Monday, September 21, 2020

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 07

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - ghi chú 07

305 Chức quan trông coi binh lính trực ban ở trước điện nhà vua.

306 Nghĩa đen từng chữ: Rễ cây thăm thăm, Ngọn cây xanh xanh, "Hòa đao" (hòa = lúa; đao = đao) tàn rụng.

307 Chữ "lý" có nghĩa là cây mận.

308 Chức quan hầu cận bên vua, có nhiệm vụ truyền lệnh và dẫn người vào ra.

309 Chỉ Lý Công Uẩn.

310 Chỉ Lý Công Uẩn.

311 Chức quan hầu cận bên vua, có nhiệm vụ truyền lệnh và dẫn người vào ra.

312 Chức quan hầu cận bên vua, có nhiệm vụ truyền lệnh và dẫn người vào ra.

313 Chỉ Lý Công Uẩn.

314 Ý nói ơn đức vua mới nhuần thấm đến cả chim muông.

315 Chỉ việc Lý thay Lê.

316 Chỉ việc đặt tên hiệu cho Lý Thái Tổ.

317 Về lục nghệ có hai thuyết: 1. Lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cầm cương ngựa), thư (viết), số (tính); 2. Cũng gọi là Lục kinh: Dịch, Lễ, Nhạc, Thi, Thư và Xuân thu.

318 Tức là binh thư Tam Lược và Lục thao , Tam lược có sách, theo như cũ đã đề, do Hoàng Thạch Công soạn - Lục thao là sách của Thái Công, gồm có Văn thao, Vũ thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao, Khuyển thao.

319 Lúc ấy Lý Công Uẩn giữ chức điện tiền chỉ huy sứ triều Lê.

320 Chữ "Thăng Long" đời Lý là "Rồng lên" khác với nghĩa chức "Thăng Long" thời Giao Long là "Thịnh vượng".

321 Niên hiệu Lê Ngọa Triều (1008-1009).

322 Sáu việc mà Thành Thang nêu ra để xét mình khi trong nước bị đại hạn luôn bảy năm: 1) Chính sự không có chừng mực chăng? 2) Dân chúng không có nghề nghiệp làm ăn chăng? 3) Cung thất đồ sộ chăng? 4) Nữ sắc quá nhiều chăng? 5) Có tệ hối lộ và dân bị oan uổng nhiều chăng? 6) Hay nghe lời nịnh hót, làm mất lẽ công bằng chăng? ( Tăng bình lịch sử cương giám bổ , quyển 1, tờ 12a).

323 Nay thuộc tỉnh Hà Tây.

324 Phố sá, chợ búa.

325 Huyện Đông Ngàn nay không còn. Đất huyện Đông Ngàn cũ nay thuộc các huyện Tiên Sơn (Bắc Ninh) và Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm (Hà Nội).

326 Lời của Khuất Đãng nói với Tấn Cảnh Tông (Xuân thu đại toàn, quyển 4). Ở đây ý nói vua sáng nghiệp nhà Lý dựng chùa Chân Giáo, đến vua cuối cùng nhà Lý lại kết quả bằng việc thắt cổ ở chùa này (xem thêm Chb. VI, 3 chép việc Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông).

327 Gia phả của họ nhà vua.

328 Chức quan được đặt từ thời Lý. Thường dùng để đi sứ, ngoại giao.

329 Chức quan chỉ huy quân đội đứng đầu một vệ ở thời Lý, khoảng 2000 người.

330 Tên là Đán, em Chu Vũ vương, giúp Chu Thành vương, giết Vũ Canh, con chúa Trụ, là kẻ đã cùng Quản Thúc và Thái Thúc nổi dậy làm phản nhà Chu.

331 Quản Thúc Tiên và Thái Thúc Độ đều là em Chu Vũ vương, nhưng dựa vào thế Vũ Canh, con chúa Trụ, phản lại nhà Chu. Chu Công Đán phải đi đánh dẹp, diệt Vũ Canh, giết Quản Thúc, bỏ tù Thái Thúc; loạn mới yên.

332 -nt-

333 Tên gọi Thế Dân, là con thứ Đường Cao Tổ và là em Kiến Thành và Nguyên Cát; trị vì từ năm 627 đến năm 649.

334 Kiến Thành và Nguyên Cát đều là anh Thế Dân (Đường Thái Tông). Cả hai đều mưu giết em vì lòng ghen ghét; nhưng lại bị Trưởng Tôn Vô Kỵ và Uất Trì Kinh Đức là bộ hạ của Thế Dân giết chết ( Tăng bình lịch sử cương giám bổ , quyển 19, tờ 6).

335 -nt-

336 Chỉ Lý Thái Tông.

337 -nt-

338 Uất Trì Kính Đức giết được Nguyên Cát để cứu cho chủ là Thế Dân (Đường Thái Tông)

339 Chỉ lời bình luận của sử thần Lê Văn Hưu, đại ý thế này: chế độ nhà Lý, con vợ cả phong tước vương, con vợ thứ đều phong là Hoàng Tử, mà không định rõ danh vị của hoàng thái tử, đến lúc vua cha ốm nặng, mới chọn một người trong hàng các con đứng

340 Cửa Tây kinh thành Thăng Long.

341 Tức làng Đông, vùng các làng Bưởi, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.

342 Chức quan chỉ huy quân đội ở các đạo, vệ thời Đinh, Lý, Trần. Từ thời Lê trở đi chỉ còn là danh hiệu, phẩm hàm.

343 Quân bảo vệ thành nội ở kinh đô. Được đặt từ thời Lý. Mỗi quân có 30 đô, mỗi đô 80 người.

344 Do chữ "long hưng" (rồng lên) trong bài phú của Ban Cố: chỉ bóng về việc khởi nghiệp của đế vương xưa.

345 Dụng cụ cổ dùng để ghi thì giờ.

346 Chỉ việc rồng hiện ở nền điện Kiền Nguyên.

347 Một bức viết và vẽ bằng nét trắng, có phù chú, chứng nhận một đạo sĩ đã được vào giới tu đạo.

348 Xem chú giải ở Chb. I, 22-23.

349 Nay gồm đất các huyện Sông Thao, Thanh Hòa, Phong Châu, Tam Thanh tỉnh Phú Thọ.

350 Chữ "bệ", nghĩa đen là cái thềm. Thiên tử bao giờ cũng có thân thần cầm binh khí đứng dưới thềm, để phòng sự bất trắc. Bầy tôi tâu bày sự việc lên thiên tử, không dám nói thẳng, nên dùng danh từ "bệ hạ" ý nói do người thấp đề đạt lên người cao. Nguyên văn sử Cương mục chép là "do tôn đạt ti" thì không đúng, nên ở đây chúng tôi theo trong Từ Hải chép là "do ti đạt tôn" mà dịch nghĩa là do người thấp đề đạt lên người cao cho đúng nghĩa chữ "bệ hạ".

351 Chữ "thặng", nghĩa đen là binh xa. Dùng chữ "vạn thặng" để xưng hô vua, ý nói vua có hàng vạn cổ binh xa.

352 Chất còn lại của xương cốt người ta ở trong tro tàn sau khi thiêu xác.

353 Bảy thứ quý giá. Theo sách nhà Phật, "thất bảo" có đến bốn thuyết hơi khác nhau, nhưng thuyết nào cũng trình bày đủ bảy thứ và đều là những thứ sáng sủa, cứng rắn, như vàng, bạc, lưu ly, xà cừ, mã não, hổ phách, san hô hoặc pha lê, trân châu,...

354 Lễ lập một người vợ vua lên làm hoàng hậu.

355 Chính mình cày ruộng.

356 Vàng phun lên, bạc nảy ra, giặc Nùng yên, người Phiên phục.

357 Khoảng năm 2357 đến năm 2256 trước công nguyên.

358 Khoảng năm 2255 đến năm 2206 trước công nguyên.

359 Câu này trích trong tờ chiếu của Vũ đế nhà Tây Hán cầu người hiền lương. Nguyên văn: "Đường Ngu hoạch tượng nhi dân bất phạm". Có hai thuyết giải nghĩa: 1. Nghiêu, Thuấn chỉ vẽ màu sắc và kích thước của áo mũ, mà không ai dám chế áo trái với hình dáng đã vẽ (Ung Thiệu); 2. Đồ mặc có vẽ hình dạng năm thứ hình phạt (Nhan Sư Cổ).

Xem mục lục Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục

No comments:

Post a Comment

Sãi Vãi - Nguyễn Cư Trinh

Điển Sử   »  Cổ văn Việt Nam  »  Thơ   SÃI VÃI Tác giả: Nguyễn Cư Trinh   Sãi vãi là một tác phẩm do Nguyễn Cư Trinh sáng tác vào n...