do ca dao ta có câu: Chim quyên hái trái nhãn lồng, Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi.

Quen hơi ý nói vợ chồng sống chung nhau lâu năm, biết tính nết nhau, quen mùi nhau.

Khi đầu ấp cùng khi tay gối,

Thân thiết nhau sớm tối quen hơi.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUÉT HAY CÓ RÁC

Hay “Quét nhà ra rác”.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Bói ra ma, quét nhà ra rác” dùng để chỉ thói tục mê tín, tin nhảm vào thầy bói toán, bởi vì bói thì có ma, cũng như quét nhà thì có rác.

1.- Quét hay có rác:



Nhà chẳng quét, quét hay có rác,

Đã bói ra bỏ nhác bao đành.

(Gia Huấn Ca).

2.- Quét nhà ra rác:

Hễ là đi bói có ma,

Quét nhà ra rác, người ta biết rồi.

(Tội Vợ Vợ Chịu).



QUẾ HOÈ 

Quế: Cây quế, một loại cây có vị ngọt, mùi thơm, dùng làm thuốc. Hoè: Cây hoè, một loại cây thường trồng ở sân chầu.

Quế do tích Đậu Võ Quân đời Tống, có năm người con kế tiếp nhau thi đỗ, làm quan to, người đương thời gọi “Yên Sơn ngũ quế”.

Hoè bởi điển Vương Hựu đời Tống, tự tay trồng ba cây hoè ở sân nhà và nói: Con cháu ta sau này thế nào cũng có đứa làm đến chức Tam công. Quả nhiên, con Vương Hựu là Vương Đán là quan Tể tướng, thiên hạ gọi Tam hoè Vương thị.

Tình cờ chiếm được bảng xuân,

Ấy là phú quý đầy sân quế hoè.

(Thanh Hoá Quan Phong).



Thừa gia chẳng hết nàng Vân,

Một cây cù mộc một sân quế hòe.

(Truyện Kiều).



Sum sê trước cửa quế hòe đưa,

Tuổi ấy đi tu gẫm cũng vừa.

(Đạo Sử).



QUẾ YÊN

Hay “Quế non yên”, tức chỉ cây quế ở Yên Sơn (Non Yên).

Bởi chữ “Yên sơn ngũ quế  ”.

Đậu Võ Quân đời Ngũ Đại, hiệu là Yên sơn, sinh năm người con đều học giỏi, đỗ đạt vinh hiển. Người đương thời gọi là “Yên Sơn Ngũ Quế” để chỉ năm người con của ông như năm cành quế thơm, người ta khen ví với năm chồi quế.

1.- Quế Yên:

Trên đào vừa thấy tinh oanh,

Gốc giao sớm đã nối cành quế Yên.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).

2.- Quế non Yên:

Vườn xuân phơi phới mưa sa,

Quế non Yên đã trổ ra một cành.

(Truyện Phan Trần).



Linh Xuân một khóm hầu vang,

Quế non Yên đã nở nang chồi nào?

(Quan Âm Thị Kính).



QUẾ LAN 

Quế lan thơm tho, nói con cháu hiển đạt.

Do câu: Tử tôn phát đạt, vị chi lan quế đằng phương  , , nghĩa là con cháu phát đạt, gọi là cành lan, cành quế thơm tho.

Sách Lễ Ký viết: Ông Tạ Huyền lấy cỏ chi, cỏ lan ví với con cháu. Năm người con ông Đậu Quân hiển đạt, được người đời gọi là ngũ quế. Vì vậy, con cháu được vinh hiển gọi là “Lan quế đằng phương”.

Xem: Lan quế.

Mốc mưa nhuần gội ân sang,

Nền nhân cây đức rạng hàng quế lan.

(Truyện Phan Trần).



QUẾ TỬ LAN TÔN 

Con như cây quế, cháu tựa khóm lan, được dùng để chỉ những nhà có đức vọng, có con cháu hiển đạt gọi là “Lan quế đằng phương  ”, nghĩa là cành lan cành quế thơm tho.

Xem: Lan tôn quế tử.

Đôi sinh quế tử lan tôn,

Một mai phục dưỡng gia môn đời đời.

(Phương Hoa).



QUẾ TRẠO LAN TƯƠNG  漿

Quế trạo: Chèo lái bằng cây quế. Lan tương: Chèo mũi bằng gỗ lan.

Quế trạo lan tương là mái chèo nói chung bằng cây lan quế.

Tô Thức có câu: Quế trạo hề lan tương, kích không minh hề tố lưu quang  漿, 空明 , , nghĩa là chèo quế hề chèo lan, cùng đánh vào trời, trăng nước hề, mà bơi ngược dòng dưới ánh trăng.

Này này quế trạo lan tương,

Ví đua Xích bích, chi nhường Đông Pha.

(Mai Đình Mộng Ký).



QUY CỦ 

Quy: Khuôn làm những vật hình tròn. Củ: Khuôn làm những vật hình vuông.

Quy củ là nói những gì đã sẵn khuôn phép. Còn có nghĩa là phẩm hạnh ngay thẳng.



Phải dạy biết những điều nghĩa vụ,

Gìn tục phong quy củ nước nhà.

(Phương Tu Đại Đạo).



Chuẩn thằng quy củ nhờ phương cách,

Kỹ nghệ thợ thầy giữ bổn nguyên.

(Thơ Huệ Phong).



QUY DÂM 

Tính loài rùa đa dâm, nên trong văn chương người ta thường dùng rùa để ví với kẻ tham dục, như chữ “Ô quy”, “Lão quy” gọi những hạng dâm ô, đê tiện.



Quy dâm ghi lại còn gương,

Trong Kinh giới sắc sao chàng chẳng răn.

(Truyện Trinh Thử).



QUY HỒI TIÊN BANG 

Quy hồi: Trở về. Tiên bang: Cõi Tiên.

Quy hồi Tiên bang là trở về cõi Tiên, chỉ sự chết. Người ta ai cũng mong cho kẻ chết về cõi Tiên, Phật nên thường nói chết là về cõi Tiên hay nước Phật.



Nầy là chỗ thiếp đương ngồi,

Tin nghe chàng đã quy hồi Tiên bang.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUY Y 

Quy: Theo về. Y: Nương tựa.

Quy y tức là đem cái tâm của mình, cái thân của mình theo về để nương tựa nơi cửa Phật.



Dám đâu bày mặt ra thi,

Đã đhttps://hocday.com/thin-vn-quch-vn-ha-trong-thi-vn-nm-2011-li-ta/30102_html_6f264e0b.pngành hai chữ qui y chùa này.

(Lục Vân Tiên).



Còn ai bần khổ cơ nguy,

Rủ nhau thọ phái quy y giữ gìn.

(Hứa Sử Tân Truyện).



Trừ yêu có Thánh Tề Thiên,

Quy y Phật pháp ở miền Tây phương.

(Xưng Tụng Công Đức).



Ðộng đình trở gót lại ngôi xưa,

Tuổi ấy quy y nhắm đã vừa.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



QUY LIỆU 

Quy: Trở về. Liệu: Lo liệu.

Quy liệu là trở về nhà sửa soạn lo liệu.



Hãy về tạm phó giam ngoài,

Dặn nàng quy liệu trong đôi ba ngày.

(Truyện Kiều).

 

QUY MÔ 

Quy: Cây thước tròn. : Cái khuôn.

Quy mô là phép tắc, khuôn mẫu phải theo, tức là khuôn phép mẫu mực để coi đó mà noi theo.



Cam tâm nín nẩm gia đàng,

Vì con chưa giữ vững vàng quy mô.

(Nữ Trung Tùng Phận).



QUY NINH 

Quy: Trở về. Ninh: Bình an.

Con gái sau khi đi lấy chồng, trở về thăm cha mẹ, xem cha mẹ có bình yên không, gọi là quy ninh.

Kinh Thi có câu: Quy ninh phụ mẫu  , tức là về thăm cha mẹ có mạnh khoẻ không.

Roi câu vừa gióng dặm tràng,

Xe hương nàng cũng thuận đường quy ninh.

(Truyện Kiều).



QUY TỈNH 

Quy: Trở về. Tỉnh: Tức là tỉnh thân về thăm hỏi cha mẹ.

Quy tỉnh là trở về thăm hỏi cha mẹ xem có khoẻ mạnh không.



Thời ta khôn nẻo đề phòng,

Giả rằng quy tỉnh phủ công ra về.

(Nữ Tú Tài).



QUY THIỀU 

Quy: Về. Thiều: Xe.

Quy thiều tức là xe đi về.



Gió thu cuốn bức chinh bào,

Y thường một gánh, quy thiều nhẹ không.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUY TRẢO 

Quy trảo là móng rùa, chỉ chiếc nỏ thần của vua An Dương Vương.

Do điển tích: Ngày xưa, vua An Dương Vương lúc xây thành Cổ loa thường bị các yêu quái quấy rối. Nhà vua phải lập đàn cầu khẩn, nên có thần Kim quy hiện lên giúp đỡ và truyền cho cái móng chân, lấy làm chiếc nỏ để giữ thành trì xã tắc. Thuở ấy, Triệu Đà tiến quân sang đánh, song bị đại bại vì vua An Dương Vương có chiếc nỏ thần. Triệu Đà bèn xin hoà thân.

Xem: Trọng Thuỷ Mỵ Châu.



Quy trảo dẫu rằng cơ tạo hoá,

Nga mao song cũng nặng tình đeo.

(Thơ Dương Lâm).



QUÝ BỐ 

Quý Bố là một viên tướng của Sở Bá Vương Hạng Võ, quê ở nước Sở. Sau khi Hạng Võ chết, Quý Bố về giúp vua Hán Cao Tổ, danh tiếng lừng lẫy.

Quý Bố là người có tiếng là giữ chữ tín, không bao giờ hứa với ai mà sai lời cả. Do vậy, người đương thời có câu tán tụng Quý Bố: Đắc hoàng kim bách cân bất như Quý Bố nhất nặc  , , nghĩa là được vàng trăm cân, không bằng một lời ừ của Quý Bố.

QUÝ DỊCH THÊ 

Quý dịch thê có nghĩa là sang đổi vợ.

Đây là câu nói của vua Hán Quang Võ hỏi Tống Hoằng: Phú dịch giao, quí dịch thê, hữu chư?  , , ?, nghĩa là giàu đổi bạn, sang đổi vợ có chăng? Tống Hoằng tâu rằng: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường  . , nghĩa là bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, vợ chồng hồi tấm mẳn, chẳng khá bỏ nhau.

Xem: Tống công.



Có cãi rằng: Quý dịch thê,

Gái này chẳng dám nằn nì thương yêu.

(Truyện Trinh Thử).



QUÝ LY

Tức là Hồ Quý Ly, quan Phụ Chính Thái Sư trong đời Trần Phế Đế. Đến năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly bèn phế Thiếu Đế rồi tự lập làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Ngu.

Xem: Hồ Quý Ly.

Quý Ly ra dạ ngoan nguỳ,

Giết vua Thiếu Đế đêm khuya vắng người.

(Thiên Nam Ngữ Lục).



QUÝ TIỆN 

Quý: Sang cả. Tiện: Hèn hạ.

Quý tiện tức là nói người sang cả và kẻ hèn hạ.



Đòi đẳng thấp cao,

phận quý tiện tôn ty có khác;

Toan bề ân đãi,

chức phi tần tường ngự càng nhiều.

(Cung Trung Bảo Huấn).



QUỲ HOẮC 

Quỳ, tên một loài hoa, còn gọi là hướng dương, khi nở hoa có sắc màu vàng, thường quay về mặt trời.

Hoắc cũng là một loại cây có tính hướng dương, cùng loại với hoa quỳ.

Quỳ hoắc dùng để ví kẻ dưới luôn hướng và trung thành với người trên.

Nghĩa bóng: Trung thành với người trên.

Bình dương nhật nguyệt rạng kiêu,

Tấm lòng quì, hoắc cũng đều hướng dương.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUỲ HƯỚNG DƯƠNG 

Tức là nói hoa quỳ hướng theo mặt trời, dùng để chỉ kẻ dưới luôn giữ lòng trung thành với người trên.

Xem: Quỳ hoắc.

Hải đường, tiên cách ai tày,

Trung thành, Quỳ vốn lòng này hướng dương.

(Hoa Điểu Tranh Năng).



QUỶ CỐC 

Hay “Quỷ Cốc Tiên Sinh  ” là một nhân vật đời nhà Tần, thầy của Bàng Quyên và Tôn Tẫn, có tài dụng binh, giỏi nhất về khoa bói toán. Cuối đời Châu, ông đến ở ẩn tại Quỷ Cốc (Tức hang quỷ), một nơi núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề, không phải là chỗ người ở. Ông có đệ tử hơn trăm người theo học, tương truyền Tô Tần và Trương Nghi cũng là học trò của ông.

Hiện nay, người ta dùng chữ “Quỷ cốc” để chỉ những người có tài về lý số.

Thà như Quỷ Cốc tiên sinh,

Gặp đời Chiến Quốc thanh danh chẳng sờn.

(Ngư Tiều Vấn Đáp).



Chẳng phen người Quỷ Cốc xuất trần,

Cũng bì kẻ nhả châu phun ngọc.

(Nhạc Hoa Linh).



QUỶ ĐẢM THẦN KINH 

Quỷ đảm: Quỷ phải khiếp đảm. Thần kinh: Thần cũng hãi kinh.

Quỷ đảm thần kinh ý nói quỷ thần thấy còn phải sợ đến nỗi khiếp đảm kinh hồn.



Xuống ngọn bút, mưa sa bão táp,

Vạch câu thơ, quỷ đảm thần kinh.

(Thơ Tản Đà).



QUỶ QUÁI 

Quỷ quái đều thuộc loại yêu quỷ, chuyên phá hoại người, nên ta hay dùng tiếng này để mắng nhiếc, nguyền rủa.



Vợ chàng quỷ quái tinh ma,

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau!

(Truyện Kiều).



QUỶ VÔ THƯỜNG

Tức “Vô thường quỷ  ”.

Quỷ vô thường là một loài quỷ, theo truyền thuyết khi con người vừa sắp chết thì đến dẫn vong hồn xuống cõi Âm phủ cho Diêm Vương xét công hỏi tội.

Nầy đoạn hai quỉ vô thường,

Lạy vưng sắc chỉ Diêm Vương bôn hành.

(Hứa Sử Tân Truyện).



Lúc chung mạng dứt hơi, hồn xuất

Quỉ vô thường sẵn chực đem đi.

(Kinh Sám Hối).



QUỴ LUỴ 

Quỵ: Quỳ xuống. Luỵ: Ràng buộc.

Quỵ luỵ là chịu phục tùng, chìu lòn một người nào, còn dùng để chỉ sự ràng buộc.



Tưởng câu danh lợi muôn đời,

trường quỵ luỵ mặc ai náo nức.

(Văn Tế Lục Tỉnh).



QUYÊN SINH 

Quyên: Bỏ. Sinh: Mạng sống.

Quyên sinh là từ bỏ mạng sống của mình, tức là tự làm cho mình chết (Tự vận).



Trong mình sẵn gói tì sương,

Giở ra nuốt ực quyết đường quyên sinh.

(Nhị Độ Mai).



Chiêu Quân nhảy xuống giang hà,

Thương vua nhà Hớn, vốn đhttps://hocday.com/thin-vn-quch-vn-ha-trong-thi-vn-nm-2011-li-ta/30102_html_6f264e0b.pngà quyên sinh.

(Lục Vân Tiên).



Ngu Hầu tiếp chiến bên sông,

Quyết liều một trận đều cùng quyên sinh.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUYẾN ANH RỦ YẾN

Anh yến là loài chim, tức chim oanh, chim yến, dùng để ví đàn bà con gái trăng hoa.

Quyến anh rủ yến tức là quyến rủ chim oanh chim yến, ý nói dụ dỗ, rù quến người đàn bà, con gái chơi bời.

Nàng rằng: Trời nhé có hay!

Quyến anh, rủ yến, sự này tại ai?

(Truyện Kiều).



QUYẾN CỐ 

Quyến: Đoái tưởng đến. Cố: Quan tâm.

Quyến cố là yêu mến, quan tâm hay đoái tưởng đến một người nào.



Khâu sinh cười nói, thưa rằng:

Tình người quyến cố xem bằng bể non.

(Nhị Độ Mai).



QUYỀN BIẾN 

Quyền: Những hành động dùng lúc gặp sự cố, nhưng phải hợp đạo lý. Biến: Thay đổi, những việc khác thường xảy đến.

Quyền biến là tuỳ theo việc thay đổi như thế nào mà hành động cho hợp đạo lý.

Ví như có người chị dâu rơi xuống sông sắp chìm, mình là em chồng nhảy xuống vớt lên. Theo lễ nghĩa thì em chồng không phép đụng vào người chị dâu, nhưng vì có biến nên phải hành động như vậy, đó gọi là quyền biến.

Nhưng mà quyền biến kinh thường,

Thiệt là quân tử trí nhơn xử đời.

(Hứa Sử Tân Truyện).



Quyền biến dầu mình khi buổi ngặt,

Dằn lòng chớ tránh kế mưu gian.

(Thánh Thi Hiệp Tuyển).



Khuyên bền lòng tùng thế tùy thời,

Phải quyền biến với đời gầy sự nghiệp

(Phương Tu Đại Đạo).



QUYỀN GIAN 

Quyền gian là những người bề tôi có quyền thế nhưng gian manh, hay làm bậy, không ngay thẳng, chỉ bọn gian thần.



Rằng: Bấy lâu những ở ngoài,

Dạ này tấm tức với người quyền gian.

(Nhị Độ Mai).



QUYỀN MÔN 

Quyền môn là cửa quyền, có hai nghĩa:

1.- Quyền môn dùng để chỉ nơi làm việc của các quan lại. Chốn quyền môn chỉ giới quan lại cầm quyền cai trị dân chúng.

Đạo đức hiền hay mến khó khăn,

Quyền môn chốn ấy biếng chen chân.

(Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm).



Nào khi nương dựa quyền môn,

Mình vuông hiếp chúng gỗ tròn lăn dân.

(Hoài Nam Khúc).



Cửa Thánh miếu hỡi còn thiếu gái,

Chốn quyền môn nữ lại vẫn không.

(Nữ Trung Tùng Phận).

2.- Quyền môn dùng để chỉ gia đình vua quan có oai quyền, phú quý.

Tiếng thúy điện cười già ra gắt,

Mùi quyền môn thắm rất nên phai.

(Cung Oán Ngâm Khúc).



QUYỀN NGHI 

Quyền: Quyền hành. Nghi: Nên.

Quyền nghi tức là tuỳ theo tình hình mà cư xử cho hợp thời, thích đáng.



Quyền nghi hết sức lo lường,

Sai quan đi sứ trăm đường tổn hao.

(Hạnh Thục Ca).



QUYỀN TƯỚC 

Quyền: Quyền hành. Tước: Chức tước.

Quyền tước là người có quyền hành và chức tước.



Bấy lâu Lư Kỷ tướng công,

Tuy quyền tước lớn, mà phong độ hèn.

(Nhị Độ Mai).



QUYỀN THẦN 

Những vị tôi thần có thế lực.

Quyền thần dùng để chỉ những vị quan lớn lạm dụng uy quyền của mình làm những điều bậy.

Quyền thần khinh mạn dường này,

Có lời truyền trước, dám rày cải sau.

(Hạnh Thục Ca).



QUYỂN NHĨ 

Tên một thiên trong Kinh Thi do bà Hậu phi vợ vua Châu Văn Vương, trong lúc vua đi khỏi, ở nhà bà tưởng nhớ đến nhà vua mà làm ra. Nói thác là vừa đi hái rau quyển nhĩ, chưa đầy giỏ nghiêng thì lòng lại nhớ tưởng đến chồng, cho nên không thể nào hái tiếp nữa, bỏ quên giỏ rau ở bên đường: Thái thái quyển nhĩ, Bất doanh khuynh khuông. Ta ngã hoài nhân, Chí bỉ chu hàng  , . , . Dịch thơ: Hái rau quyển nọ, hái hoài, Nhớ ai xao lãng chưa đầy giỏ nghiêng. Nhớ chàng ngơ ngẩn lòng riêng, Giỏ rau nào nhớ bỏ quên vệ đường.



Thiên Thiếu nghi, thiên Nội tắc,

giáo lành chép lấy làm gương,

Thơ Quyển nhĩ, thơ Quan thư,

đức thịnh phen đòi bắt chước.

(Cung Trung Bảo Huấn).



QUYỆN CẦN 

Quyện: Mệt mỏi. Cần: Siêng năng.

Quyện cần có nghĩa là siêng năng khiến phải chịu nhọc nhằn, ý nói cần mẫn, chăm lo mọi việc. Kinh Thư có câu: Lão kỳ quyện vu cần  , nghĩa là lớn tuổi chán ghét chuyện mệt mỏi.



Nỗi lòng luống những quyện cần,

Chút còn e lệ cho nên ngại ngùng.

(Hoa Tiên Truyện).



Quyện cần rồi lại xuất gía,

Minh tông kế thống cũng là hiền vương.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUYẾT KẾ 

Quyết: Nhất định. Kế: Mưu kế.

Trong lòng quyết định bày một mưu mẹo, hay một kế hoạch gì đó, gọi là “Quyết kế”.



Hồ công quyết kế thừa cơ,

Lễ tiên binh hậu khắc cờ tập công.

(Truyện Kiều).



QUYẾT KHOA 

Quyết: Nhất định. Khoa: Kỳ thi.

Quyết khoa ý muốn nói đi thi nhất định phải đỗ trong khoa thi ấy.



Muôn tâu: Hổ phận bất tài,

Tranh lèo, giật giải,nhường người quyết khoa.

(Nhị Độ Mai).



Bảy mừng học sĩ quyết khoa,

Chuyên cần lập nghiệp tên ra bảng rồng.

(Thanh Hoá Quan Phong).



QUYỆT NGỮ 

Quyệt là xảo trá, gian dối. Ngữ là lời nói.

Quyệt ngữ là người xảo quyệt trong lời nói, tức lời nói xảo trá, không ngay thẳng.



Chớ quyệt ngữ mà khinh kẻ dại,

Đừng gian mưu hãm hại người hiền.

(Kinh Sám Hối).

QUỲNH CƯ 

Quỳnh: Một loại ngọc đẹp. : Ngọc cư, một loại ngọc thường, dùng để đeo.

Quỳnh cư là tên hai thứ ngọc, chỉ vật quý giá.

Kinh Thi có câu: Đầu ngã dĩ mộc qua, báo chi dĩ quỳnh cư  , , nghĩa là cho ta quả mộc qua, ta sẽ trả lại ngọc quỳnh cư.

Lỡ làng hộ đợi ơn người nặng,

Một chút quỳnh cư chữa dễ đền.

(Lâm Tuyền Kỳ Ngộ).



QUỲNH DAO 

Quỳnh: Ngọc quỳnh, một loại ngọc quý đẹp. Dao: Một loại ngọc tốt.

Quỳnh dao là tên hai loại ngọc quý, người ta hay dùng để ví với những thứ gì quý giá, đẹp đẽ.



Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

(Truyện Kiều).



Một vùng non nước quỳnh dao,

Phất phơ gió trúc, dăt dìu mưa hoa.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



Hoa tưới long lanh rèm bích ngọc,

Hương đưa sực nức các quỳnh dao.

(Lâm Tuyền Kỳ Ngộ).



QUỲNH LÂU 

Quỳnh: Tên một thứ ngọc quý. Lâu: Lầu.

Quỳnh lâu là lầu quỳnh hay lầu ngọc, chỉ lâu đài trên cõi Tiên.



Ra vào kim khuyết quỳnh lâu,

Treo tranh yên thủy, giắt bầu kiền khôn.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



QUỲNH TƯƠNG  漿

Quỳnh: Tên một loại ngọc đẹp. Tương: Nước.

Quỳnh tương là một loại nước ngon ngọt, quý giá, dùng để nói về thứ rượu quý.



Giọng tình sánh với quỳnh tương,

Giả say sinh mới toan đường lần khân.

(Bích Câu Kỳ Ngộ).



Tiên nga nâng chén quỳnh tương,

Tiêu thiều nhạc múa thái dương khí hoà.

(Tư Dung Vãn).



QUỐC BÍNH 

Quốc: Nước. Bính: Quyền bính.

Quốc bính tức là quyền chính trị trong một nước.



Mừng đà quốc bính quyền đương,

Lăm phò thiếu chúa chi màng trưởng quân.

(Hạnh Thục Ca).



QUỐC HỌC 

Tên trường trong chế độ triều đình. Thời nhà Trần vua mở trường Quốc học để dạy về Nho học.

Hiện nay, Quốc học được hiểu là cái học riêng biệt của một nước, không lệ thuộc nước khác.

Sùng văn , tô tượng Khổng, Nhan,

Dựng nhà Quốc học, đặt quan Giám thần.

(Quốc Sử Diễn Ca).



QUỐC SẮC 

Quốc: Nước. Sắc: Sắc đẹp.

Quốc sắc là người con gái đẹp được tuyển lựa trong một nước, tức người đẹp nhất nước. Chiến Quốc Sách có ghi: Lệ Cơ là nàng phi của vua Lệ Vương được chọn là người đàn bà quốc sắc trong thời bấy giờ vậy.

Nghĩa bóng: Chỉ người con gái đẹp nhứt.

Xem: Quốc sắc thiên hương.



Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

(Truyện Kiều).



Rằng liễu khóc oanh có mấy ai,

Mộ người quốc sắc đấng thiên tài.

(Đạo Sử).



QUỐC SẮC THIÊN HƯƠNG 

Quốc sắc: Có sắc đẹp nhất nước. Thiên hương: Hương thơm của trời.

Quốc sắc thiên hương là người con gái đẹp được tuyển lựa trong một nước, có hương thơm trời ban cho, tức người có hương sắc nhứt trong nước.



Đã nên quốc sắc thiên hương,

Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.

(Truyện Kiều).



QUỐC SẮC THIÊN TÀI 

Quốc sắc: Nói người con gái có sắc đẹp nhất nước. Thiên tài: Người đàn ông tài giỏi phi thường.

Quốc sắc thiên tài là nói người con gái đẹp đẽ gặp gỡ người con trai tài giỏi phi thường.



Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

(Truyện Kiều).



Gặp nàng khi ở châu Thai,

Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên.

(Truyện Kiều).



Rằng liễu khóc oanh có mấy ai,

Mộ người quốc sắc đấng thiên tài.

(Đạo Sử).



QUỐC SĨ 

Quốc: Nước. : Kẻ sĩ, hay học giả có tài ba.

Quốc sĩ là người được cả nước tôn là học giả có tài ba lỗi lạc.



Từ rằng: Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?

(Truyện Kiều).



QUỐC TỘ TÁC XƯƠNG 

Quốc tộ: Vận mạng của nước nhà. Tác xương: Làm cho thịnh tốt thêm.

Quốc tộ tác xương là vận mạng nước nhà được thịnh vượng, vững bền.



Một tiếng rằng:Thiên nhật tác thì.

Hai tiếng rằng quốc tộ tác xương.

(Lục Súc Tranh Công).



QUỐC THÍCH 

Quốc:Nước. Thích: Bà con thân thích.

Quốc thích là bà con bên họ của vợ vua và mẹ vua. Ví dụ như gia đình của các bà hậu phi gọi là quốc thích.



Chẳng qua gặp buổi suy vi,

Hoàng thân quốc thích gian nguy khôn cùng

(Hạnh Thục Ca).



QUỐC TRẠNG 

Quốc: Nước. Trạng: Trạng nguyên.

Quốc trạng là trạng nguyên trong nước, tức là người đỗ đầu thi Đình, một kỳ thi lớn nhất trong nước.



Sở vương phán trước ngai vàng,

Chỉ sai Quốc Trạng dẹp loàn bầy ong.

(Lục Vân Tiên).



Nay lịnh sai Quốc Trạng tiên chinh,

Tương binh mã cô thành cứu viện.

(Nhạc Hoa Linh).



QUỐC VẬN 

Quốc: Nước. Vận: Khí số của một nước.

Quốc vận tức là khí số của một nước.



Gửi nay quốc vận đương truân,

Cầm quyền phải lựa trưởng quân mới đành.

(Hạnh Thục Ca).

 

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...