“Kẻ thời phụ nghĩa BỐ KÌNH,
Người trung hiếu chẳng gìn vẹn hai.”
(Sấm giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm)
Bố kình, cũng đọc bố kinh. Bố là vải, Kinh là gai, do câu “Bố quần kinh thoa” (mặc quần áo bằng bô vải, cài trâm bằng gai). Do điển tích vợ chồng ông Lương Hồng, sống thời Ngụy Võ Đế (Trung Hoa).
Tuy nhà nghèo nhưng sức học ông uyên thâm và rất trọng điều khí tiết. Lương Hồng cưới vợ là nàng Mạnh Quang, con nhà giàu có. Lúc mới về nhà chồng, nàng ăn mặc lộng lẫy, trang sức theo con nhà đài các. Ông lẳng lặng bảy ngày không nhìn đến vợ. Mạnh Quang nhận biết ý chồng, liền tự thay đổi bỏ hàng lụa, mặc y phục vải, cài trâm gai. Ông mừng rỡ liền kêu vợ nói :
– Đây mới chính thật là vợ của Lương Hồng.
Sau, ông bà chẳng màng công danh phú quý, lui về sống nghề cày ruộng, dệt vải. Tuy được chồng trọn yêu, nhưng lúc nào Mạnh Quang cũng hết lòng cung kính. Mỗi bữa ăn hay có vật gì đưa cho chồng, bà để vào cái mâm đưa lên ngang mày để tỏ lòng kính trọng (Mạnh Quang cử án tề mi).
Cho nên chữ bố kình có ý nói người vợ hiền từ, chính đính biết xử sự kính thuận với chồng. Truyện Kiều có câu :
“Đã cho vào bực bố kình,
Đạo tùng phu lấy chữ trinh làm đầu”.
Đức Thầy dùng câu “phụ nghĩa bố kình” ở đây chỉ cho người người đời nay, giữa chồng vợ cư xử với nhau ít người được nghĩa ân chung thủy, thường phụ rãy với nhau. Nên ngài từng khuyên :
“Tu là sửa trọn ân tình,
Tào Khang chồng vợ bố kình đừng phai.”
Monday, September 14, 2020
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh
Điển Sử » Cổ văn Việt Nam » Thơ SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...

-
Việt Nam Sử Lược Tác giả: Trần Trọng Kim Nước Việt Nam Thượng Cổ Thời Đại Chương I Họ Hồng Bàng Chương II Nhà Thục Chương III Xã hội nước Tà...
-
Điển Sử » Cổ văn Việt Nam » Thơ » Nhị Độ Mai NHỊ ĐỘ MAI Tác giả: khuyết danh Truyện này do một tác giả vô danh Việt...
-
Phần I Thượng Cổ Thời Đại CHƯƠNG I Họ Hồng-Bàng (2879-258 trước Tây Lịch) 1. Họ Hồng Bàng 2. Nước Văn Lang 3. Truyện cổ t...

No comments:
Post a Comment